MỞ ĐẦU
Tỷ giá là một biến số kinh tế vĩ mô quan trọng có tác động tới nhiều mặt hoạt động của nền kinh tế. Kể từ khi Việt Nam mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế năm 1986, tỷ giá VND/USD không ngừng tăng qua các năm, đặc biệt sau những cú sốc của nền kinh tế trong khu vực và thế giới, tỷ giá hối đoái của Việt Nam có sự biến động mạnh, ảnh hưởng không nhỏ đến xuất nhập khẩu của Việt Nam.
Chính sách tỷ giá hối đoái ảnh hưởng đến cán cân thương mại của Việt Nam không xa lạ với nhiều đọc giả, các nhà nghiên cứu. Tuy nhiên mức độ ảnh hưởng của nó đến đâu? Có đo lường được hay không? Liệu việc gia tăng tỷ giá hối đoái có thực sự cải thiện được tình trạng nhập siêu của Việt Nam hiện nay? Đây chính là câu hỏi cần được giải đáp để có cái nhìn cận cảnh hơn tác động của chính sách tỷ giá hối đoái lên cán cân thương mại của Việt Nam trong thời gian qua, từ đó đưa ra kiến nghị những giải pháp về chính sách tỷ giá cũng như những biện pháp cải thiện cán cân thương mại của Việt Nam trong thời gian tới. Đó cũng chính là lý do tác giả lựa chọn đề tài “Tác động tỷ giá hối đoái đến cán cân thương mại của Việt Nam” để làm đề tài nghiên cứu bảo vệ học vị Thạc Sĩ Kinh Tế.
Mục tiêu nghiên cứu:
Nhằm nghiên cứu tác động của tỷ giá hối đoái đến cán cân thương mại của Việt Nam.
Câu hỏi nghiên cứu:
Khi tỷ giá hối đoái danh nghĩa tăng lên 1%, giá trị xuất nhập khẩu của Việt Nam tăng hoặc giảm bao nhiêu %?
Việc gia tăng tỷ giá hối đoái danh nghĩa trong ngắn hạn và dài hạn có thực sự cải thiện cán cân thương mại của Việt Nam?
CHƯƠNG 1: KHUNG LÝ THUYẾT VỀ TÁC ĐỘNG CỦA TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI ĐẾN CÁN CÂN THƯƠNG MẠI
1.1 Tỷ giá hối đoái:
- Khái niệm:
Tỷ giá hối đoái là mối quan hệ so sánh sức mua giữa các đồng tiền với nhau. Đó là giá cả chuyển đổi một đơn vị tiền tệ của nước này thành những đơn vị tiền tệ của nước khác.
- 1.1.2 Phân loại:
Nếu căn cứ vào chế độ quản lý ngoại hối, tỷ giá hối đoái bao gồm:
Tỷ giá chính thức: là một loại tỷ giá do ngân hàng trung ương của mỗi nước công bố. Tỷ giá hối đoái này được công bố hàng ngày vào đầu giờ làm việc của ngân hàng trung ương. Dựa vào tỷ giá này các ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng sẽ ấn định tỷ giá mua bán ngoại tệ giao ngay, có kỳ hạn, hoán đổi. Ở một số nước như Pháp tỷ giá hối đoái chính thức được ấn định thông qua nhiều giao dịch vào thời điểm xác định trong ngày.
Tỷ giá kinh doanh: là tỷ giá dùng để kinh doanh mua bán ngoại tệ. Tỷ giá này do các ngân hàng thương mại hay các tổ chức tín dụng đưa ra. Cơ sở xác định tỷ giá này là tỷ giá chính thức do ngân hàng trung ương công bố xem xét đến các yếu tố liên quan trực tiếp đến kinh doanh như: quan hệ cung cầu ngoại tệ, tỷ suất lợi nhuận, tâm lý của người giao dịch đối với ngoại tệ cần mua hoặc bán.
Tỷ giá kinh doanh bao gồm tỷ giá mua, tỷ giá bán.
Tỷ giá chợ đen: Tỷ giá được hình thành bên ngoài thị trường ngoại tệ chính thức.
Nếu căn cứ vào tiêu thức giá trị của tỷ giá, tỷ giá được chia thành tỷ giá danh nghĩa và tỷ giá thực.
Tỷ giá danh nghĩa: là tỷ giá được niêm yết và có thể trao đổi giữa hai đồng tiền mà không đề cập đến tương quan sức mua giữa chúng.
Tỷ giá thực: là tỷ giá được điều chỉnh theo tương quan giá cả trong nước và giá cả nước ngoài. Tỷ giá thực phản ánh khả năng cạnh tranh quốc tế của một quốc gia.
Công thức tính tỷ giá thực
Theo cách yết giá trực tiếp, ta có:
REERt
n
= å
j =1
Wjt * CPI jt
CPIt
* Ejt
E j 0
(1.1)
Theo cách yết giá gián tiếp, ta có:
REER t
n
= å
j =1
Wjt * CPI t
CPI jt
* Ejt
E j 0
(1.2)
Trong đó:
t: là thời gian.
n: là số lượng các đối tác chính của Việt Nam. Wjt: tỷ trọng thương mại của nước j tại thời điểm t.
CPIjt: chỉ số giá hàng hoá của nước j tại thời điểm t.
CPIt: chỉ số giá hàng hoá trong nước tại thời điểm t. Ejt: tỷ giá của nước j tại thời điểm t.
Ejo: tỷ giá của nước j tại thời điểm gốc.
Ý nghĩa của tỷ giá thực:
REER >1: VND bị định giá thấp.
REER<1: VND bị định giá cao. REER=1: VND bằng với giá trị thực tế.
- 1.1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ giá:
Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái, có thể đề cập một số yếu tố chính như sau:
- Mức chênh lệch lãi suất giữa các nước:
Lãi suất có ảnh hưởng lớn đến sự thay đổi của tỷ giá hối đoái. Nguyên nhân là do các nhà đầu tư luôn luôn tìm kiếm những khoản lợi nhuận cao nhất có thể trên những khoản đầu tư của họ, và những nền kinh tế với lãi suất cao hơn thường có lợi tức đầu tư cao hơn.
Ví dụ, để đơn giản chúng ta hãy xét đến lãi suất thực. Nếu lãi suất thực khi đầu tư vào đồng USD có mức sinh lời là 8%, đầu tư vào đồng VND là 6% thì nhà đầu tư sẽ thích đầu tư vào USD hơn do có sinh lời cao hơn. Khi đó cầu về đồng USD tăng lên, cầu về đồng VND giảm, VND trở nên mất giá so với USD, tỷ giá VND/USD sẽ tăng.
- Mức chênh lệch lạm phát giữa các quốc gia:
Xét ví dụ: trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, khi lãi suất tiền gửi danh nghĩa VND là 8%, lạm phát Việt Nam 7%, lãi suất tiền gửi USD là 5%, lạm phát của Mỹ là 3%. Như vậy gửi tiền USD tỷ suất sinh lời cao hơn gửi VND.
Ngoài ra, các nước có tỷ lệ lạm phát cao thì ảnh hưởng của lạm phát đến tỷ giá hối đoái càng lớn. Giải thích cho vấn đề này, có thể được lập luận rằng tại các nước có môi trường lạm phát cao, tỷ giá hối đoái danh nghĩa được các NHTW công bố chỉ mang tính chất tạm thời và dễ biến động. Tỷ giá hối đoái được điều chỉnh nhiều lần khiến các công ty có nhiều lí do để tăng giá bán sản
phẩm; hơn thế trong một môi trường lạm phát cao giá cả mọi mặt hàng đều tăng cao nên người tiêu dùng cũng dễ chấp nhận việc tăng giá hơn là trong một môi trường lạm phát thấp.
- Niềm tin của nhà đầu tư:
Những dự đoán hay niềm tin của nhà đầu tư cũng rất quan trọng. Khi niềm tin của nhà đầu tư đối với một đồng tiền tăng lên hay giảm xuống đều ảnh hưởng đến cung cầu về đồng tiền đó. Khi cung cầu thay đổi sẽ làm cho tỷ giá thay đổi. Chẳng hạn như sự vỡ nợ của các quốc gia Châu Âu trong thời gian qua ngay lập tức ảnh hưởng đến niềm tin của người dân đối với đồng tiền của nước này. Họ bán đồng tiền nội địa, mua vàng hoặc đồng tiền nước khác để tích trữ. Khi cầu về đồng nội địa giảm, tỷ giá đồng nội địa so với đồng tiền nước khác sẽ tăng nhanh bất chấp quốc gia đó vỡ nợ là bao nhiêu phần trăm.
- Tình trạng cán cân thanh toán quốc tế:
Cán cân thanh toán quốc tế cho biết dòng tiền ròng vào và ra của một quốc gia. Khi cán cân thanh toán quốc tế thâm hụt, cầu về đồng ngoại tệ sẽ tăng do nhu cầu nhập khẩu và đầu tư nước ngoài. Cầu ngoại tệ tăng làm cho tỷ giá đồng nội tệ so với ngoại tệ tăng.
- Sự can thiệp của chính phủ:
Can thiệp vào thương mại quốc tế: chính sách hạn chế hay khuyến khích xuất nhập khẩu của các quốc gia làm ảnh hưởng đến dòng ngoại tệ vào và ra của một nước, qua đó ảnh hưởng đến tỷ giá.
Can thiệp vào đầu tư quốc tế: các quốc gia có chính sách tốt trong việc thu hút đầu tư nước ngoài sẽ tạo điều kiện cho dòng tiền nước ngoài chảy vào trong nước. Khi đó nguồn cung đồng ngoại tệ tăng, trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, đồng ngoại tệ sẽ giảm giá so với đồng nội tệ.
ĐỂ BIẾT THÊM THÔNG TIN TOÀN BỘ BÀI VIẾT XIN QUÝ KHÁC LIÊN HỆ
Hotline, ZALO : 0916 559 538
Mail: chuyenvietlvthacsi@gmail.com