MỤC LỤC
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DU LỊCH VIỆT NAM… 2
1.1.1. Khái niệm về du lịch và điểm đến du lịch. 2
1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định đi du lịch của du khách. 2
1.2.2. Các yếu tố bên khách quan. 3
CHƯƠNG 2. PHÂN TÍCH TÁC ĐÔNG TIÊU CỰC CỦA DỊCH COVID-19 ĐẾN HOẠT ĐỘNG DU LỊCH CỦA VIỆT NAM… 4
2.1. Những ảnh hưởng tiêu cực của Covid -19 đến hoạt động du lịch. 4
2.1.1. Tác động đến ngành kinh doanh hàng không. 4
2.1.2. Tác động đến kinh doanh khách sạn. 5
2.2. Đánh giá tác đông tiêu cực của dịch Covid-19 đến hoạt động du lịch của Việt Nam 8
CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP KÍCH CẦU DU LỊCH NỘI ĐỊA.. 9
3.1. Tăng động cơ du lịch của khách du lịch nội địa. 9
3.2. Tăng cường hoạt động marketing thông tin điểm đến du lịch. 9
3.3. Tăng cường cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch. 9
3.4. Địa danh, lịch sử văn hóa du lịch. 10
DANH MỤC VIẾT TẮT
STT | Từ viết tắt | Viết đầy đủ | Nghĩa tiếng việt |
BCKQHDKD | Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh | Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh | |
BCĐKT | Bảng cân đồi kế toán | Bảng cân đồi kế toán | |
BCLCTT | Báo cáo lưu chuyển tiền tệ | Báo cáo lưu chuyển tiền tệ | |
CP | Cổ phẩn | Cổ phẩn | |
CN | Chi nhánh | Chi nhánh | |
HĐQT | Hội đồng quản trị | Hội đồng quản trị | |
ISO | Intenational Organization for Standardization | Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế | |
LNST | Lợi nhuận sau thuế | Lợi nhuận sau thuế | |
NLĐ | Người lao động | Người lao động | |
ROE | Return On Equity | Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu | |
ROA | Return On Assets | Tỷ suất thu nhập trên tài sản | |
SXKD | Sản xuất kinh doanh | Sản xuất kinh doanh | |
TSCĐ | Tài sản cố định | TSCĐ | |
TSDH | Tài sản dài hạn | TSDH | |
TSNH | Tài sản ngắn hạn | Tài sản ngắn hạn | |
TGĐ | Tổng giám đốc | Tổng giám đốc | |
VCSH | Vốn chủ sở hữu | Vốn chủ sở hữu | |
VCĐ | Vốn cố định | Vốn cố định | |
VCSH | Vốn chủ sở hữu | Vốn chủ sở hữu |
DANH MỤC HÌNH
Hình 2. 1. Doanh thu 9 tháng hai hãng hàng không lớn nhất Việt Nam giai đoạn 2019– 2020 4
Hình 2. 2 ượt khách quốc tế đến Việt Nam 5 tháng đầu năm, 2016-2020. 7
DANH MỤC BẢNG
MỞ ĐẦU
Nền kinh tế Việt Nam ngày càng hội nhập với nền kinh tế thế giới. Đặc biệt, khi Việt Nam gia đã nhập WTO và gần đây Việt Nam đã chính thức thông qua hiệp định CPTPP và EVFTA năm 2020, đây là những cơ hội hội nhập và phát triển cho các ngành trong nền kinh tế Việt Nam nói chung và ngành du lịch nói riêng, tuy nhiêu điều này cũng là những thách thức cho Ngành du lịch Việt Nam khi việc hội nhập kinh tế thì toàn ngành du lịch sẽ vừa phải tuân thủ các quy tắc quốc tế, vừa chịu sự tác động mạnh mẽ của bối cảnh quốc tế có nhiều biến động phức tạp.
Trong những năm gần đây, ngành du lịch Việt Nam đã trở thành một ngành kinh tế phát triển nhanh và chiếm vị trí quan trọng trong cơ cấu kinh tế của quốc gia. Việt Nam được biết đến với các danh lam thắng cảnh nổi tiếng và được thế giới công nhận là di sản văn hóa thế giới như: Vịnh Hạ Long, Phong Nha, Kẽ Bàng, Thánh Địa Mỹ Sơn, Cố Đô Huế, Phố Cổ Hội An… cùng với điều kiện tự nhiên phong phú và đa dạng. Bên cạnh đó Việt Nam còn có nhiều cảnh đẹp như biển Phan Thiết, Nha Trang ở Khánh Hòa, Bãi cháy ở Hạ long và đặc biệt là Bài Rịa – Vũng tàu với nhiều địa điểm du lịch đẹp và nổi tiếng thu hút được nhiều khách du lịch như Rừng nguyên sinh Bình Châu; Côn Đảo; Hòn Bà; Hồ Đá Xanh… Đây là những điều kiện thuận lợi cho việc phát triển ngành du lịch của Việt Nam.Tuy nhiên đại dịch bệnh Covid-19 đã gây thiệt hại nặng nền cho du lịch Việt Nam.Theo báo cáo mới nhất của Sở Du lịch TP.HCM, trong 2 tháng đầu năm 2020, lượng khách du lịch đến thành phố đã có sự sụt giảm mạnh so với cùng kỳ năm 2019 do ảnh hưởng từ sự bùng phát dịch bệnh Covid-19 tại Trung Quốc và các quốc gia trên thế giới cũng như những chính sách quyết liệt trong ứng phó với dịch tại Việt Nam. Điều này đã kéo theo sự sụt giảm trong doanh thu du lịch, hầu hết các tour du lịch đều đóng của, ngành du lịch bị đóng băng. Xuất phát từ vai trò và ý nghĩa của việc tìm ra nguyên nhân tác động đến ý định đi du lịch của du khách sau mùa khủng hoảng covid – 19, em đã chọn đề tài “ Phân tích tác đông tiêu cực của dịch Covid-19 đến hoạt động du lịch của Việt và giải pháp kích cầu du lịch nội địa 9 ” để làm đề tài nghiên cứu của mình.
CHƯƠNG 1.CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DU LỊCH VIỆT NAM
1.1. Tổng quan về du lịch
1.1.1. Khái niệm về du lịch và điểm đến du lịch
Theo Pháp lệnh Du lịch Việt Nam, du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người nơi cư trú thường xuyên của mình, nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một thời gian nhất định [6].
Điểm đến du lịch: là một định nghĩa rất rộng trong hoạt động kinh doanh du lịch, là nơi có sức thu hút và hấp dẫn khách du lịch.Theo định nghĩa của WTO năm 1999 và 2007, một điểm đến du lịch là nơi quan trọng được viếng thăm bởi du khách, đại diện cho những thành phần cơ bản khi phân tích về du lịch. [4].
1.1.2. Khách du lịch
Nhà kinh tế học người Áo – Jozep Stemder (1998) – định nghĩa: “Khách du lịch là những người đặc biệt, ở lại theo ý thích ngoài nơi cư trú thường xuyên, để thoả mãn những nhu cầu cao cấp mà không theo đuổi mục đích kinh tế”.
Khách du lịch gồm khách du lịch nội địa và khách du lịch quốc tế. Khách du lịch nội địa là công dân Việt Nam và người nước ngoài cư trú tại Việt Nam đi du lịch trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam. Khách du lịch quốc tế là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài vào Việt Nam đi du lịch và công dân Việt Nam, người nước ngoài cư trú tại Việt Nam ra nước ngoài du lịch [5].
1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định đi du lịch của du khách
1.2.1. Các yếu tố chủ quan
– Đặc điểm nhân khẩu học: Mỗi nhóm tuổi khác nhau lại có những quyết định ý định đi du lịch khác nhau điều này phụ thuộc vào sự trải nghiệm cũng như điều kiện và tâm sinh lý của mỗi nhóm tuổi tác động đến hành vi về ý định đi du lịch.
– Tâm lý: Sự lựa chọn mua sắm của người tiêu dùng còn chịu ảnh hưởng của bốn yếu tố tâm lý quan trọng là động cơ, nhận thức, kiến thức, niềm tin và quan điểm.
– Tương tác xã hội: Sự tương tác xã hội ảnh hưởng tới quyết định điểm đến của khách du lịch, đến để thăm bạn bè hay gia đình, gặp gỡ giao lưu với những người bạn mới.
– Động cơ, mục đích chuyến đi: Động cơ/mục đích đi du lịch ảnh hưởng tới quyết định ý định đi du lịch của khách du lịch, đến để tìm kiếm những thứ mới lạ, khám phá văn hóa, tìm kiếm sự mạo hiểm, tận hưởng cuộc sống về đêm và đi mua sắm.
– Giá trị cá nhân: Mỗi cá nhân đều có động cơ, mục đích chuyến đi khác nhau và nó ảnh hưởng ý định đi du lịch của cá nhân đó.
1.2.2. Các yếu tố bên khách quan
1.2.2.1. Đặc điểm/đặc trưng /hình ảnh của điểm đến
Hữu hình: Các yếu tố như cơ sở hạ tầng, sự thân thiện của người dân tại điểm đến, chất lượng thức ăn, dịch vụ lưu trú, mức độ an toàn, giá cả tại điểm đến, giá trị tài nguyên văn hóa và lịch sử, dịch vụ mua sắm, chất lượng và mức độ an toàn của môi trường tác động tới ý định đi du lịch của khách du lịch.
Vô hình: Đó là các yếu tố về hình ảnh của điểm đến, lợi ích mong đợi từ điểm đến cũng có tác động đến ý định đi du lịch của khách du lịch.
1.2.2.2. Nguồn thông tin về điểm đến:
Yếu tố này có ảnh hưởng đến ý định đi du lịch của khách du lịch, thông tin từ bạn bè, gia đình, đồng nghiệp về địa điểm duy lịch sẽ ảnh hưởng tới quyết định lựa chọn. Ngoài ra còn các thông tin khác như: Thông tin truyền miệng; Thông tin thương mại (thông qua các phương tiện thông tin đại chúng: TV, báo chí, mạng xã hội,
ĐỂ BIẾT THÊM THÔNG TIN TOÀN BỘ BÀI VIẾT XIN QUÝ KHÁC LIÊN HỆ
Hotline, ZALO : 0916 559 538
Mail: chuyenvietlvthacsi@gmail.com