MỤC LỤC
CHƯƠNG 1………………………………………………………………………………………………………………. 1
GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU……………………………………………………………………………………… 1
- LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI……………………………………………………………………………………….. 1
CHƯƠNG 2………………………………………………………………………………………………………………. 5
CƠ SỞ LÝ THUYẾT…………………………………………………………………………………………………. 5
- LÝ THUYẾT VỀ DU LỊCH………………………………………………………………………………… 5
- Vai trò của du lịch đối với phát triển kinh tế-xã hội…… Error! Bookmark not defined.
- Khái niệm về hành vi tiêu dùng…………………………………………………………………. 10
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2…………………………………………………………………………………………. 17
CHƯƠNG 3……………………………………………………………………………………………………………. 18
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU……………………………………………………………………………… 18
Nguồn: Tổng hợp của tác giả 2017……………………………………………………………………… 22
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3…………………………………………………………………………………………. 26
CHƯƠNG 4……………………………………………………………………………………………………………. 27
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU……………………………………………………………………………………….. 27
- GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ KIÊN GIANG………………………………………………….. 27
4.3.6. Giá cả dịch vụ…………………………………………………………………………………………… 39
4.3.5. Động lực du lịch…………………………………………………………………………………………… 40
4.3.7. Quyết định lựa chọn điểm tham quan, du lịch…………………………………………… 40
- PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH CHỌN TỈNH KIÊN GIANG LÀM ĐỊA ĐIỂM THAM QUAN, DU LỊCH……………………………………………………………… 40
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4…………………………………………………………………………………………. 43
CHƯƠNG 5……………………………………………………………………………………………………………. 44
KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH………………………………………………………………….. 44
5.1 KẾT LUẬN………………………………………………………………………………………………………. 44
5.2.4 Giải pháp về thông tin điểm đến………………………………………………………………… 48
TÀI LIỆU THAM KHẢO BẢNG CÂU HỎI PHỎNG VẤN PHỤ LỤC SỐ LIỆU
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
ANOVA Phân tích phương sai
ATMS Ẩm thực, mua sắm
CSHT Cơ sở hạ tầng
DLDL Động lực du lịch
EFA Phân tích nhân tố khám phá
GCDV Giá cả dịch vụ
MTCQ Môi trường cảnh quan
QDLC Quyết định lựa chọn
TTDD Thông tin điểm đến
UBND Ủy ban nhân dân
DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1: Tổng hợp thang đo 23
Bảng 4.1 : Mô tả Cơ sở hạ tầng 37
Bảng 4.2 : Mô tả Môi trường cảnh quan 38
Bảng 4.3 : Mô tả Thông tin điểm đến 39
Bảng 4.4 : Mô tả Ẩm thực, mua sắm 39
Bảng 4.5 : Mô tả Động lực du lịch 40
Bảng 4.6 : Mô tả Giá cả dịch vụ 41
Bảng 4.7 : Mô tả Quyết định chọn điểm tham quan, du lịch 42
Bảng 4.8 : Kết quả hồi quy sử dụng phương pháp Enter của mô hình 42
Bảng 4.9 : Phân tích phương sai ANOVA trong phân tích hồi quy 43
Bảng 4.10 : Kết quả hồi quy 43
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
Sơ đồ 2.1: Mô hình lý thuyết hành động hợp lý 14
Sơ đồ 2.2 : Mô hình lý thuyết hành vi dự định 15
Sơ đồ 3.1: Mô hình nghiên cứu 21
Biểu đồ 4.1: Giới tính du khách 34
Biểu đồ 4.2 : Thông tin độ tuổi 35
Biểu đồ 4.3 : Nghề nghiệp của du khách 35
Biểu đồ 4.4 : Thu nhập của du khách 36
TÓM TẮT LUẬN VĂN
Thu hút khách du lịch đến với các điểm tham quan, du lịch của cả nước nói chung và của tỉnh Kiên Giang nói riêng là yêu cầu rất cần thiết, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao giá trị đóng góp của ngành dịch vụ du lịch. Trên cơ sở các lý thuyết về du lịch, dịch vụ, lý thuyết hành vi và các nghiên cứu thực nghiệm trước đây liên quan đến đề tài, tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu gồm có 6 nhân tố ảnh hưởng đến quyết định của khách du lịch khi chọn Kiên Giang là điểm đến để tham quan, du lịch gồm Cơ sở hạ tầng, Môi trường cảnh quan, Thông tin điểm đến, Ẩm thực – mua sắm, Động lực du lịch và Giá cả dịch vụ. Mẫu nghiên cứu được thực hiện bằng cách thực hiện phỏng vấn trực tiếp 200 chuyên gia và khách du lịch đã, đang tham quan, du lịch tại các điểm đến trên địa bàn tỉnh Kiên Giang. Đánh giá độ tin cậy của các thang đo, kết quả cho thấy các thang đo đều đảm bảo độ tin cậy. Phân tích hồi quy đa biến, kết quả cho thấy có 4 trong 6 nhân tố độc lập ảnh hưởng nhiều nhất đến quyết định lựa chọn của khách du lịch khi chọn Kiên Giang là điểm đến để tham quan, du lịch đó là Cơ sở hạ tầng, Môi trường cảnh quan, Thông tin điểm đến và Giá cả dịch vụ. Trong đó, nhân tố Cơ sở hạ tầng có ảnh hưởng mạnh nhất đến quyết định tham quan, du lịch của du khách.
Trong những năm gần đây, mặc dù UBND tỉnh Kiên Giang đã có nhiều cố gắng trong chỉ đạo các Sở, Ngành và UBND các huyện phát triển các loại hình dịch vụ du lịch nhằm thu hút ngày càng nhiều du khách đến với Kiên Giang. Tuy nhiên, sự hài lòng của du khách đối với các dịch vụ du lịch của Kiên Giang chưa cao. Hệ thống cơ sở hạ tầng được đầu tư nhưng chưa đồng bộ. Thông tin điểm đến được thực hiện bằng nhiều hình thức nhưng chưa đáp ứng được nhu cầu. Số lượng du khách ngày càng đến nhiều nhưng chưa có giải pháp triệt để để xử lý ô nhiễm môi trường. Kiểm soát giá cả dịch vụ của các ngành chức năng còn hạn chế, tình trạng tăng giá đột biến vào các dịp lễ, tết còn diễn ra. Trên cơ sở kết quả các nghiên cứu đề tài, tác giả đề xuất một số hàm ý giải pháp dưới đây góp phần thu hút ngày càng nhiều khách du lịch đến với Kiên Giang.
CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU
1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong những năm gần đây, ngành Du lịch không ngừng phát triển, đóng vai trò quan trọng đối với nền kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Du lịch thường được gắn liền với các sự kiện, lễ hội văn hóa thể thao cấp quốc gia hay cấp vùng, được xem là một trong những ngành kinh tế thu về cho quốc gia nhiều ngoại tệ, đóng góp không nhỏ vào thu nhập của quốc gia trong đó có Việt Nam.
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Du lịch, năm 2011 lượng khách quốc tế đến Việt Nam có 9810,9 nghìn người, lượng khách trong nước đến các điểm tham quan là 61.405,4 nghìn người, mang đến doanh thu cho cả nước từ hoạt động du lịch là 18,091,6 tỷ đồng. Đến năm 2015 lượng khách quốc tế đến Việt Nam có 11,811 nghìn người, lượng khách trong nước đến các điểm tham quan là 102,200 nghìn người, với doanh thu là 30,444 tỷ đồng. Chỉ tính riêng trong năm 2011, doanh thu từ du lịch đạt khoảng 110,000 tỷ đồng, chiếm 4.6% GDP cả nước. Năm 2016 với mức 6.6% đóng góp cho GDP, du lịch Việt Nam đứng thứ 40/184 nước về quy mô đóng góp trực tiếp vào GDP và xếp thứ 55/184 nước về quy mô tổng đóng góp vào GDP quốc gia. Đây là những con số từ Báo cáo thường niên Travel và Tourism Economic Impact 2016 – Viet Nam của Hội đồng Du lịch và Lữ hành thế giới (World Tourism and Travel Council – WTTC) công bố hồi tháng 3/2016. Cụ thể, tổng đóng góp của du lịch vào GDP Việt Nam, bao gồm cả đóng góp trực tiếp, gián tiếp và đầu tư công là 584,884 tỷ đồng (tương đương 13.9% GDP). Trong đó, đóng góp trực tiếp của du lịch vào GDP là 279,287 tỷ đồng (tương đương 6.6% GDP).
Ngày nay Du lịch Việt Nam được xem là ngành kinh tế tổng hợp, góp phần quan trọng thúc đẩy sự phát triển của các ngành nghề liên quan khác như: Giao thông, ẩm thực, giải trí, thương mại, thông tin liên lạc, ngân hàng và tạo việc làm cho nhiều lao động. Tổng đóng góp của du lịch vào lĩnh vực việc làm toàn quốc (gồm cả việc làm gián tiếp) là hơn 6,035 triệu việc làm, chiếm 11.2% trong đó số việc làm trực tiếp do ngành du lịch tạo ra là 2,783 triệu (chiếm 5.2% tổng số việc làm). Đầu tư vào lĩnh vực du lịch năm 2015 đạt 113,497 tỷ đồng, chiếm 10.4% tổng đầu tư cả nước…
Đối với Kiên Giang là địa phương có nhiều ưu thế về khí hậu, cảnh quan nhiên nhiên và tài nguyên biển, đảo, rừng…thuận lợi cho việc phát triển du lịch. Hiện nay tại Kiên Giang có nhiều loại hình khá phong phú, đa dạng như: Du lịch tham quan, du lịch giải trí, du lịch nghĩ dưỡng biển, du lịch sinh thái, du lịch văn hóa… Theo báo cáo của Ủy ban nhân dân tỉnh từ năm 2013 đến năm 2017, đã có 20,4 triệu lượt khách trong và ngoài nước đến Kiên Giang; doanh thu du lịch đạt 8.525 tỷ đồng, góp phần tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm đạt 31,53%; chiếm 5,79% tổng số GRDP của tỉnh, thu hút hơn 8.100 lao động, tỷ trọng ngành du lịch trong cơ cấu kinh tế ngày càng cao. Từ đó cho thấy rằng du lịch được xem là ngành kinh tế mũi nhọn, thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội trên địa bàn tỉnh Kiên Giang. Tuy nhiên, ngành du lịch tỉnh Kiên Giang phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế của tỉnh; lượng khách đến tham quan, du lịch chưa bền vững, sản phẩm du lịch chưa đa dạng, thiếu hấp dẫn, chưa gắn kết nhiều với các hoạt động quảng bá đặc sản của địa phương, quy hoạch phát triển du lịch chưa đồng bộ…
Ngày nay cùng với sự phát triển của xã hội, khách du lịch ngày càng có nhu cầu giải trí cao hơn, nghĩa là tính tinh tế của du khách ngày càng cao. Những điểm đến du lịch nào đáp ứng kịp thời nhu cầu này sẽ tạo được lợi thế cạnh tranh cho mình thông qua việc tạo dựng lòng trung thành (việc quay lại điểm du lịch) của du khách. Thực tế hiện nay cho thấy mặc dù khách du lịch đến Kiên Giang mỗi năm càng tăng nhưng chủ yếu là khách đến lần đầu tiên là chiếm đa số, lượng khách quay trở lại Kiên Giang tham quan là rất ít, chiếm tỷ lệ thấp. Nguyên nhân là do có nhiều yếu tố tác động làm cho khách du lịch lại ngán ngại không muốn quay trở lại. Ví dụ như: Cơ sở hạ tầng ở một số điểm du lịch chưa được đầu tư, giao thông đi lại khó khăn; phương tiện lưu thông chưa được thuận tiện; môi trường bị ô nhiễm, thiếu nước sinh hoạt…Vì vậy muốn ngành du lịch Kiên Giang phát triển bền vững và là ngành kinh tế chủ đạo, đòi hỏi tỉnh Kiên Giang phải tập trung nguồn lực, đào tạo nhân lực và quy hoạch phát triển có trọng tâm, trọng điểm và khắc phục những yếu tố tác động ảnh hưởng đến sự phát triển của Du lịch Kiên Giang. Vì vậy tôi chọn đề tài “ Phân tích các yếu tố tác động đến quyết định của khách du lịch khi chọn Kiên Giang là điểm đến để tham quan, du lịch” để làm luận văn tốt nghiệp, với mong muốn góp phần những kiến thức đã học, để nghiên cứu tìm ra các yếu
tố tác động đến du khách, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp nâng cao sự hài lòng của du khách, nhằm góp phần phát triển du lịch Kiên Giang mang tính bền vững hơn.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
- 1.2.1. Mục tiêu chung
Nghiên cứu các yếu tố tác động đến quyết định của khách du lịch khi chọn Kiên Giang là điểm đến để tham quan, du lịch. Trên cơ sở đó đề xuất giải pháp khắc phục các yếu tố tác động làm ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ du lịch để phục vụ tốt hơn yêu cầu ngày càng cao của du khách, tạo lên lòng trung thành của du khách đối với các điểm tham quan, du lịch trên địa bàn tỉnh Kiên Giang.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
Đề tài được thực hiện nhằm đáp ứng các mục tiêu sau đây:
- Vì sao khách du lịch chọn điểm đến là Kiên Giang để tham quan, du lịch.
- Phân tích các yếu tố tác động đến quyết định việc lựa chọn điểm đến là Kiên Giang để tham quan, du lịch.
- Đề ra một số giải pháp nhằm thu hút nhiều hơn khách du lịch đến Kiên Giang để tham quan, du lịch trong thời gian tới.
1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
Thực trạng và định hướng phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Kiên Giang hiện nay như thế nào?
Các yếu tố nào tác động đến quyết định lựa chọn Kiên Giang là điểm đến để tham quan, du lịch?
Những giải pháp nào nhằm thu hút nhiều hơn khách du lịch đến các địa điểm thuộc địa bàn tỉnh Kiên Giang?
1.4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- 1.4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các yếu tố tác động đến quyết định lựa chọn Kiên Giang là điểm đến để tham quan, du lịch.
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài được thực hiện trên địa bàn tỉnh Kiên Giang.
Dữ liệu đề tài được thu thập từ các báo cáo của UBND tỉnh Kiên Giang, Sở Du lịch Kiên Giang. Ngoài ra đề tài còn sử dụng dữ liệu sơ cấp được thu thập từ các phiếu
khảo sát các chuyên gia và du khách đã, đang tham gia du lịch tại tỉnh Kiên Giang.
Thời gian thu thập dữ liệu được thực hiện trong tháng 10 năm 2017.
1.5. KẾT CẤU LUẬN VĂN
Luận văn kết cấu gồm có 5 chương cụ thể như sau:
Chương 1. Giới thiệu nghiên cứu. Trình bày lý do chọn đề tài, câu hỏi nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu, đối tượng, phạm vi nghiên cứu và kết cấu luận văn.
Chương 2. Cơ sở lý thuyết. Chương này trình bày cơ sở lý thuyết du lịch, các yếu tố ảnh hưởng đến lựa chọn địa điểm của khách du lịch, các nghiên cứu liên quan đến đề tài.
Chương 3. Mô hình và phương pháp nghiên cứu. Chương này trình bày mô hình nghiên cứu, xây dựng thang đo, phương pháp chọn mẫu và phương pháp phân tích dữ liệu.
Chương 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận. Chương này trình bày tổng quan về mẫu nghiên cứu, phân tích hồi quy và thảo luận kết quả nghiên cứu.
Chương 5. Kết luận và hàm ý chính sách. Chương này trình bày những kết quả mà đề tài đạt được, các giải pháp hàm ý chính sách nhằm thu hút ngày càng nhiều du khách đến tham quan tại các địa điểm du lịch trên địa bàn tỉnh Kiên Giang, đồng thời chỉ ra các hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo.
CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ THUYẾT
- 2.1. LÝ THUYẾT VỀ DU LỊCH
- 2.1.1. Khái niệm du lịch
Nói đến du lịch, đã có nhiều chuyên gia nghiên cứu khoa học trên thế giới cũng như trong nước, tùy theo các hình thức tiếp cận khác nhau, cũng như là mục đích nghiên cứu đã đưa ra các định nghĩa về du lịch, cụ thể như:
Vào năm 1811, lần đầu tiên tại nước Anh có định nghĩa về du lịch như sau: “Du lịch là sự phối hợp nhịp nhàng giữa lý thuyết và thực hành của các cuộc hành trình với mục đích giải trí”. Ở đây sự giải trí là động cơ chính.
Đại hội lần thứ 5 của Hiệp hội quốc tế những nhà nghiên cứu khoa học về du lịch đã chấp nhận định nghĩa của Giáo sư, tiến sỹ Hunziker và giáo sư, tiến sỹ Krapf về du lịch như sau: “Du lịch là tập hợp các mối quan hệ và các hiện tượng phát sinh trong các cuộc hành trình và lưu trú của những người ngoài địa phương, nếu việc lưu trú đó không thành cư trú thường xuyên và không liên quan đến hoạt động kiếm lời”.
Trong Từ điển bách khoa quốc tế về du lịch – Le Dictionnaire international du tourisme do Viện hàn lâm khoa học quốc tế xuất bản. Du lịch được định nghĩa: “Du lịch là tập hợp các hoạt động tích cực của con người nhằm thực hiện một dạng hành trình, là một công nghiệp liên kết nhằm thỏa mãn các nhu cầu của khách du lịch…Du lịch là cuộc hành trình mà một bên là những công cụ làm thỏa mãn các nhu cầu của họ”. Định nghĩa này chỉ xem xét chung hiện tượng du lịch mà ít phân tích như một hiện tượng kinh tế.
Theo Liên hiệp quốc (1963), thì “Du lịch là tổng hợp các mối quan hệ, hiện tượng và các hoạt động kinh tế bắt nguồn từ các cuộc hành trình và lưu trú của cá nhân hay tập thể ở bên ngoài nơi ở thường xuyên của họ hay ngoài nước họ với mục đích hòa bình. Nơi họ đến lưu trú không phải là nơi làm việc của họ”.
Theo M.Coltman (1989), “Du lịch là tổng thể những hiện tượng và những mối quan hệ phát sinh từ sự tác động qua lại lẫn nhau giữa khách du lịch, nhà kinh doanh du lịch, chính quyền sở tại và cộng đồng cư dân địa phương trong quá trình thu hút và lưu giữ khách du lịch”.
Ở Việt Nam theo tự điển của Hội Khai trí Tiến Đức và Hán – Việt tự điển của Đào Duy Anh thì du lịch có nghĩa là đi chu du khắp nơi để xem xét. Pháp luật Việt Nam tại Điều 3, Khoản 1 Luật Du lịch 2017 định nghĩa “Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên trong thời gian không quá 01 năm liên tục nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng, giải trí, tìm hiểu, khám phá tài nguyên du lịch hoặc kết hợp với mục đích hợp pháp khác”. Tổ chức du lịch thế giới (WTO) đã đưa ra định nghĩa “ Du lịch bao gồm những hoạt động của những người đi đến một nơi khác, ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình trong thời hạn không q
ĐỂ BIẾT THÊM THÔNG TIN TOÀN BỘ BÀI VIẾT XIN QUÝ KHÁC LIÊN HỆ
Hotline, ZALO : 0916 559 538
Mail: chuyenvietlvthacsi@gmail.com