BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
TIẾP CẬN Ý ĐỊNH KHỞI NGHIỆP BẰNG MÔ HÌNH THÁI ĐỘ KHỞI NGHIỆP VÀ VAI TRÒ ĐIỀU TIẾT CỦA NGUỒN VỐN:
NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM TẠI VIỆT NAM
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
Chuyên ngành: QUẢN TRỊ KINH DOANH
Mã số: 9340101
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. TRẦN HÀ MINH QUÂN
TP. Hồ Chí Minh, tháng 4 năm 2019
MỤC LỤC
Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục
Danh mục các ký hiệu, viết tắt Danh mục các bảng
Danh mục hình vẽ Tóm tắt
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ NGHIÊN CỨU………………………………. 1
- Giới thiệu:……………………………………………………………………………………………… 1
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 15
- Giới thiệu chương 2……………………………………………………………………………….. 15
CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU…………………………………….. 55
- Giới thiệu chương 3……………………………………………………………………………….. 55
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN………………………………….. 80
- Giới thiệu chương 4……………………………………………………………………………….. 80
- Kiểm định mô hình nghiên cứu……………………………………………………………….. 98
- Kiểm định giả thuyết H1, H2, H3, H4, H5: mối quan hệ giữa thái độ về khởi nghiệp với ý định khởi nghiệp………………………………………………………………………………………………………………………….. 98
- Kiểm định giả thuyết H6: Phương pháp giáo dục tác động đến thái độ về việc khởi nghiệp và ý định khởi nghiệp……………………………………………………………………………………………………………………….. 102
- Kiểm định giả thuyết H7: thời lượng đào tạo tác động đến thái độ về khởi nghiệp và ý định khởi nghiệp. 105
- Kiểm định mô hình nghiên cứu……………………………………………………………….. 98
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT HÀM Ý QUẢN TRỊ…….. 121
- Giới thiệu chương 5……………………………………………………………………………… 121
TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
Phụ lục 1: TỔNG HỢP CÁC NGHIÊN CỨU VỀ Ý ĐỊNH KHỞI NGHIỆP
Phụ lục 2: NGHIÊN CỨU ÐỊNH TÍNH KHÁM PHÁ KHÁI NIỆM EAO VÀ EI Phụ lục 3: ĐỐI TƯỢNG KHẢO SÁT VÀ PHƯƠNG PHÁP THU THẬP
Phụ lục 4: BẢNG CÂU HỎI NGUYÊN MẪU CỦA P. ROBINSON Phụ lục 5: BẢNG CÂU HỎI BAN ĐẦU THẢO LUẬN NHÓM Phụ lục 6: BẢNG CÂU HỎI NGHIÊN CỨU CHÍNH THỨC
Phụ lục 7: CÁC NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG MÔ HÌNH EAO Phụ lục 8: KẾT QUẢ MỘT SỐ PHÂN TÍCH
- THANG ĐO CHÍNH THỨC
- KẾT QUẢ MÔ HÌNH HỒI QUI EAO – EI
- KẾT QUẢ ONEWAY ANOVA: Phương pháp giảng dạy
- KẾT QUẢ ONEWAY ANOVA: Thời lượng đào tạo
- KẾT QUẢ ONEWAY ANOVA: Trình độ học vấn
- KẾT QUẢ HỒI QUI NGUỒN VỐN VỚI BIẾN DUMMY
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
EAO: Entrepreuerial Atittude Orientation TPB: Theory Planned Behavior
EEM: Entreprenuership Event Model EI: Entreprenuerial Intention
EB: entrepreneurial behaviour DNKN: Doanh nghiệp khởi nghiệp SE: Self-esteem (Sự tự trọng) ACH: Achievement (Thành tích) INN: Innovation (Sáng tạo)
PC: Personal control (Kiểm soát bản thân)
COG: Cognation (Nhận thức, niềm tin / suy nghĩ) AFF: Affection (Cảm xúc)
Conative or BEH: Behaviour (Ý chí hành vi)
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Tình hình khởi nghiệp tại Việt Nam giai đoạn từ 2007-2015…… 12 Bảng 3.1: Thang đo lòng tự trọng…………………………………………… 60 Bảng 3.2: Thang đo kiểm soát bản thân……………………………………. 60 Bảng 3.3: Thang đo thành tích……………………………………………… 61 Bảng 3.4: Thang đo sự sáng tạo……………………………………………. 62 Bảng 3.5: Thang đo ý định khởi nghiệp……………………………………. 64 Bảng 3.6: Độ tin cậy thang đo sơ bộ cảm xúc tự trọng……………………. 68 Bảng 3.7: Độ tin cậy thang đo sơ bộ ý chí về tự trọng…………………….. 69 Bảng 3.8: Độ tin cậy thang đo sơ bộ nhận thức tự trọng…………………….69 Bảng 3.9: Độ tin cậy thang đo sơ bộ cảm xúc kiểm soát bản thân………… 70 Bảng 3.10: Độ tin cậy thang đo sơ bộ ý chí kiểm soát bản thân…………… 71 Bảng 3.11: Độ tin cậy thang đo sơ bộ nhận thức về kiểm soát bản thân…… 71 Bảng 3.12: Độ tin cậy thang đo sơ bộ cảm xúc về thành tích……………… 72 Bảng 3.13: Độ tin cậy thang đo sơ bộ ý chí về thành tích…………………. 73 Bảng 3.14: Độ tin cậy thang đo sơ bộ nhận thức về thành tích……………. 73 Bảng 3.15: Độ tin cậy thang đo sơ bộ cảm xúc sáng tạo…………………….74 Bảng 3.16: Độ tin cậy thang đo sơ bộ ý chí sáng tạo………………………. 74 Bảng 3.17: Độ tin cậy thang đo sơ bộ nhận thức sáng tạo………………….. 75 Bảng 3.18: Độ tin cậy thang đo sơ bộ ý định khởi nghiệp…………………. 77 Bảng 4.1: Thống kê mô tả theo giới tính…………………………………… 81 Bảng 4.2:Thống kê mô tả theo độ tuổi……………………………………… 82 Bảng 4.3: Thống kê theo vị trí địa lý…………………………………………82 Bảng 4.4: Thống kê theo trình độ học vấn……………………………………83 Bảng 4.5: Độ tin cậy thang đo chính thức cảm xúc tự trọng………………… 83 Bảng 4.6: Độ tin cậy thang đo chính thức ý chí tự trọng……………………..84 Bảng 4.7: Độ tin cậy thang đo chính thức nhận thức tự trọng………………..85 Bảng 4.8: Độ tin cậy thang đo chính thức cảm xúc kiểm soát bản thân………86 Bảng 4.9: Độ tin cậy thang đo chính thức ý chí kiểm soát bản thân………. 86
Bảng 4.10: Độ tin cậy thang đo chính thức cảm xúc kiểm soát bản thân…….87 Bảng 4.11: Độ tin cậy thang đo chính thức cảm xúc thành tích…………….. 87 Bảng 4.12: Độ tin cậy thang đo chính thức ý chí thành tích………………. 87 Bảng 4.13: Độ tin cậy thang đo chính thức nhận thức thành tích………….. 88 Bảng 4.14: Độ tin cậy thang đo chính thức cảm xúc sáng tạo……………… 88 Bảng 4.15: Độ tin cậy thang đo chính thức ý chí sáng tạo………………… 89 Bảng 4.16: Độ tin cậy thang đo chính thức nhận thức sáng tạo……………..89 Bảng 4.17: Độ tin cậy thang đo chính thức ý định khởi nghiệp……………..90 Bảng 4.18: So sánh nội dung giữa các thang đo……………………………..91 Bảng 4.19: Kết quả phân tích EFA………………………………………… 93 Bảng 4.20: Bảng trọng số hồi qui mô hình nghiên cứu……………………. 100 Bảng 4.21: So sánh ANOVA phương pháp giảng dạy…………………….. 103 Bảng 4.22: Kiểm định tính đồng nhất phương sai………………………… 103 Bảng 4.23: Bảng so sánh Cảm xúc tự trọng và Cảm xúc sáng tạo bằng LSD..104 Bảng 4.24: So sánh ANOVA cho thời lượng đào tạo……………………… 106 Bảng 4.25: Kiểm định tính đồng nhất của phương sai (Leneve)…… 108
Bảng 4.26: Bảng so sánh cảm xúc sáng tạo bằng phương pháp Tamhane……108 Bảng 4.27: Bảng so sánh Cảm xúc KSTT bản thân bằng phương pháp LSD..109 Bảng 4.28: Bảng so sánh Ý định khởi nghiệp bằng phương pháp LSD.……..110 Bảng 4.29: So sánh ANOVA trình độ học vấn…….………………… 111
Bảng 4.30: Kiểm định sự đồng nhất của phương sai (Leneve)…………………. 112
Bảng 4.31: Bảng so sánh giữa các nhóm bằng phương pháp LSD…………..113 Bảng 4.32: Bảng tóm tắt mô hình. ……………………………………………117 Bảng 4.33: Bảng ANOVA……………………………………………………117 Bảng 4.34: Bảng trọng số hồi qui: ……………………………………………117 Bảng 4.35: Bảng so sánh trọng số hồi qui giữa các loại nguồn vốn………. 120
Bảng 5.1: Thang đo kiểm soát thành tích cá nhân……………………………126
DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1: Mô hình lý thuyết hành vi dự định………………………………. 25 Hình 2.2: Mô hình sự kiện khởi nghiệp……………………………………. 26 Hình 2.3: Mô hình thái độ về khởi nghiệp…………………………………. 28 Hình 2.4: Quá trình phát triển của các dự án khởi nghiệp………….……. 40 Hình 2.5: Mô hình nghiên cứu đề xuất…………………………………….. 54 Hình 3.1: Qui trình nghiên cứu……………………………………………. 57 Hình 4.3: Mô hình nghiên cứu điều chỉnh……………………………………97
TÓM TẮT
Khởi nghiệp đã thu hút rất nhiều sự chú ý và trở thành chủ đề thảo luận giữa các nhà làm chính sách, các học giả nghiên cứu, các nhà kinh doanh trên thế giới. Tương tự như vậy, tại Việt Nam, một nền kinh tế mới nổi ở Đông Nam Á, cũng xuất hiện ngày càng nhiều những nghiên cứu về lĩnh vực này. Nghiên cứu này sử dụng thang đo “Thái độ về khởi nghiệp” gồm bốn thành phần: Sáng tạo, Tự trọng, Thành tích và Kiểm soát bản thân của P. Robinson và cộng sự (1991) và thang đo “ý định khởi nghiệp” của Linan và Chen (2009) nhằm khám phá mối quan hệ giữa thái độ về khởi nghiệp và ý định khởi nghiệp, đồng thời kiểm tra vai trò điều tiết của nguồn vốn lên mối quan hệ này. Ngoài ra nghiên cứu cũng kiểm tra vai trò kiểm soát của các yếu tố giáo dục đến thái độ và ý định về khởi nghiệp của người Việt Nam. Qua đó nhằm phát triển và kiểm định thang đo lường và xây dựng mô hình lý thuyết cũng như đóng góp những hàm ý quan trọng cho các nhà làm chính sách.
Qui trình nghiên cứu được tiến hành gồm hai bước chính: một là, nghiên cứu sơ bộ gồm định tính và định lượng được thực hiện tại Thành phố Hồ Chí Minh nhằm điều chỉnh, bổ sung các biến quan sát của thang đo; hai là, nghiên cứu chính thức với cở mẫu 337 để kiểm định lại thang đo, kiểm định mô hình lý thuyết và các giả thuyết nghiên cứu.
Kết quả cho thấy các thành phần thang đo “Thái độ về khởi nghiệp” có tác động đáng kể đến ý định khởi nghiệp. Tuy nhiên, có điểm khác biệt so với thang đo gốc với sự xuất hiện của thành phần thứ năm là “kiểm soát thành tích cá nhân”. Ngoài ra, nguồn vốn được tìm thấy có vai trò điều tiết đến mối quan hệ này. Cuối cùng, các yếu tố của giáo dục cũng có tác động kiểm soát đến thái độ và ý định về khởi nghiệp.
Kết quả nghiên cứu này góp phần bổ sung vào lý thuyết về thái độ và ý định về khởi nghiệp, trong bối cảnh nghiên cứu tại Việt Nam. Các đóng góp về hàm ý cũng giúp các nhà quản trị hiểu rõ hơn về cơ chế hình thành cũng như những yếu tố tác động đến ý định khởi nghiệp. Qua đó, họ sẽ có những chính sách hiệu quả hơn trong việc khuyến khích khởi nghiệp.
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ NGHIÊN CỨU
- 1.1 Giới thiệu:
Nghiên cứu này nhằm khám phá phương pháp dự báo ý định khởi nghiệp cũng như kiểm tra vai trò điều tiết của các yếu tố tác động đến ý định khởi nghiệp, cụ thể là giáo dục và nguồn vốn. Chương một, người viết sẽ trình bày sự cần thiết của nghiên cứu, mục tiêu, phương pháp và phạm vi tiến hành nghiên cứu, ý nghĩa, đóng góp của nghiên cứu.
- 1.2 Sự cần thiết của nghiên cứu
- 1.2.1.Tổng quan tình hình nghiên cứu về khởi nghiệp
Trong lịch sử lý thuyết, có rất nhiều các nghiên cứu về khởi nghiệp như: tinh thần khởi nghiệp, ý định khởi nghiệp, hành vi khởi nghiệp, các yếu tố tác động đến khởi nghiệp. Từ đó xuất hiện các trường phái khác nhau nghiên cứu về lĩnh vực này.
Ngay từ những năm đầu thế kỷ 19, các nhà nghiên cứu (như Richard Cantillon, 1931; Schumpeter, 1934 hay Ducker, 1985) đã cố gắng giải thích khái niệm về tinh thần doanh nhân (entrepreneurship) và hành vi khởi nghiệp (entrepreneurial behaviour). Bằng cách tiếp cận ở nhiều góc độ khác nhau, các nhà nghiên cứu trong giai đoạn này đã đóng góp những nền tảng lý thuyết rất quan trọng và có công rất lớn khi chỉ ra rằng khởi nghiệp có tầm quan trọng lớn đối với sức khỏe kinh tế nói chung cũng như chỉ ra một số công cụ thực tế và các khía cạnh của khởi nghiệp. Sau đó, Dees và cộng sự (1998), Low và MacMillan hay Kruger (2000) cũng đóng góp đáng kể về khái niệm ban đầu về tinh thần khởi nghiệp.
Để giải thích vì sao một người có xu hướng khởi nghiệp trong khi những người khác thì không có, các nhà nghiên cứu tiếp cận từ nhiều cách khác nhau. Nhiều tác giả (như Kristiansen và Indarti, 2004; Gaddam, 2008; Ramana và cộng sự, 2009; S.M. Farrington, 2012) theo trường phái nhân khẩu học cho rằng các doanh nhân có cùng một đặc điểm như: giới tính, độ tuổi, vùng miền…. Trong khi đó, trường phái đặc điểm tính cách cá nhân (ví dụ Beugelsdijk, 2007; Jaafar và Abdul-Aziz, 2005; Aldrich
và Martinez, 2001; Gartner, 2001; Lee và Peterson, 2000; Lyon, Lumpkin và Dess, 2000; Shane và Venkataraman, 2000; Aldrich và Kenworthy, 1999; Busenitz và Barney, 1997; Lumpkin và Dess, 1996; Gartner, 1988, Carland và cộng sự, 1984;
Cole, 1969; McClelland, 1961; McClelland và cộng sự, 1953; Knight, 1921) lại cho rằng doanh nhân có cùng những đặc điểm về tính cách như sự tử tế, nhu cầu thành tích, nhận thức năng lực, chấp nhận rủi ro, đổi mới, phong cách giải quyết vấn đề, tính chấp nhận sự mơ hồ và đề cao giá trị. Vì vậy, họ nỗ lực xây dựng nên một danh mục các đặc điểm doanh nhân để dự báo hiện tượng khởi nghiệp. Trường phái thứ ba cho rằng quyết định khởi nghiệp xuất phát từ ý định của một cá nhân, do đó, phụ thuộc vào thái độ của người đó về vấn đề khởi nghiệp. Trường phái này tiếp cận theo hướng tâm lý học nhằm dự báo hành vi khởi nghiệp (như Rosenberg và Hovland, 1960; Shaver, 1987; Ajzen, 1991; Shapero và Sokol, 1982; P. Robinson, 1991; Fayolle và DeGeorge 2006; Kolvereid 1996; Krueger và cộng sự, 2000). Cả ba trường phái đều có nhiều đóng góp to lớn vào hệ thống khoa học về khởi nghiệp, tuy nhiên vẫn còn những tranh cãi kéo dài về việc dự báo khởi nghiệp. Cho đến nay, có rất nhiều nghiên cứu sử dụng mô hình mô hình “Lý thuyết hành vi dự định” của Ajzen (1991), “ Mô hình sự kiện khởi nghiệp” của Shapero và Sokol (1982) để dự báo ý định khởi nghiệp (và sau đó là hành vi khởi nghiệp). Cả hai mô hình này đều có hai thế mạnh: một là, cả hai mô hình đã được kiểm chứng rất nhiều lần và kết quả thống kê cũng hỗ trợ mạnh mẽ cho cả hai mô hình (Krueger Jr và cộng sự, 2000). Hai là, cả hai có ưu điểm là các yếu tố ngoại sinh được kiểm soát trong các khái niệm thái độ, do đó không ảnh hưởng đến ý định (Souitaris và cộng sự, 2007; Tkachev và cộng sự, 1999)
Tuy nhiên, cả hai mô hình vẫn tồn tại một số bất cập: thứ nhất, trong mô hình TPB, Ajzen vẫn giữ quan điểm thái độ là một cấu trúc đơn và được biểu hiện qua phản ứng tình cảm đơn lập (Fishbein và Ajzen, 1975). Theo nghĩa này, hành vi kinh doanh là một chức năng của thái độ của một người đến giá trị, lợi ích của khởi nghiệp và chủ yếu được đại diện bởi phản ứng tình cảm đơn lập (Robinson và cộng sự, 1991a; Dömötör và Hader, 2007). Ngoài ra, TPB là mô hình ban đầu được xây dựng để dự
ĐỂ BIẾT THÊM THÔNG TIN TOÀN BỘ BÀI VIẾT XIN QUÝ KHÁC LIÊN HỆ
Hotline, ZALO : 0916 559 538
Mail: chuyenvietlvthacsi@gmail.com