Vốn lưu động và các giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường quản trị vốn lưu động tại Công ty Cổ phần Dược vật tư y tế Thanh Hóa

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN

MỤC LỤC.. ii

DANH MỤC BẢNG – HÌNH VẼ. v

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT. vii

LỜI MỞ ĐẦU.. 1

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ VỐN LƯU ĐỘNG VÀ QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP. 3

1.1. Vốn lưu động và nguồn vốn lưu động trong doanh nghiệp.. 3

1.1.1. Khái niệm và đặc điểm vốn lưu động của doanh nghiệp. 3

1.1.1.1. Khái niệm vốn lưu động. 3

1.1.1.2. Đặc điểm vốn lưu động. 4

1.1.2. Phân loại vốn lưu động của Doanh nghiệp. 6

1.1.2.1. Dựa vào hình thái biểu hiện của vốn lưu động. 6

1.1.2.2. Dựa vào vai trò của vốn lưu động trong quá trình SXKD.. 8

1.1.3. Nguồn hình thành vốn lưu động của doanh nghiệp. 9

1.2. Quản trị vốn lưu động của doanh nghiệp.. 11

1.2.1. Khái niệm và mục tiêu quản trị vốn lưu động của doanh nghiệp. 11

1.2.1.1. Khái niệm.. 11

1.2.1.2. Mục tiêu. 12

1.2.2. Nội dung quản trị vốn lưu động của doanh nghiệp. 13

1.2.2.1. Xác định nhu cầu vốn lưu động. 13

1.2.2.2. Tổ chức đảm bảo nguồn vốn lưu động. 15

1.2.2.3. Phân bổ vốn lưu động. 19

1.2.2.4. Quản trị vốn bằng tiền. 19

1.2.2.5 Quản trị nợ phải thu. 22

1.2.2.6. Quản trị vốn tồn kho dự trữ. 24

1.2.2.7. Hiệu suất và hiệu quả quản trị vốn lưu động. 26

1.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị vốn lưu động của doanh     nghiệp  29

1.2.3.1. Nhân tố chủ quan. 29

1.2.3.2. Nhân tố khách quan. 31

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỐN LƯU ĐỘNG VÀ QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC VẬT TƯ Y TẾ THANH HÓA TRONG THỜI GIAN QUA   34

2.1. Tổng quan về công ty cổ phần dược vật tư y tế Thanh Hóa. 34

2.1.1. Sơ lược về quá trình hình thành và phát triển công ty. 34

2.1.1.1. Một số nét chính về công ty. 34

2.1.1.2. Quá trình hình thành và phát triển. 34

2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức. 35

2.1.3. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. 37

2.1.4. Tình hình tài chính chủ yếu của Công ty Cổ phần dược vật tư y tế Thanh Hóa  38

2.2. Thực trạng quản trị vốn lưu động tại Công ty Cổ phần Dược vật tư y tế Thanh Hóa trong thời gian qua. 42

2.2.1. Thực trạng, quy mô kết cấu vốn lưu động tại Công ty Cổ phần  Dược vật tư y tế Thanh Hóa. 42

2.2.2. Thực trạng quản trị vốn lưu động  tại Công ty Cổ phần  Dược vật tư y tế Thanh Hóa. 45

2.2.2.1. Về việc xác định nhu cầu vốn lưu động. 45

2.2.2.2. Tình hình tổ chức đảm bảo nguồn vốn lưu động. 46

2.2.2.3. Tình hình phân bổ vốn lưu động. 48

2.2.2.4. Tình hình quản trị vốn bằng tiền. 51

2.2.2.5.Tình hình quản lý các khoản phải thu. 57

2.2.2.6 . Tình hình tổ chức và quản lý hàng tồn kho. 62

2.2.2.7. Hiệu suất và hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty dược vật tư y tế Thanh Hóa năm 2015. 67

2.2.3. Đánh giá chung về công tác quản trị vốn lưu động của CTCP Dược vật tư y tế Thanh Hóa. 69

2.2.3.1. Kết quả. 69

2.2.3.2. Hạn chế. 70

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM TĂNG CƯỜNG QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CTCP DƯỢC VẬT TƯ Y TẾ THANH HÓA. 73

3.1. Mục tiêu và định hướng phát triển của công ty trong thời gian tới 73

3.1.1. Bối cảnh kinh tế xã hội 73

3.1.2. Mục tiêu và đinh hướng phát triển. 74

3.2.  Một số giải pháp nhằm tăng cường quản trị vốn lưu động tại Công ty Cổ phần Dược vật tư y tế Thanh Hóa. 76

3.2.1. Áp dụng phương pháp dựa vào tỷ lệ phần trăm trên doanh thu để xác định nhu cầu vốn lưu động và có kế hoạch huy động vốn phù hợp. 76

3.2.2. Quản lý chặt chẽ và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn bằng tiền. 78

3.2.3. Quản lý và dự trữ hợp lý hàng tồn kho. 81

3.2.4. Tăng cường công tác quản lý các khoản phải thu. 83

3.2.5. Tổ chức tốt công tác giám sát, quản lí vốn lưu động. 85

3.2.6. Một số giải pháp khác. 86

3.2.6.1. Tìm kiếm mở rộng thị trường và đẩy mạnh tiêu thụ. 86

3.2.6.2. Nâng cao năng lực, trình độ, tay nghề của cán bộ, công nhân và lao động của Công ty. 87

3.3 Điều kiện thực hiện giải pháp.. 88

3.3.1. Đối với doanh nghiệp. 88

3.3.2. Đối với Nhà Nước. 88

KẾT LUẬN.. 90

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.. 91

PHỤ LỤC.. 92

DANH MỤC BẢNG – HÌNH VẼ

Bảng 2.1:Tổng hợp chỉ tiêu về hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty năm 2014-2015  39

Bảng 2.2:Một số chỉ tiêu phản ánh mức độ sử dụng chi phí của công ty  năm 2014-2015 41

Bảng 2.3:Đánh giá kết cấu vốn lưu động theo vai trò. 43

Bảng 2.4:Nhu cầu vốn lưu động thực tế qua các năm.. 46

Bảng 2.5:Nguồn vốn lưu động của công ty qua các năm 2014-2015. 47

Bảng 2.6:Cơ cấu vlđ của công ty năm 2014-2015. 49

Bảng 2.7:Tình hình quản lý vốn bằng tiền của công ty năm 2015. 52

Bảng 2.8:Hệ số khả năng thanh toán của công ty. 55

Bảng 2.9:Tình hình quản lý các khoản phải thu của công ty năm 2015. 58

Bảng 2.10:Tốc độ luân chuyển các khoản phải thu của công ty trong năm 2015  61

Bảng 2.11:Tình hình biến động hàng tồn kho của công ty năm 2015. 63

Bảng 2.12:Hiệu quả quản lý hàng tồn kho. 66

Bảng 2.13:Hiệu quả sử dụng vlđ tại công ty cp dược vật tư y tế thanh hóa năm 2015  68

– Hình vẽ

Hình 1: Quá trình luân chuyển của vốn lưu động. 5

Hình 2: Xác định nguồn vốn lưu động thường xuyên. 10

Hình 3: Mô hình tài trợ thứ nhất 16

Hình 4 : Mô hình tài trợ thứ hai 17

Hình 5: Mô hình tài trợ thứ ba. 18

Hình 6: Tổ chức bộ máy quản lý. 36

Hình 7: Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán tại CTCP Dược vật tư y tế Thanh  Hóa  37

Hình 8: Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất 38

Hình 9: Sự thay đổi kết cấu vốn lưu động năm 2015. 45

Hình 10: Cơ cấu Nợ phải thu của Công ty năm 2015. 60

Hình 11: Cơ cấu hàng tồn kho của Công ty năm 2015. 65

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

CTCPCông ty cổ phần
DTTDoanh thu thuần
GVHBGiá vốn hàng bán
HTKHàng tồn kho
LNTTLợi nhuận trước thuế
LNSTLợi nhuận sau thuế
NNHNợ ngắn hạn
TSLĐTài sản lưu động
TSCĐTài sản cố định
TSNHTài sản ngắn hạn
TSDHTài sản dài hạn
TRĐTriệu đồng
VKDVốn kinh doanh
VLĐVốn lưu động
VCĐVốn cố định
VCSHVốn chủ sở hữu
SXKDSản xuất kinh doanh


LỜI MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu

Nền kinh tế Việt Nam đang trong quá trình chuyển đổi và vận hành theo cơ chế thị trường, mở cửa, hội nhập với nền kinh tế toàn cầu. Đối với các doanh nghiệp Việt Nam, một mặt nó đem lại những cơ hội mới trong việc mở rộng và tiếp cận thị trường nhưng mặt khác nó là những thách thức không nhỏ trong quá trình cạnh tranh để thích nghi với những thay đổi của nền kinh tế toàn cầu. Đặc biệt trong điều kiện nền kinh tế khủng hoảng như giai đoạn hiện nay thì việc tổ chức quản lý và sử dụng vốn kinh doanh hiệu quả luôn là yếu tố quyết định đến lợi nhuận doanh nghiệp.

Vốn lưu động là một bộ phận của vốn kinh doanh nói chung nên cũng không nằm ngoài yêu cầu đó. VLĐ có khả năng quyết định tới quy mô kinh doanh của doanh nghiệp, hiệu quả sử dụng VLĐ sẽ tác động trực tiếp tới quá trình tái sản xuất của doanh nghiệp, ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh từng kỳ của doanh nghiệp.

Nhận thức rõ vai trò của vốn lưu động trong quá trình sản xuất kinh doanh và qua thực tế tìm hiểu tại CTCP Dược vật tư y tế Thanh Hóa và dưới sự hướng dẫn tận tình của PGS.TS.NGƯT Vũ Công Ty, em đã chọn đề tài nghiên cứu của mình là: “Vốn lưu động và các giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường quản trị vốn lưu động tại Công ty Cổ phần Dược vật tư y tế Thanh Hóa”.

2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

 Đề tài đi sâu và tìm hiểu các vấn đề liên quan về vốn lưu động, thực trạng quản trị vốn lưu động của CTCP Dược vật tư y tế Thanh Hóa, từ đó đưa ra các giải pháp tăng cường quản trị vốn lưu động tại CTCP Dược vật tư y tế Thanh Hóa.

3. Phạm vi nghiên cứu

  • Nghiên cứu tại CTCP Dược vật tư y tế Thanh Hóa
  • Nghiên cứu trong khoảng thời gian từ năm 2014-2015 và định hướng cho những năm tiếp theo.
  • Đề tài tập trung nghiên cứu tình hình vốn lưu động và hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại CTCP Dược vật tư y tế Thanh Hóa.

4. Về phương pháp nghiên cứu

        Phương pháp nghiên cứu chủ yếu được sử dụng là phương pháp so sánh, thống kê, tổng hợp số liệu, đánh giá mức độ ảnh hưởng và xu thế biến động của các chỉ tiêu và các phương pháp khác: Phân tích nhân tố, phương pháp số chênh lệch…

5. Kết cấu luận văn

Ngoài lời mở đầu và kết luận, nội dung đề tài của em gồm 3 chương:

Chương 1: Những vấn đề lý luận chung về vốn lưu động và quản trị vốn lưu động của doanh nghiệp.

Chương 2: Thực trạng quản trị vốn lưu động tại Công ty Cổ phần Dược vật tư y tế Thanh Hóa trong thời gian qua.

Chương 3: Các giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường quản trị vốn lưu động tại Công ty Cổ phần Dược vật tư y tế Thanh Hóa.

Mặc dù đã cố gắng hết sức xong do điều kiện nghiên cứu và kiến thức còn hạn chế nên luận văn của em không tránh khỏi sai sót. Em rất mong được sự đóng góp của thầy cô giáo để đề tài nghiên cứu của em được hoàn thiện hơn.

Em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới thầy giáo PGS.TS.NGƯT Vũ Công Ty, cùng cán bộ phòng tài chính kế toán CTCP Dược vật tư y tế Thanh Hóa đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn và tạo điều kiện giúp đỡ em hoàn thành luận văn này.

Hà Nội tháng 04 năm 2016

                     Sinh viên
                             Lê Trung Anh


CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ VỐN LƯU ĐỘNG VÀ QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP

1.1. Vốn lưu động và nguồn vốn lưu động trong doanh nghiệp

1.1.1. Khái niệm và đặc điểm vốn lưu động của doanh nghiệp

1.1.1.1. Khái niệm vốn lưu động

Theo điều 4 Luật Doanh nghiệp số 60/2005/QH11 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa X thông qua ngày 29/11/2005 có hiệu lực từ ngày 01/07/2005 đã ghi nhận:  “Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh”. Trong đó cũng quy định: “Kinh doanh là việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lời”. Như vậy, DN là một tổ chức kinh tế độc lập, có tư cách pháp nhân, được thành lập nhằm mục đích chủ yếu là thực hiện một hoặc một số khâu của quá trình đầu tư từ sản xuất đến tiêu thụ với mục tiêu chủ yếu là sinh lời.

Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, ngoài tài sản cố định các doanh nghiệp cần phải có tài sản lưu động. Tài sản lưu động trong doanh nghiệp bao gồm 2 bộ phận: TSLĐ sản xuất và TSLĐ lưu thông.

–  Tài sản lưu động sản xuất bao gồm những vật tư dự trữ sản xuất để bảo đảm cho quá trình sản xuất diễn ra liên tục như nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu … và những sản phẩm đang trong quá trình sản xuất như sản phẩm dở dang, bán thành phẩm…

–   Tài sản lưu động lưu thông là những tài sản lưu động nằm trong quá trình lưu thông của doanh nghiệp như thành phẩm trong kho chờ tiêu thụ, các khoản phải thu, vốn bằng tiền.

Trong quá trình kinh doanh, TSLĐ sản xuất và TSLĐ lưu thông luôn vận động, chuyển hóa, thay thế đổi chỗ cho nhau, đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh được diễn ra nhịp nhàng, liên tục.

Để hình thành các TSLĐ, doanh nghiệp phải ứng ra một số vốn tiền tệ nhất định để mua sắm các tài sản đó, số vốn này được gọi là vốn lưu động của doanh nghiệp.

 Như vậy: “Vốn lưu động là toàn bộ số tiền ứng trước mà doanh nghiệp bỏ ra để đầu tư hình thành nên các TSLĐ thường xuyên cần thiết cho hoạt động SXKD của doanh nghiệp. Nói cách khác, VLĐ là biểu hiện bằng tiền của các TSLĐ trong doanh nghiệp.

ĐỂ BIẾT THÊM THÔNG TIN TOÀN BỘ BÀI VIẾT XIN QUÝ KHÁC LIÊN HỆ

Hotline, ZALO : 0916 559 538

Mail: chuyenvietlvthacsi@gmail.com

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *