BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO | HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH |
HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
VẤN ĐỀ NÊU GƯƠNG “NGƯỜI TỐT, VIỆC TỐT” TRÊN SÓNG TRUYỀN HÌNH ANTV DƯỚI GÓC NHÌN QUẢN TRỊ TRUYỀN THÔNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ BÁO CHÍ HỌC
Hà Nội – 2018
MỤC LỤC
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN – THỰC TIỄN VẤN ĐỀ QUẢN TRỊ 10
TRUYỀN THÔNG VỀ NÊU GƯƠNG NGƯỜI TỐT VIỆC TỐT.. 10
1.1. Những khái niệm cơ bản và lý thuyết của vấn đề nghiên cứu. 10
1.3. Nội dung và phương thức nêu gương người tốt, việc tốt 31
1.4. Công cụ hoạt động truyền thông. 34
1.5. Tiêu chí đánh giá hoạt động truyền thông trên sóng truyền hình. 37
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ TRUYỀN THÔNG VẤN ĐỀ NÊU GƯƠNG NGƯỜI TỐT VIỆC TỐT Ở ANTV.. 41
2.1. Khát quát về kênh ANTV và khảo sát chương trình về nêu gương người tốt việc tốt 41
2.2.Những thành công quản trị truyền thông vấn đề nêu gương người tốt, việc tốt của ANTV.. 72
2.3.Những hạn chế trong quản trị truyền thông vấn đề nêu gương người tốt, việc tốt của ANTV.. 76
Chương 3 GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG QUẢN TRỊ TRUYỀN THÔNG VỀ NÊU GƯƠNG NGƯỜI TỐT VIỆC TỐT TRÊN SÓNG ANTV 81
3.1. Một số vấn đề từ thực tế khảo sát 81
3.2. Giải pháp nâng cao chất lượng quản trị truyền thông cho ANTV.. 85
DANH MỤC HÌNH
Hình 2. 3. Hình ảnh chiến sĩ công an nhân dân trong chương trình “Công an trong lòng dân”. 51
Hình 2. 4. Hình ảnh chiến sĩ CANT trong Chương trình “Công an trong lòng dân” 52
Hình 2. 5: Biểu đồ đánh giá thời lượng phản ánh thông tin NTVT trên ANTV 54
Hình 2. 6: Tần suất khán giả xem kênh ANTV.. 55
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2. 1: Bảng tổng hợp thời lượng thông tin chân dung cuộc sống. 48
Bảng 2. 2: Bảng tổng hợp thời lượng thông tin Công an trong lòng dân. 52
Bảng 2. 3: Thống kê số lượng bài trong các chuyên mục. 54
Bảng 3. 1. Kế hoạch tuyển dụng nhân sự cho kênh ANTV năm 2019. 91
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
NTVT Người tốt việc tốt
QTTT Quản trị truyền thông
ANTT An ninh trật tự
ANTQ An ninh tổ quốc
CAND Công an nhân dân
CBCS Cán bộ chiến sĩ
ANNM An ninh ngày mới
TSTH Thời sự tổng hợp
KTTD Kinh tế tiêu dùng
TSAN Thời sự an ninh
NKAN Nhật ký an ninh
NXB Nhà xuất bản
PV Phóng viên
BTV Biên tập viên
CTV Cộng tác viên
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN – THỰC TIỄN VẤN ĐỀ QUẢN TRỊ
TRUYỀN THÔNG VỀ NÊU GƯƠNG NGƯỜI TỐT VIỆC TỐT
1.1. Những khái niệm cơ bản và lý thuyết của vấn đề nghiên cứu
1.1.1. Các khái niệm
1.1.1.1. Định nghĩa quản trị
Thuật ngữ quản trị được giải thích bằng nhiều cách khác nhau và có thể nói là chưa có một định nghĩa nào được tất cả mọi người chấp nhận hoàn toàn. Mary Parker Follett cho rằng “quản trị là nghệ thuật đạt được mục đích thông qua người khác”. Định nghĩa này nói lên rằng những nhà quản trị đạt được các mục tiêu của tổ chức bằng cách sắp xếp, giao việc cho những người khác thực hiện chứ không phải hoàn thành công việc bằng chính mình. Koontz và O’Donnell định nghĩa: “Có lẽ không có lĩnh vực hoạt động nào của con người quan trọng hơn là công việc quản lý, bởi vì mọi nhà quản trị ở mọi cấp độ và trong mọi cơ sở đều có một nhiệm vụ cơ bản là thiết kế và duy trì một môi trường mà trong đó các cá nhân làm việc với nhau trong các nhóm có thể hoàn thành các nhiệm vụ và các mục tiêu đã định.” Một định nghĩa giải thích tương đối rõ nét về quản trị được James Stoner và Stephen Robbins trình bày như sau: “Quản trị là tiến trình hoạch định, tổ chức, lãnh đạo và kiểm soát những hoạt động của các thành viên trong tổ chức và sử dụng tất cả các nguồn lực khác của tổ chức nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra”.
Từ tiến trình trong định nghĩa này nói lên rằng các công việc hoạch định, tổ chức, lãnh đạo và kiểm soát phải được thực hiện theo một trình tự nhất định. Khái niệm trên cũng chỉ ra rằng tất cả những nhà quản trị phải thực hiện các hoạt động quản trị nhằm đạt được mục tiêu mong đợi.
1.1.1.2. Quản trị truyền thông
Quản trị truyền thông là một chức năng quản trị nhằm mục đích thiết lập, duy trì truyền thông hai chiều, đi tìm sự hiểu biết, chấp nhận và hợp tác giữa một tổ chức và công chúng. Trong đó bao gồm quản lý những vấn đề hay sự kiện mà doanh nghiệp cần phải nắm được dư luận và có trách nhiệm thông tin cho công chúng[4, tr. 12].
Quản trị truyền thông vừa là khoa học xã hội vừa là nghệ thuật. Khoa học được hiểu là người làm truyền thông cần phải có những phương pháp và công cụ thực hiện truyền thông hiệu quả. Sử dụng linh hoạt, tài tình các giải pháp truyền thông khác nhau cho từng đối tượng truyền thông (bên trong, bên ngoài) để đạt được mục tiêu như mong đợi là cả một nghệ thuật. Từ phân tích những xu hướng, dự đoán những kết quả thị trường, đến việc đưa ra các lời đề xuất cho lãnh đạo doanh nghiệp và thực hiện các chương trình hành động linh hoạt đã được lập kế hoạch để phục vụ quyền lợi doanh nghiệp là sự phối hợp giữa khoa học và nghệ thuật[6, tr. 15].
1.1.1.3. Người tốt việc tốt
Thời kỳ phong kiến, quan niệm “Người tốt” là những người khi còn sống không làm điều ác, luôn làm những việc thiện với những người xung quanh, không mưu cầu lợi ích cho cá nhân mình; “Việc tốt” là những việc làm tốt đẹp vì mọi người, không phải vì mình.
Thời đại ngày nay có nhiều quan niệm khác nhau về NTVT. Năm 1968, trong bài báo “Ý kiến về việc làm và xuất bản loại sách người tốt, việc tốt”, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết: “Nhân dân ta rất anh hùng, ra ngõ gặp anh hùng. Có thể nói trong mỗi nhà đều có anh hùng, như thế ra ngõ mới gặp anh hùng chứ. Nhìn lại lịch sử mấy nghìn năm của cha ông ta, ta cũng thấy điều đó. Cứ mỗi lần có thử thách lớn thì nhân dân ta lại tỏ rõ khí phách, nêu cao phẩm chất tốt đẹp của mình…. Cho nên Bác nghĩ cần có những phần thưởng để khuyến khích, cổ vũ, động viên mọi người hăng hái làm tròn nhiệm vụ….. Bác có yêu cầu báo Đảng và của các đoàn thể mở ra mục “Người mới, việc mới” để làm nhiệm vụ đó đi đôi với phong trào thi đua ở các cấp, các ngành. Bây giờ nên gọi là “Người tốt, việc tốt” cho đúng hơn” [40, tr.556].
NTVT chính là một thuật ngữ mà Bác Hồ để lại cho báo giới chúng ta. Trong những năm đất nước khó khăn, Bác Hồ vẫn luôn nhắc nhở các nhà báo rằng: NTVT có rất nhiều, ở đâu cũng có, ngành, giới địa phương, lứa tuổi nào cũng có. Họ không nhất thiết phải là những người làm nên “sự tích oanh liệt được Đảng, Nhà nước tuyên dương”, mà họ có thể là những người rất bình thường làm những việc rất bình thường, rất nhở nhưng ích nước, lợi dân như một anh bộ đội đi đường giúp một người phụ nữ sắp đẻ, một cụ già nhận nuôi trâu gầy, trâu ghẻ của hợp tác xã thành trâu béo, khỏe… Những việc làm như vậy đều nói lên tinh thần yêu nước, đạo đức trong sáng, thuần phong mỹ tục của nhân dân [5, tr.56].
NTVT toàn diện: là cá nhân chấp hành chính sách và pháp luật của Nhà nước, sống chan hòa, quan hệ tốt với quần chúng, đoàn kết, trung thực, tương thân – tương ái, có nhiều việc làm tốt, cưu mang, giúp đỡ được nhiều người, làm được nhiều việc thiện có tác dụng nêu gương trong gia đình, cộng đồng và xã hội; hăng hái tham gia các phong trào thi đua của địa phương, cơ quan, đơn vị, là tấm gương tiêu biểu trong các phong trào thi đua yêu nước, đầu tàu, gương mẫu; có việc làm xuất sắc được khen thưởng đột xuất và biểu dương gương tiêu biểu, điển hình trong việc thực hiện chức trách nhiệm vụ được giao, có tác dụng lôi cuốn mọi người noi theo, được các thành viên trong tập thể hoặc cộng đồng quý trọng, nể phục và suy tôn. – Tiêu chuẩn công nhận “Việc tốt” cho cá nhân có một trong những hành động sau đây: Hoàn thành tốt nhiệm vụ đột xuất do các cấp có thẩm quyền giao trong một thời gian ngắn; có sáng kiến được áp dụng trong thực tiễn mang lại hiệu quả rõ rệt; có hành động dũng cảm đấu tranh chống những
ĐỂ BIẾT THÊM THÔNG TIN TOÀN BỘ BÀI VIẾT XIN QUÝ KHÁC LIÊN HỆ
Hotline, ZALO : 0916 559 538
Mail: chuyenvietlvthacsi@gmail.com