MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT…………………………………………………………………. i
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU………………………………………………………………………. ii
DANH MỤC CÁC HÌNH………………………………………………………………………………… iii
MỞ ĐẦU………………………………………………………………………………………………………….. 1
- Tính cấp thiết của đề tài………………………………………………………………………….. 1
- Các câu hỏi nghiên cứu…………………………………………………………………………… 2
- Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu…………………………………………………………… 3
- Đối tượng và phạm vi nghiên cứu……………………………………………………………. 3
- Kết cấu của đề tài…………………………………………………………………………………… 4
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ MÔ HÌNH KIỂM SOÁT 3 LỚP TRONG HUY ĐỘNG TIỀN GỬI TIẾT KIỆM TẠI CÁC NHTM…………………………………………………………………………………………………………………………. 5
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU…………… 40
CHƯƠNG 3: THỰC TẾ QUẢN LÝ TIỀN GỬI TIẾT KIỆM VÀ THỰC TRẠNG TRỤC LỢI SỔ TIẾT KIỆM TẠI CÁC NHTM VIỆT NAM………………………………………………. 44
- Thực tế quản lý tiền gửi tiết kiệm tại các NHTM Việt Nam…………………….. 44
CHƯƠNG 4: ĐÁNH GIÁ MÔ HÌNH KIỂM SOÁT 3 LỚP VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NGĂN CHẶN TRỤC LỢI SỔ TIẾT KIỆM TẠI CÁC NHTM VIỆT NAM 60
- Đánh giá mô hình kiểm soát 3 lớp hiện hành………………………………………….. 60
KẾT LUẬN……………………………………………………………………………………………………. 82
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………………………………………….. 83
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
TT | Ký hiệu | Nghĩa | |||
1 | CBNV | Cán bộ nhân viên | |||
2 | NH | Ngân hàng | |||
3 | NHNN | Ngân hàng Nhà nước | |||
4 | NHTM | Ngân hàng Thương mại | |||
5 | TMCP | Thương mại cổ phần | |||
6 | TCTD | Tổ chức tín dụng | |||
7 | L/C | Letter of Credit (Thư tín dụng) | |||
8 | KSNB | Kiểm soát nội bộ | |||
9 | KTNB | Kiểm toán nội bộ | |||
10 | CCCD | Căn cước công dân | |||
11 | CMND | Chứng minh nhân dân | |||
12 | HC | Hộ chiếu | |||
13 | IIA | Institute of Internal Auditors (Hiệp hội Kiểm | |||
toán Nội bộ – Hoa Kỳ) | |||||
14 | BIS | Bank for International Settlements (Ngân | |||
hàng Thanh toán Quốc tế) | |||||
15 | OTP | One Time Password (Mật khẩu dùng chỉ dùng 1 lần) | |||
16 | VIP | Very Important Person (nhân vật quan trọng) | |||
17 | CASA | Current And Saving Account (tiền gửi vãng lai và tiết kiệm không kỳ hạn) | |||
18 | TP.HCM | Thành phố Hồ Chí Minh | |||
19 | KSND | Kiểm sát nhân dân | |||
20 | TKTT | Tài khoản thanh toán (vãng lai) | |||
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
TT | Bảng | Nội dung | Trang |
1 | Bảng 1.1 | Phân biệt Kiểm soát nội bộ và Kiểm toán nội bộ | 28 |
2 | Bảng 1.2 | Phân công chức năng của 3 lớp phòng thủ | 30 |
3 | Bảng 2.1 | Nguồn thu thập số liệu, dữ liệu của các nội dung nghiên cứu chính | 40 |
4 | Bảng 3.1 | Cơ cấu Tổng Tài sản và Vốn của các loại hình TCTD | 44 |
5 | Bảng 3.2 | Lãi suất trung hạn tại một số NHTM trong tháng 4/2019 | 46 |
6 | Bảng 3.3 | Thời điểm phát hiện các vụ trục lợi sổ tiết kiệm | 56 |
7 | Bảng 4.1 | Đánh giá vai trò của 3 lớp phòng thủ qua 6 vụ trục lợi điển hình | 61 |
8 | Bảng 4.2 | Ma trận kiểm soát, kiểm toán đối với các khoản mục kế toán | 67 |
DANH MỤC CÁC HÌNH
STT | Hình | Nội dung | Trang |
1 | Hình 1.1 | Minh họa giao diện gửi tiền tiết kiệm online | 22 |
2 | Hình 1.2 | Minh họa thông tin tài khoản tiết kiệm | 23 |
3 | Hình 1.3 | Mức độ đảm bảo tối đa của mô hình kiểm soát rủi ro | 32 |
4 | Hình 3.1 | Cơ cấu huy động vốn của các NHTM cuối Q1/2018 | 45 |
5 | Hình 3.2 | Bà Bình và 3 sổ tiết kiệm còn giữ | 48 |
6 | Hình 3.3 | Trần Thị Kim Chi, nguyên Giám đốc OceanBank Chi nhánh Hải Phòng | 49 |
7 | Hình 3.4 | Sổ tiết kiệm còn, tiền không còn | 51 |
8 | Hình 3.5 | Nguyễn Thị Lam | 52 |
9 | Hình 3.6 | Phạm Nguyễn Gia Thọ tại Tòa án | 54 |
10 | Hình 4.1 | Quan hệ giữa trình tự kế toán và trình tự kiểm toán (Giáo trình) | 62 |
11 | Hình 4.2.a | Thông tin trên sổ sách phản ánh đúng bản chất nghiệp vụ | 63 |
12 | Hình 4.2.b | Thông tin trên sổ sách phản ánh thừa bản chất nghiệp vụ | 64 |
13 | Hình 4.2.c | Thông tin trên sổ sách phản ánh thiếu bản chất nghiệp vụ | 65 |
14 | Hình 4.3.a | Minh họa dấu hiệu của 2 lớp phòng thủ trên sổ tiết kiệm [1] | 69 |
15 | Hình 4.3.b | Minh họa dấu hiệu của 2 lớp phòng thủ trên sổ tiết kiệm [2] | 70 |
16 | Hình 4.4 | Minh họa kiểm soát trên sổ tiết kiệm (phần gửi và tất toán) | 71 |
17 | Hình 4.5 | Tương tác thông tin giao dịch giữa ngân hàng và khách hàng | 74 |
18 | Hình 4.6 | “Bảo vệ như… không bảo vệ” | 75 |
19 | Hình 4.7 | Dự báo số người sử dụng internet và điện thoại di động ở Việt Nam 2017-2022 | 77 |
20 | Hình 4.8 | Minh họa giao diện hiển thị thông tin sổ tiết kiệm | 79 |
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Thu hút tiền gửi cá nhân và tổ chức là nghiệp vụ truyền thống và cốt lõi (chiếm tới hơn 2/3 cơ cấu huy động vốn) của các ngân hàng thương mại (NHTM), đảm bảo nguồn vốn đầu vào ổn định của ngân hàng. Đối với các khách hàng cá nhân, gửi tiết kiệm tại ngân hàng là cách giữ tiền an toàn và chắc chắn, định kỳ thu được lãi như cam kết nên rất được ưa chuộng từ lâu nay.
Quy trình gửi và rút tiền tiết kiệm của người dân nhiều năm qua vẫn được gắn liền với bìa sổ tiết kiệm, thông thường được kiểm soát mô hình 3 lớp phòng thủ nội bộ (bộ phận kinh doanh, kiểm soát rủi ro, kiểm toán nội bộ). Tuy nhiên, do việc ghi nhận và truyền đạt thông tin còn nặng tính chất thủ công truyền thống, gắn liền với việc ký tay và lưu chuyển chứng từ trên giấy, đồng thời chủ yếu dựa trên cơ chế kiểm soát chéo chỉ trong nội bộ các ngân hàng nên còn tồn tại các kẽ hở để có thể bị trục lợi.
Thực tế cho thấy ở nhiều vụ việc, việc gian lận hoặc thông đồng, cấu kết giữa các cán bộ, nhân viên của ngân hàng đã vô hiệu hóa mô hình kiểm soát 3 lớp, che giấu khách hàng để trục lợi tiền tiết kiệm. Đặc biệt trong vài năm trở lại đây đã xảy ra nhiều vụ trục lợi sổ tiết kiệm điển hình, làm thu hút nhiều sự quan tâm của dư luận. Các sự việc tương tự diễn ra ở nhiều ngân hàng, nhiều chi nhánh, với quy mô từ hàng tỷ đến hàng trăm tỷ đồng, dẫn đến những tranh chấp pháp lý giữa hai bên, ảnh hưởng đến uy tín của ngân hàng và thiệt hại tài sản của khách hàng.
Với kinh nghiệm làm việc hơn 5 năm trong ngành kiểm toán, đã từng tham gia nhiều cuộc kiểm toán quy trình nội bộ, kiểm toán báo cáo tài chính tại một số ngân hàng (Vietcombank, BIDV, Techcombank, Indovinabank…), tôi nhận thấy: mô hình kiểm soát 3 lớp hiện đang ứng dụng trong nghiệp vụ tiền gửi tiết kiệm, mặc dù là một công cụ phòng ngừa và ngăn chặn rủi ro hữu hiệu, nhưng không phải luôn luôn phát huy tác dụng phòng chống trục lợi 100%.
Do đó, việc nghiên cứu cơ chế hoạt động của mô hình kiểm soát 3 lớp trong nghiệp vụ tiền gửi tiết kiệm, để tìm ra các điểm yếu có thể bị lợi dụng, từ đó đưa ra các giải pháp khắc phục, giúp cho nghiệp vụ huy động tiết kiệm từ dân cư trở nên đáng tin cậy hơn, tránh những tranh chấp không đáng có, là một nhu cầu cấp thiết từ thực tiễn hoạt động của các NHTM, đồng thời cũng là sự quan tâm của cá nhân tôi dưới góc nhìn của nghiệp vụ kiểm toán.
Với mong muốn góp phần nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro, ngăn ngừa trục lợi trong công tác quản lý tiền gửi tiết kiệm tại các NHTM, với những kiến thức đã được học, tôi mạnh dạn chọn đề tài “Ứng dụng mô hình kiểm soát 3 lớp trong công tác quản trị rủi ro trục lợi sổ/thẻ tiết kiệm tại các ngân hàng thương mại” để làm Luận văn Thạc sĩ.
2. Các câu hỏi nghiên cứu
- Hoạt động huy động tiền gửi tại các NHTM là gì? Huy động tiền gửi bao gồm những quy trình cơ bản như thế nào?
- Mô hình kiểm soát 3 lớp (3 lines of defence) là gì, ứng dụng của mô hình này trong quy trình huy động tiền gửi tiết kiệm tại các NHTM như thế nào? Mức độ phù hợp của mô hình này trong việc kiểm soát hoạt động huy động tiền gửi tiết kiệm của các NHTM?
- Hạn chế, điểm yếu của mô hình kiểm soát 3 lớp là gì? Khi nào mô hình này bị vô hiệu hóa? Sự cần thiết phải điều chỉnh/ cải tiến mô hình này?
- Trục lợi sổ tiết kiệm là gì? Thực trạng trục lợi sổ tiết kiệm của khách hàng gửi tiền tại các NHTM ra sao? Mức độ thiệt hại, ảnh hưởng như thế nào?
- Cơ chế hoạt động của mô hình kiểm soát 3 lớp như thế nào trong các vụ trục lợi mà không phát hiện được gian lận?
- Giải pháp gì để ngăn chặn/ giảm thiểu nguy cơ sổ tiết kiệm của khách hàng bị trục lợi? Đối với mô hình kiểm soát 3 lớp: cần điều chỉnh như thế nào để đạt được mục tiêu kiểm soát? Để thực hiện được những giải pháp này, cần những điều kiện gì?
ĐỂ BIẾT THÊM THÔNG TIN TOÀN BỘ BÀI VIẾT XIN QUÝ KHÁC LIÊN HỆ
Hotline, ZALO : 0916 559 538
Mail: chuyenvietlvthacsi@gmail.com