THỰC TIỄN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG TẠI TÒA ÁN NHÂN DÂN QUẬN 1, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

THỰC TIỄN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG TẠI TÒA ÁN NHÂN DÂN QUẬN 1, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

TP. Hồ Chí Minh- Năm 2020

1.1 Khái quát chung về hợp đồng tín dụng

1.1.1 Khái niệm và đ c đi m c a hợp đồng tín dụng

HĐTD về bản chất là hợp đồng vay tài sản. Theo quy định tại Điều 463 BLDS 2015, hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên vay tài sản c ng loại theo đ ng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.

Tuy nhiên, không phải hợp đồng vay tài sản nào cũng được gọi là HĐTD mà chỉ được gọi là HĐTD trong trường hợp bên cho vay là các TCTD, mà chủ yếu là các Ngân hàng thương mại. HĐTD là sự thỏa thuận bằng văn bản giữa các TCTD (bên cho vay) với pháp nhân, cá nhân có đủ những điều kiện do luật định (bên vay). Cho vay là hình thức cấp tín dụng, theo đó bên cho vay giao hoặc cam kết giao cho khách hàng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích xác định trong một thời gian nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi.

Đến nay, chưa có định nghĩa chính thức trong một văn bản pháp luật về HĐTD cho nên có nhiều quan điểm khác nhau về HĐTD. Theo Tác giả, HĐTD là sự thỏ thuận bằng văn bản giữ á TCTD (bên ho v y) với pháp nhân, á nhân ó đủ những điều kiện do luật định (bên v y), theo đó bên  ho v y gi o hoặ   m kết gi o

 ho khá h hàng một khoản tiền để sử dụng vào mụ đí h xá định trong một thời gi n nhất định theo thỏ  thuận với nguyên tắ  ó hoàn trả ả gố và lãi.

Với định nghĩa này, có thể nói, ngoài những dấu hiệu chung của một loại hợp đồng, HĐTD còn có một số đặc điểm riêng để phân biệt với các loại hợp đồng khác trong giao dịch dân sự và thương mại như sau:

Thứ nhất, về chủ thể, một bên tham gia hợp đồng bao giờ cũng là TCTD có đủ điều kiện luật định, với tư cách là bên cho vay. Còn chủ thể bên kia (bên vay) có thể là pháp nhân, cá nhân thỏa mãn những điều kiện vay vốn do pháp luật quy định.

Thứ hai, đối tượng của HĐTD bao giờ cũng phải là một số tiền xác định và phải được các bên thỏa thuận, ghi rõ trong hợp đồng. Cụ thể, đối tượng của HĐTD là tiền (bao gồm tiền mặt và b t tệ). Đồng Việt Nam hoặc ngoại tệ đều là các loại tiền mặt được sử dụng làm đối tượng trong các HĐTD t y theo trường hợp cụ thể do TCTD và khách hàng thỏa thuận ph hợp với quy định pháp luật. Thực tế, hầu hết HĐTD đều cho vay bằng đồng Việt Nam, đặc biệt, người vay là cá nhân và sử dụng tiền vào mục đích tiêu d ng thì tiền vay bắt buộc là đồng Việt Nam. Không phải cá

nhân vay vốn cho mục đích kinh doanh có thể vay bằng ngoại tệ mà chỉ khách hàng là người cư tr mới có thể vay bằng ngoại tệ.2 Số tiền cho vay phải được xác định và ghi rõ ràng vào hợp đồng.

Th ba, hình thức của HĐTD phải được lập dưới dạng văn bản.3 Vì tính chất của HĐTD luôn mang tính rủi ro cao và xảy ra rất nhiều tranh chấp cho nên hình thức của HĐTD phải được thể hiện dưới dạng “giấy trắng mực đen” và nhiều điều khoản các bên phải thỏa thuận và ghi cụ thể trong nội dung của HĐTD được quy định tại khoản 1 Điều 23 Thông tư 39. Trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay, với sự tiến bộ của khoa học công nghệ thì thuật ngữ “văn bản điện tử” thể hiện dưới dạng thông điệp dữ liệu dần trở nên phổ biến và được d ng rất nhiều trong đời sống thường ngày. Thông điệp dữ liệu có thể truy cập và tham chiếu khi cần thiết thì có giá trị như văn bản.4 Quy định của pháp luật dân sự cũng công nhận giá trị của một thông điệp dữ liệu. Theo đó, giao dịch dân sự thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định pháp luật điện tử được coi là giao dịch bằng văn bản.5 Do đó, một HĐTD tồn tại dưới hình thức một thông điệp dữ liệu có thể truy cập và tham chiếu thì vẫn có giá trị pháp lý.

HĐTD đa số là hợp đồng mẫu do các TCTD soạn s n (các hợp đồng vay vốn cá nhân). Tuy nhiên, trong quá trình thỏa thuận, các bên có thể thay đổi nội dung hợp đồng mẫu theo thỏa thuận chung. Theo quy định, TCTD phải niêm yết công khai hợp đồng mẫu, điều kiện giao dịch chung về cho vay tại trụ sở và đăng tải lên trang thông

2 Xem: Điểm d khoản 2 Điều 5 Thông tư 39.

3 Xem: Điều 23 Thông tư 39.

4 Xem: Điều 12 Luật Giao dịch Điện tử  năm 2005.

5 Xem: Khoản 1 Điều 119 BLDS 2015.

tin điện tử của TCTD (nếu có); cung cấp đầy đủ thông tin về hợp đồng mẫu và điều kiện giao dịch chung cho khách hàng trước khi ký kết hợp đồng tín dụng.6

Thứ tư, về nguy cơ rủi ro, HĐTD chứa đựng nguy cơ rủi ro rất lớn cho quyền lợi của bên cho vay. Vì theo cam kết trong HĐTD, bên cho vay chỉ có thể đòi tiền của bên vay sau một thời hạn nhất định, nếu thời hạn cho vay càng dài thì nguy cơ rủi ro càng lớn. Vì thế các tranh chấp phát sinh từ HĐTD cũng thường xảy ra với số lượng và tỷ lệ lớn hơn so với các loại hợp đồng khác.

Thứ năm, về cơ chế thực hiện quyền và nghĩa vụ, trong HĐTD thì nghĩa vụ chuyển giao tiền vay (nghĩa vụ giải ngân) của bên cho vay bao giờ cũng phải được thực hiện trước để làm cơ sở, tiền đề cho việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của bên vay. Do đó, chỉ khi nào bên cho vay chứng minh được rằng họ đã chuyển giao tiền vay theo đ ng HĐTD cho bên vay thì khi đó họ mới có quyền yêu cầu bên vay phải thực hiện các nghĩa vụ đối với mình (bao gồm các nghĩa vụ chính như sử dụng tiền vay đ ng mục đích, nghĩa vụ hoàn trả tiền vay đ ng hạn cả gốc và lãi…).

1.1 .  Phân loại hợp đồng tín dụng

Có nhiều tiêu chí khác nhau để phân loại HĐTD, cụ thể như sau:

+ Căn     vào mụ đí h sử dụng vốn v y th HĐTD đượ  phân  hi  thành:

HĐTD phụ vụ nhu ầu uộ sống: Khách hàng của loại hợp đồng này là cá nhân, có nhu cầu vay mượn tín dụng để đáp ứng các nhu cầu tiêu d ng, sinh hoạt của cá nhân hoặc gia đình trong cuộc sống.

HĐTD phụ vụ hoạt động kinh do nh, hoạt động khá : Khách hàng thường là pháp nhân, cá nhân hoặc cá nhân đại diện cho hộ kinh doanh, doanh nghiệp tư nhân, vay tín dụng nhằm mục đích ngoài nhu cầu tiêu d ng, sinh hoạt.

Dựa trên mục đích sử dụng vốn vay mà TCTD mới xác định có xét duyệt khoản vay không vì có một số nhu cầu vốn không được cấp tín dụng được quy định tại Điều 8 Thông tư 39. Mục đích sử dụng vốn vay cũng là căn cứ để khi có tranh chấp xảy ra dựa vào để phân loại tranh chấp tín dụng đó là tranh chấp dân sự hay kinh doanh thương mại. Tranh chấp phát sinh từ HĐTD phục vụ nhu cầu cuộc sống sẽ được xếp vào nhóm án dân sự. Tất nhiên, loại tranh chấp còn lại- tranh chấp từ HĐTD phục vụ hoạt động kinh doanh sẽ thuộc nhóm vụ án kinh doanh, thương mại. Việc phân loại

6 Xem: Khoản 4 Điều 23 Thông tư 39.

này là cần thiết trong việc lựa chọn pháp luật chuyên ngành áp dụng vào giải quyết vụ án.

+ Căn      vào việ  áp dụng biện pháp bảo đảm tiền v y th  HĐTD đượ   phân

 hi thành:

HĐTD ó biện pháp bảo đảm tiền v y: Ngoài HĐTD là hợp đồng chính, hợp đồng bảo đảm tiền vay có thể được lập như một phụ lục của hợp đồng chính hoặc được lập riêng ra thành một hợp đồng (thường sẽ được lập sau HĐTD). Các hợp đồng bảo đảm tiền vay chính được sử dụng cho HĐTD là: Hợp đồng thế chấp, hợp đồng cầm cố và hợp đồng bảo lãnh.

HĐTD không ó biện pháp bảo đảm tiền v y: TCTD và khách hàng thỏa thuận với nhau về việc không áp dụng biện pháp bảo đảm bằng tài sản mà thay vào đó, TCTD chấp nhận cho vay dựa trên sự tín nhiệm đối với nhân thân của khách hàng.

Việc có áp dụng biện pháp bảo đảm tiền vay hay không do TCTD quyết định và chịu trách nhiệm.

+ Căn vào thời hạn v y theo quy định tại Điều 10 Thông tư 39,  ó thể phân loại HĐTD thành:

Hợp đồng ho v y ngắn hạn: Là hợp đồng mà theo đó TCTD thỏa thuận với khách hàng với thời hạn sử dụng vốn vay tối đa là 01 năm. Loại hợp đồng này chủ yếu đáp ứng nhu cầu về vốn lưu động của khách hàng trong hoạt động kinh doanh hoặc thỏa mãn nhu cầu về tiêu d ng của khách hàng trong một thời hạn ngắn.

Hợp đồng  ho vay trung hạn (thời hạn v y từ 01 năm đến 05 năm) và hợp đồng

 ho v y dài hạn (thời hạn v y trên 05 năm): Các HĐTD này khác với HĐTD cho vay ngắn hạn là với thời gian thỏa thuận là từ trên một năm trở lên. Người đi vay ký kết các hợp đồng này để thỏa mãn nhu cầu mua sắm tài sản cố định trong kinh doanh, thỏa mãn nhu cầu sinh hoạt, tiêu d ng như mua sắm nhà ở, phương tiện đi lại.

+ Nếu  ăn     vào tính  hất  ó bảo đảm  ủ  khoản v y th HĐTD đượ  phân  hi

thành:

Hợp đồng cho v y  ó bảo đảm bằng tài sản: Là hợp đồng cho vay, trong đó

nghĩa vụ trả nợ tiền vay được bảo đảm bằng tài sản của bên vay hoặc của người thứ ba. Việc cho vay này phải được bảo đảm dưới hình thức ký kết cả hai loại hợp đồng, bao gồm HĐTD và hợp đồng bảo đảm tiền vay (hợp đồng cầm cố, hợp đồng thế chấp, hợp đồng bảo lãnh). Pháp luật cũng cho phép các bên có thể thỏa thuận lập một hợp

ĐỂ BIẾT THÊM THÔNG TIN TOÀN BỘ BÀI VIẾT XIN QUÝ KHÁC LIÊN HỆ

Hotline, ZALO : 0916 559 538

Mail: chuyenvietlvthacsi@gmail.com

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *