THU HÚT NGUỒN LỰC TÀI CHÍNH KHỞI NGHIỆP CHO DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA CỦA VIỆT NAM

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

———————

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG

THU HÚT NGUỒN LỰC TÀI CHÍNH KHỞI NGHIỆP CHO DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA CỦA VIỆT NAM

CHƯƠNG TRÌNH ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG

DANH MỤC HÌNH

TTHìnhNội dungTrang
1Hình 3- 1Thời gian thực hiện thủ tục ra nhập thị trường54
2Hình 3- 2Tình hình đăng ký thành lập doanh nghiệp mới, 2007-201856
3Hình 3- 3Tình hình vốn trong doanh nghiệp đăng ký thành lập mới, 2007- 201857

PHẦN MỞ ĐẦ U

Tính cấp thiết của đề tài

Hiện nay ở Việt Nam, vai trò đội ngũ doanh nhân và doanh nghiệp ngày càng được Đảng và Nhà nước đề cao trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Báo cáo của Chính phủ tại kỳ họp thứ 3 Quốc hội khóa 11 năm 2017 đã khẳng định: ―Doanh nghiệp, doanh nhân là lực lượng chủ lực xung kích trong sự nghiệp phát triển kinh tế‖. Hơn nữa, Chính phủ năm 2017 cũng đã đưa ra thông điệp mạnh mẽ về xây dựng Chính phủ kiến tạo, chính quyền phục vụ, truyền niềm hứng khởi khởi nghiệp cho toàn dân. Tiếp sau cuộc phát động, Chính phủ đã có một loạt động thái tích cực trong cải cách thủ tục hành chính, tháo gỡ hàng loạt khó khăn vướng mắc, hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp hoạt động và phát triển. Việc Bộ Công Thương bãi bỏ gần 700 giấy phép con trước ngày 14/9/2017 cùng với việc cắt giảm hàng ngàn điều kiện kinh doanh đang cản trở doanh nghiêp vào tháng 8/2018 là minh chứng tiêu biểu cho tinh thần cải cách đó.

Khi mới khởi sự kinh doanh, các doanh nghiệp hầu hết ở quy mô nhỏ và vừa đã phải đối mặt với nhiều thách thức khó khăn đến từ nhân tố khách quan như môi trường vĩ mô, hay từ nhân tố chủ quan như các yếu tố thuộc về kỹ năng của chủ doanh nghiệp. Trong đó, tiếp cận và thu hút nguồn lực tài chính tử bên ngoài vẫn luôn là một trong những yếu tố quan trọng nhất quyết định đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp khởi nghiệp quy mô nhỏ và vừa tại Việt Nam. Vấn đề này có nguyên nhân không hẳn là từ việc thiếu những quỹ hỗ trợ hay đầu tư phù hợp, hay hệ thống cơ chế chính sách quản lý của nhà nước còn hạn chế mà còn có nguyên nhân từ chính trong nội tại doanh nghiệp. Điều này thể hiện khi nhiều doanh nghiệp khởi

nghiệp quy mô nhỏ và vừa chưa định hình rõ ràng chiến lược phát triển; mô phỏng dự án khởi nghiệp chưa đánh giá hết các rủi ro; hạn chế về thông tin, cách thức tìm kiếm nguồn tài trợ về tài chính.

Mặc dù vậy, cho đến thời điểm luâṇ

văn này thực hiện thì vẫn chưa

có nghiên cứu tổng quát và đầy đủ về thu hút nguồn lực tài chính khởi nghiệp cho doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam. Do vậy, tác giả lựa chọn thực hiện luận văn này nhằm tìm ra những giải pháp để nâng cao hiệu quả thu hút nguồn lực tài chính khởi nghiệp cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, cơ chế quản lý phù hợp của nhà nước để thúc đẩy khởi nghiệp tại Việt Nam.

Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu: tìm ra những giải pháp để nâng cao khả năng thu hút nguồn lực tài chính khởi nghiệp cho doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam.

Nhiệm vụ nghiên cứu:

  • Hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản và thự c tiêñ

về các

phương thức tiếp cận và thu hút nguồn lực tài chính khởi nghiệp cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

  • Phân tích tình hình thu hút nguồn lực tài chính khởi nghiệp cho doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam hiện nay để đánh giá kết quả đạt được, hạn chế và tìm ra nguyên nhân
  • Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao khả năng tiếp cận và thu hút nguồn lực tài chính khởi nghiệp cho doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam.

Câu hỏi nghiên cứu

Câu hỏi nghiên cứu chính:

Giải pháp để nâng cao khả năng thu hút nguồn lực tài chính khởi nghiệp cho doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam?

Câu hỏi nghiên cứu phụ:

  • Thực trạng hạn chế vướng mắc trong thu hút nguồn lực tài chính khởi nghiệp cho doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam?
  • Nhà nước cần làm gì để hoàn thiện các chính sách quản lý, hỗ trợ hoạt động thu hút nguồn lực tài chính khởi nghiệp cho doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam?

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là doanh nghiệp khởi nghiệp quy mô nhỏ và vừa tại Việt Nam trong các ngành kinh tế thông thường cũng như doanh nghiệp khởi sự đổi mới sáng tạo. Đồng thời, luận văn cũng nghiên cứu vai trò của nhà nước trong hỗ trợ hoạt động thu hút nguồn lực tài chính khởi nghiệp cho doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Phạm vi nghiên cứu của luận văn:

+ Phạm vi về không gian: các doanh nghiệp khởi nghiệp quy mô nhỏ và vừa tại Việt Nam.

+ Phạm vi về thời gian: số liệu thống kê từ nhiều nguồn trong khoảng thời gian 2010 – 2019

+ Phạm vi về nội dung: vấn đề thu hút nguồn lực tài chính khởi nghiệp từ bên ngoài cho doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam. Trong khởi nghiệp, có rất nhiều yếu tố tác động đến khởi nghiệp như ý tưởng kinh doanh, nhân lực, trình độ quản lý, tài chính, chính sách của nhà nước; tuy nhiên trong phạm vi của đề tài chỉ nghiên cứu các nội dung liên quan về thu hút nguồn lực tài chính khởi nghiệp từ bên ngoài cho doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam.

Phương pháp nghiên cứu của luận văn

  • Phương pháp nghiên cứu định tính: Các phương pháp nghiên cứu thống kê, tổng hợp, phân tích hệ thống và so sánh được sử dụng xuyên suốt

trong quá trình triển khai thực hiện luận văn. Phân tích hệ thống đòi hỏi sự phân tích các mối tương tác giữa các yếu tố tác động đến quản lý các phương thức huy động tài chính cho doanh nghiệp khởi sự quy mô nhỏ và vừa.

  • Phương pháp dự báo: Trên cơ sở các dữ liệu thu thập được, kết hợp cả phương pháp dự báo định tính và dự báo định lượng nhằm dự báo xu hướng quản lý các phương thức huy động tài chính cho doanh nghiệp khởi sự trong thời gian tới.

Kết cấu của Luận văn

Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được chia thành 4 chương Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu, cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn về thu hút nguồn lực tài chính khởi nghiệp cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

Chương 2: Phương pháp nghiên cứu

Chương 3: Thực trạng thu hút nguồn lực tài chính khởi nghiệp cho doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam

Chương 4: Giải pháp nhằm thu hút nguồn lực tài chính khởi nghiệp cho doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ THU HÚT NGUỒN LỰC TÀI CHÍNH KHỞI NGHIỆP CHO DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA

  1. Tổng quan tình hình nghiên cứu

Cho đến thời điểm nghiên cứu này thực hiện, đã có một sốcông trình nghiên cứu có đề cập đến thu hút nguồn lực tài chính khởi nghiệp cho doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam ở nhiều cấp độ nghiên cứu khác nhau. Cụ thể:

  • Trong nghiên cứu ―Mở rộng và nâng cao khả năng tiếp cận tín dụng của các doanh nghiệp nhỏ và vừa‖ của Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (2009), các tác giả đã chỉ ra rằng thiếu vốn và khó tiếp cận nguồn vốn là một trong những cản trở lớn nhất trong quá trình phát triển của loại hình doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam hiện nay. Theo nghiên cứu này, tình trạng thiếu vốn và khó tiếp cận nguồn vốn của các DNNVV xuất phát từ cả hai phía, bản thân doanh nghiệp và hệ thống ngân hàng thương mại. Tuy nhiên, nghiên cứu này chỉ tập trung phân tích những rào cản đối với các DNNVV trong việc tiếp cận nguồn vốn tín dụng mà không đề cập đến các nguồn vốn cũng như những kênh cung ứng vốn khác mà trong thực tế, DNNVV có thể tiếp cận để giải quyết những khó khăn về

nguồn vốn của mình.(18)

  • Nghiên cứu của TS. Trương Quang Thông (2010) trong đề tài ―Tài trợ tín dụng ngân hàng cho các DNNVV – Một nghiên cứu thực nghiệm tại khu vực thành phố Hồ Chí Minh‖, đã khảo sát, đánh giá thực trạng hoạt động của các DNNVV trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, qua đó gợi ý chính sách hỗ trợ phát triển hệ thống DN này trên địa bàn thành phố Hồ

Chí Minh thông qua chính sách tài trợ tiếp cận vốn tín dụng từ hệ thống ngân hàng thương mại.(17)

  • Hỗ trợ về vốn và tiếp cận nguồn vốn là một trong những nhóm giải pháp quan trọng được đề xuất nhằm phát triển DNNVV của Việt Nam đến năm 2020 trong nghiên cứu ―Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam ‖ của Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương (2010). Theo nghiên cứu này, để các DNNVV Việt Nam phát triển cần đầu tư đổi mới trang thiết bị – công nghệ, mở rộng liên kết và xúc tiến thị trường, nhưng thiếu vốn và không được hỗ trợ tiếp cận vốn đã ngăn cản tiến trình nâng cao năng lực cạnh tranh của các DNNVV của Việt Nam. Tuy vậy, nghiên cứu chỉ tập trung phân tích thực trạng và các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình phát triển, chưa làm rõ nguyên nhân cũng như nhưng chính sách hỗ

trợ cụ thể để giúp hệ thống doanh nghiệp này giải quyết bài toán về vốn.(16)

  • Luận án tiến sỹ của Nguyễn Minh Tuấn (2011) về đề tài ―Phát triển dịch vụ ngân hàng hỗ trợ phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam‖tác giả đã đánh giá và đưa ra những giải pháp hoàn thiện và đa dạng hóa các dịch vụ ngân hàng thương mại tạo điều kiện giúp phát triển các DNNVV.(15)

Nhìn chung, các nghiên cứu trên đã góp phần nhận diện những khó khăn về nguồn vốn trong quá trình phát triển các DNNVV tại Việt Nam cũng như tại một số địa phương, đề xuất những giải pháp, kiến nghị về mặt kỹ thuật (dịch vụ cung ứng vốn từ các ngân hàng thương mại) cũng như chính sách (các giải pháp hỗ trợ) giúp hệ thống DNNVV thuận lợi hơn trong tiếp cận nguồn vốn.

Mặc dù vậy, cho đến thời điểm luâṇ

văn này thực hiện thì vẫn chưa

có nghiên cứu tổng quát và đầy đủ về thu hút nguồn lực tài chính khởi nghiệp cho doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam. Có thể nói, đây là một

trong những yêu cầu cấp bách hiện nay nhằm giúp doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp tục phát triển cả về số lượng và chất lượng, góp phần phát triển kinh tế Việt Nam.

ĐỂ BIẾT THÊM THÔNG TIN TOÀN BỘ BÀI VIẾT XIN QUÝ KHÁC LIÊN HỆ

Hotline, ZALO : 0916 559 538

Mail: chuyenvietlvthacsi@gmail.com

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *