MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG
Chương 1. Giới Thiệu……………………………………………………………………………… 1
Chương 2. Khung lý thuyết và các nghiên cứu trước đây………………………… 6
2.2.4. | Nghiên cứu của Mawutor (2014)…………………………………………. 15 | |
(2014) | 2.2.5. | Nghiên cứu của Từ Thị Kim Thoa và Nguyễn Thị Uyên Uyên ………………………………………………………………………………………17 |
Chương 3. Phương pháp nghiên cứu………………………………………………………. 23
- Giả thuyết nghiên cứu………………………………………………………………. 23
Chương 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận………………………………………….. 35
- Thống kê mô tả các biến trong mô hình ………………………………….. 36
Chương 5. Kết luận và khuyến nghị………………………………………………………. 54
Phụ lục 1: Các kết quả chạy từ phần mềm Eview 8.1
Phụ lục 2: Danh sách các công ty niêm yết theo từng ngành được lựa chọn để đưa vào nghiên cứu
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CCC: Cash Conversion Cycle DR: Financial Debt Ratio
FAR: Fixed Financial Assets Ratio GOP: Gross Operating Profit HNX: Hanoi Stock Exchange
HOSE: Ho Chi Minh Stock Exchange IP: Number of Days of Inventory
PP: Number of Days of Accounts Payables RP: Number of Days of Accounts Receivables
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lợi của doanh nghiệp……………. 19
Bảng 3.1: Bảng thể hiện kỳ vọng dấu của các biến độc lập và kiểm soát trong mô hình 24
Bảng 3.2: Bảng tổng hợp tất cả biến được đưa vào mô hình nghiên cứu………………… 29
Bảng 4.1: Bảng thống kê mô tả…………………………………………………………………………… 36
Bảng 4.2: Bảng phân tích tương quan tác động kỳ thu tiền lên khả năng sinh lợi ..39 Bảng 4.3: Bảng kiểm định White tác động kỳ thu tiền lên khả năng sinh lợi………………………. 40
Bảng 4.4: Bảng phân tích hồi quy sự tác động của kỳ thu tiền……………………………. 42
Bảng 4.5: Bảng phân tích hồi quy sự tác động của kỳ thu tiền, có yếu tố ngành…. 43
Bảng 4.6: Bảng phân tích hồi quy sự tác động của kỳ lưu kho……………………………… 44
Bảng 4.7: Bảng phân tích hồi quy sự tác động của kỳ lưu kho, có yếu tố ngành….. 45
Bảng 4.8: Bảng phân tích hồi quy sự tác động của kỳ phải trả……………………………. 46
Bảng 4.9: Bảng phân tích hồi quy sự tác động của kỳ phải trả, có yếu tố ngành…. 47
Bảng 4.10: Bảng phân tích hồi quy sự tác động của chu kỳ luân chuyển tiền…….. 49
Bảng 4.11: Bảng phân tích hồi quy sự tác động của chu kỳ luân chuyển tiền, có yếu tố ngành………………………………………………………………………………………………………………………….. 50
Bảng 4.12: Bảng tổng hợp kết quả nghiên cứu, bỏ qua yếu tố ngành………………….. 51
Bảng 4.13: Bảng tổng hợp kết quả nghiên cứu, có yếu tố ngành………………………… 52
Quản lý vốn luân chuyên là một trong những vấn đề cực kỳ quan trọng và cấp bách mà các công ty đang hướng tới. Quản lý vốn luân chuyển hiệu quả giúp doanh nghiệp có thể thực hiện mục tiêu chính của mình đó là tối đa hóa lợi nhuận, và tối thiểu hóa chi phí. Chính vì vậy, các công ty rất mong muốn mình có thể sở hữu được các giám đốc tài chính tài ba, giúp doanh nghiệp mình hoàn thành được mục tiêu quản lý vốn luân chuyển theo một phương thức hiệu quả nhất có thể, vì lẽ dĩ nhiên, quản lý vốn luân chuyển, sẽ ảnh hưởng rất lớn đến khả năng sinh lợi của các doanh nghiệp hiện nay. Vì sự quan trọng của việc quản lý vốn luân chuyển, mà tác giả đã thực hiện bài nghiên cứu này tại thị trường Việt Nam, để kiểm định, liệu các giả thuyết sự tác động của vốn luân chuyển, lên khả năng sinh lợi của doanh nghiệp có thể được áp dụng ở Việt Nam hay không? Doanh nghiệp có thể làm gì để giúp gia tăng lợi nhuận thông qua việc quản lý vốn luân chuyển? Bài nghiên cứu sử dụng mô hình hồi quy để thực hiện kiểm định sự tác động của việc quản lý vốn luân chuyển, được đo lường bằng chu kỳ luân chuyển tiền, kỳ thu tiền, kỳ lưu kho, và kỳ phải trả, lên khả năng sinh lợi của doanh nghiệp, được đo lường bằng tỷ lệ lợi nhuận hoạt động gộp, áp dụng cho các công ty phi tài chính, niêm yết trên 2 sàn chứng khoán HOSE và HNX. Bài nghiên cứu đã tìm ra được rằng, có một sự tác động nghịch biến của các yếu tố đo lường việc quản lý vốn luân chuyển, lên tỷ lệ lợi nhuận hoạt động gộp, đại diện cho khả năng sinh lợi của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp có thể dựa vào kết quả nghiên cứu để áp dụng, khi muốn nâng cao khả năng sinh lợi của doanh nghiệp mình.
Từ khóa: Vốn luân chuyển, khả năng sinh lợi, chu kỳ luân chuyển tiền, kỳ thu tiền, kỳ lưu kho, kỳ phải trả.
Working capital management is really important and urgent to the business. Working capital management can help the company achieve the main duties which are to maximize the profit, and minimize the cost. Therefore, the company completely wants to employ an talented CFO who can achieve efficiently working capital management, and actually, working capital management affects the profitability really much. Due to the importance of this issue, the author made this paper to find out whether the hypothesis of the impact of working capital and the profitability of Vietnamese company, and which action the company can take to improve the profitability. The paper uses regression analysis test the impact of working capital, which is measured by cash conversion cycle, accounts receivables cycle, inventory cycle, and accounts payables cycle, to the profitability, which is measured by gross operating profit. The analysis is applied to non-financial company which is listed on HOSE and HNX. The analysis shows that there is an negative impact of the factors, which is used to measure working capital management, to gross operating profit, which is used to measure the profitability. The company can use the result to set an strategy for improving the profitability.
Keywords: Working capital, profitability, cash conversion cycle, accounts receivables cycle, inventory cycle, and accounts payables cycle.
Chương 1. Giới Thiệu
- Lý do chọn đề tài
Quản lý vốn luân chuyên là một trong những vấn đề cực kỳ quan trọng và cấp bách mà các công ty đang hướng tới. Quản lý vốn luân chuyển hiệu quả giúp doanh nghiệp có thể thực hiện mục tiêu chính của mình đó là tối đa hóa lợi nhuận, và tối thiểu hóa chi phí. Chính vì vậy, các công ty rất mong muốn mình có thể sở hữu được các giám đốc tài chính tài ba, giúp doanh nghiệp mình hoàn thành được mục tiêu quản lý vốn luân chuyển theo một phương thức hiệu quả nhất có thể, vì lẽ dĩ nhiên, quản lý vốn luân chuyển, sẽ ảnh hưởng rất lớn đến khả năng sinh lợi của các doanh nghiệp hiện nay.
Trên hoạt động kinh doanh thường nhật của các doanh nghiệp Việt Nam, việc duy trì khả năng thanh khoản, hay nói cách khác việc quản lý hiệu quả của vốn luân chuyển là một điều kiện tiên quyết giúp các doanh nghiệp tại Việt Nam có thể đứng vững và phát triển. Vốn luân chuyển không chỉ ảnh hưởng đến các kế hoạch trong ngắn hạn của doanh nghiệp được thực hiện tốt đẹp, mà còn đảm bảo những kế hoạch dài hạn trong tương lai mà đã được các giám đốc tài chính của doanh nghiệp hướng tới.
Theo một nghiên cứu gần đây cho thấy các doanh nghiệp Việt Nam trong khoảng thời gian từ năm 2013 – 2017 đã có sự tăng trưởng đáng ngưỡng mộ, đơn cử, mức độ tăng trưởng trong giai đoạn này là đạt khoảng 6,1%, sự phát triển này đi đôi với các chính sách tiền tệ cũng như việc điều tiết vớn FDI của chính phủ, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tại Việt Nam.
Tuy nhiên, chúng ta vẫn không thể phủ nhận thực trạng rằng chu kỳ luân chuyển tiền mặt của các công ty đang hoạt động kinh doanh tại Việt Nam, đang kéo dài ra. trong giai đoạn 2013 – 2017, chu kỳ tiền mặt đã kéo dài ra thêm 6 ngày, chính điều này đã cho thấy một sự yếu kém trong quản lý vốn luân chuyển của các nhà quản lý doanh nghiệp. Mặc khác, phần lớn nguồn vốn luân chuyển, xuất phát từ việc các doanh nghiệp đi vay mượn từ các tổ chức tín dụng, hay việc các doanh
nghiệp phát hành một cách “vô tội vạ” cổ phiếu và trái phiếu, chứ không phải thực chất từ bản thân nội tại của các doanh nghiệp.
Hàng loạt các doanh nghiệp Việt Nam, đang niêm yết trên sàn chứng khoán, đang có xu hướng phát hành các cổ phiếu có giá thấp để nhằm mục đích có thêm nhiều nhà đầu tư, đặt tài sản của mình cho công ty, các cổ phiếu được chào bán với giá rất thấp, và gần như là “cho không biếu không”. Nếu nhìn theo cái nhìn dài hạn thì việc các doanh nghiệp Việt phát hành nhiều cổ phiếu với giá thấp, hay nói cách khác là hiện tượng “pha loãng cổ phiếu”, một cách “hết sức lạm dụng” và “vô tội vạ” sẽ làm ảnh hưởng rất lớn đến lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu thu được ở các năm tiếp theo. Như vậy việc quản lý hiệu quả vốn luân chuyển sẽ có những tác động như thế nào đến các công ty Việt Nam? Có sự khác biệt gì giữa một doanh nghiệp quản lý thật hiêu quả vốn luân chuyển với một doanh nghiệp chưa làm tốt công tác này? Sự thật là các doanh nghiệp quản lý tốt vòng quay vốn luân chuyển, sẽ rút ngắn thời gian quay vòng của đồng vốn xuống còn khoảng 12 ngày, thấp hơn rất nhiều so với các doanh nghiệp chưa thật sự làm tốt công tác này, giảm số ngày luân chuyển xuống thấp hơn gấp 20 lần. Một doanh nghiệp có khả năng chủ động trong việc quản lý hiểu quả vốn luân chuyển sẽ thật sự giúp cho doanh nghiệp mình ít phụ thuộc vào các đồng vốn vay mượn từ các tổ chức tín dụng cũng như vay mượn từ công chúng thông qua các hình thức phát hành cổ phiếu, trái phiếu. Như vậy các doanh nghiệp Việt Nam đang gặp khó khăn ở khâu nào để có thể làm tốt công tác quản lý vốn luân chuyển. Cốt lõi chính nằm ở việc quản lý các khoản phải thu của khách cũng như việc quản lý hàng tồn kho của doanh nghiệp, chỉ khi doanh nghiệp có thể chủ động lên kế hoạch quản lý những thông số liên quan đến khoản phải thu, cũng như các thông số về hàng tồn kho, doanh nghiệp mới có thể từng bước cải thiện số ngày trong chu kỳ quay của vốn luân chuyển*.
ĐỂ BIẾT THÊM THÔNG TIN TOÀN BỘ BÀI VIẾT XIN QUÝ KHÁC LIÊN HỆ
Hotline, ZALO : 0916 559 538
Mail: chuyenvietlvthacsi@gmail.com