MỞ ĐẦU
- Tính cấp thiết của luận án
Đa số các kết quả nghiên cứu về nợ công ở thế giới và Việt Nam đều thống nhất rằng nợ công có tác động tích cực và tiêu cực đến an ninh kinh tế (ANKT) của mỗi quốc gia. Mối nguy hại từ nợ công không chỉ đến từ các quốc gia nghèo, đang phát triển, mà đối với các quốc gia phát triển cao như Mỹ, Trung Quốc, nợ công cũng có những tác động tiêu cực đến ANKT và an ninh quốc gia (ANQG). Tùy thể chế, điều kiện của mỗi quốc gia để xây dựng các chiến lược, kế hoạch, giải pháp nhằm phát huy tác động tích cực, hạn chế tác động tiêu cực của nợ công đến ANKT, tuy nhiên, những nguy hiểm từ nợ công đối với ANKT vẫn luôn rình rập mỗi quốc gia, đặc biệt sau khủng hoảng nợ công tại Hy Lạp, Ailen và một số nước Châu Âu khiến hàng loạt quốc gia “vỡ nợ”.
Bên cạnh những tác động tích cực, nhiều quốc gia trên thế giới đã phải tập trung mọi nguồn lực để hạn chế, khắc phục những tác động tiêu cực của nợ công đến ANKT, chẳng hạn như Chính phủ Hy Lạp đã phải triển khai hàng loạt các biện pháp hà khắc như “thắt lưng, buộc bụng”, cắt giảm phúc lợi, cắt giảm lao động để cứu vãn nền kinh tế và được nhận các gói cứu trợ từ bên ngoài. Hay hàng loạt các quốc gia như Sri Lanka, Turkmenistan, Djibuoti đã phải nhượng bộ các lợi ích quốc gia và chủ quyền cho chủ nợ vì mất khả năng tài chính để thanh toán các khoản nợ nước ngoài đến hạn [52]. Các nước trong khu vực Đông Nam Á như Philippin hay Malaysia đang phải chật vật đối phó với “bẫy nợ” từ các khoản đầu tư trên tuyến hành lang “Vành đai – Con đường” từ chính phủ Trung Quốc. Có thể nói, tác động của nợ công đến ANKT các quốc gia trên thế giới đang khiến nhiều chính phủ đau đầu để tìm cách giải quyết nhằm đảm bảo ANTC quốc gia và an toàn nợ công.
Đối với Việt Nam, từng là một nước nghèo, bị chiến tranh tàn phá nặng nề, các nguồn vốn vay từ nợ công qua các nguồn ODA, ưu đãi nước ngoài đã góp phần quan trọng thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh, đẩy nhanh quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, đưa Việt Nam thoát khỏi ngưỡng một nước nghèo vào năm 2011. Tuy nhiên, giai đoạn hiện nay, nợ công Việt Nam tăng quá nhanh, tăng gấp 3 lần tốc độ tăng trưởng kinh tế, cùng với thâm hụt ngân sách nhà nước (NSNN) của Việt Nam đang ở mức trung bình chung 5%. Nợ công năm 2016 đạt 63,7% GDP, gần chạm ngưỡng an toàn 65% GDP; năm
2017, nợ công giảm xuống còn 61,3 % GDP, tuy nhiên vẫn cao hơn so với khuyến cáo mức an toàn nợ công của các nước đang phát triển từ 30 – 40% GDP [53]. Bên cạnh đó, do Việt Nam đã dừng nhận các khoản vay ưu đãi từ Hiệp hội phát triển Quốc tế (IDA) thuộc Ngân hàng Thế giới (WB), và sắp tới sẽ tốt nghiệp ADF (dừng nhận các khoản vay ưu đãi từ Quỹ phát triển châu Á (ADF) thuộc Ngân hàng phát triển châu Á (ADB), đồng nghĩa với các khoản vay nước ngoài ưu đãi, ODA sẽ ngừng hẳn buộc phải thay bằng các gói vay thương mại có thời gian ân hạn ngắn, lãi suất cao, tạo ra những rủi ro nợ công đe dọa ANKT. Những khó khăn trong huy động vốn vay trong nước cũng đặt Chính phủ trước những rủi ro và lo ngại về bền vững tài khóa. Những yếu kém trong thống kê, quản lý, sử dụng nợ công; tình trạng tội phạm tham nhũng, lãng phí, những hiện tượng tiêu cực như đội vốn, chậm tiến độ trong sử dụng vốn vay nợ công tại các công trình, dự án trọng điểm đang tác động sâu sắc đến tư tưởng và niềm tin quốc gia cũng như hạng mức tín nhiệm quốc tế, tạo điều kiện cho kẻ địch lợi dụng xuyên tạc, phá hoại. Trước yêu cầu của lý luận và thực tiễn, xét thấy cần có nghiên cứu chuyên sâu nhằm đánh giá tác động của nợ công đến ANKT của Việt Nam, từ đó đề xuất các phương hướng, giải pháp thiết thực, khả thi nhằm đảm bảo ANKT quốc gia. Do đó, tác giả đã lựa chọn đề tài “Tác động của nợ công đến an ninh kinh tế ở Việt Nam” làm luận án tiến sĩ kinh tế, chuyên ngành kinh tế chính trị.
- Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về tác động của nợ công đến an ninh kinh tế của Việt Nam; Nghiên cứu làm rõ các tác động tích cực, tiêu cực của nợ công đến ANKT ở Việt Nam; đánh giá được các thành tựu, hạn chế và nguyên nhân; từ đó, đề xuất một số phương hướng và giải pháp nhằm phát huy tác động tích cực, hạn chế tác động tiêu cực của nợ công đến ANKT ở Việt Nam đến năm 2030.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích trên, luận án có các nhiệm vụ sau:
Một là, tổng quan những công trình nghiên cứu về tác động của nợ công đến ANKT đã được công bố ở quốc tế và trong nước liên quan trực tiếp đến đề tài luận án để kế thừa những kết quả nghiên cứu và làm sáng tỏ thêm vấn đề đang đặt ra.
Hai là, nghiên cứu xây dựng một số vấn đề lý luận về tác động của nợ công đến ANKT ở Việt Nam.
Ba là, nghiên cứu, phân tích, đánh giá thực trạng nợ công Việt Nam từ năm 1986 đến 31/12/2017; nghiên cứu, làm rõ những tác động tích cực và tiêu cực của nợ công đến an ninh kinh tế của Việt Nam.
Bốn là, đề xuất một số dự báo, phương hướng và giải pháp nhằm phát huy tác động tích cực, giảm thiểu tác động tiêu cực của nợ công đến ANKT ở Việt Nam đến 2030.
3. Về đối tượng, phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận án nghiên cứu những tác động tích cực và tiêu cực của nợ công đến an ninh kinh tế của Việt Nam dưới góc độ kinh tế chính trị.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung: Luận án nghiên cứu tổng nợ công theo quy định của Luật QLNC năm 2009 có so sánh, bổ sung Luật QLNC năm 2017, và các tác động tích cực, tiêu cực của nợ công đến an ninh kinh tế ở Việt Nam.
Về không gian: Luận án tập trung nghiên cứu tác động của nợ công đến an ninh kinh tế trong phạm vi nền kinh tế Việt Nam.
Về thời gian: Nghiên cứu tình hình nợ công từ năm 1986 đến hết 31/12/2017.
4. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu
4.1. Cơ sở lý luận
Luận án được nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về nợ công và tác động của nợ công đến an ninh kinh tế ở Việt Nam và các công trình nghiên cứu của các tác giả đi trước đã công bố có liên quan đến luận án.
4.2. Cơ sở thực tiễn
Luận án nghiên cứu thực tiễn nợ công Việt Nam và tác động tích cực và tiêu cực của nợ công đến an ninh kinh tế trong phạm vi nền kinh tế Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam về nợ công.
4.3. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp chung: Tác giả sử dụng phương pháp trừu tượng hóa khoa học và các phương pháp khác của chuyên ngành kinh tế chính trị học. Luận án coi trọng phương pháp trừu tượng hóa khoa học để tạm gác bỏ khỏi đối tượng nghiên cứu những nội dung ngẫu nhiên, ít có ảnh hưởng đến nợ công để tập trung làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn có liên quan đến tác động của nợ công đến ANKT ở Việt Nam, phương pháp này chủ yếu được áp dụng trong chương 2, chương 3 của luận án.
Ngoài ra luận án còn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu cụ thể:
Một là, phương pháp thống kê – so sánh: Được sử dụng chủ yếu ở chương 1, 2, 3 của luận án để làm rõ tổng quan các vấn đề nghiên cứu, rút ra được khoảng trống cần nghiên cứu trong luận án. Đồng thời làm rõ thực trạng tác động của nợ công đến an ninh kinh tế ở Việt Nam qua nghiên cứu, đánh giá các số liệu của Bộ Tài chính; các kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học trong và ngoài nước, các tổ chức quốc tế.
Hai là, phương pháp phân tích – tổng hợp: Được sử dụng trong cả 4 chương của luận án, nhưng tập trung chủ yếu ở chương 3 nhằm đưa ra những nhận xét, đánh giá tác động của nợ công đến an ninh kinh tế ở Việt Nam.
Ba là, phương pháp logic – lịch sử: Được sử dụng chủ yếu để tìm ra nguyên nhân của những hạn chế, yếu kém từ vấn đề nợ công ở Việt Nam hiện nay, chỉ rõ những thành tựu và hạn chế và nguyên nhân trong đánh giá tác động của nợ công đến an ninh kinh tế của Việt Nam.
Bốn là, phương pháp thu thập và xử lý thông tin: Được sử dụng trong tất cả các chương của luận án nhằm kế thừa kết quả nghiên cứu của những người đi trước và phát triển nó một cách hiệu quả nhất.
5. Những đóng góp mới của luận án
Trên cơ sở kế thừa những quan điểm nghiên cứu, luận án có một số đóng góp về lý luận và thực tiễn:
Thứ nhất, xây dựng khung lý thuyết về tác động của nợ công đến ANKT bao gồm: khái niệm tác động của nợ công đến ANKT; nội dung tác động của nợ công đến ANKT; tiêu chí đánh giá tác động của nợ công đến ANKT; phân loại tác động; kinh nghiệm của một số quốc gia trong phát huy tác động tích cực, giảm thiểu tác
động tiêu cực của nợ công đến ANKT và bài học cho Việt Nam.
Thứ hai, nghiên cứu đánh giá những tác động tích cực, tiêu cực của nợ công đến ANKT của Việt Nam, đánh giá tác động của nợ công đến ANKT trên phương diện thành tựu, hạn chế, nguyên nhân của hạn chế. Từ đó, đề xuất một số phương hướng và giải pháp cơ bản nhằm phát huy tác động tích cực, giảm thiểu tác động tiêu cực của nợ công đến ANKT Việt Nam đến 2030.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
6.1. Ý nghĩa lý luận
Luận án đã bổ sung, hoàn thiện lý luận về tác động của nợ công đến an ninh kinh tế ở Việt Nam, chưa có công trình nào nghiên cứu toàn diện về vấn đề này.
Luận án đóng góp cho khoa học kinh tế chính trị ở Việt Nam một cách nhìn đầy đủ hơn về tác động của nợ công đến ANKT của Việt Nam, đây là vấn đề mới, nóng bỏng và được dư luận quan tâm, góp phần hoàn thiện nhận thức lý luận về tác động của nợ công Việt Nam đến ANKT một cách đầy đủ nhất.
6.2. Về mặt thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của luận án có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo nhằm phục vụ nghiên cứu và giảng dạy môn Kinh tế chính trị, đồng thời là một tài liệu có thể tham khảo trong tham mưu hoạch định các chính sách nhằm phát huy tác động tích cực, giảm thiểu tác động tiêu cực của nợ công đến an ninh kinh tế của Việt Nam trong thời gian những năm tới.
7. Về kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, tổng quan, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận án được kết cấu 04 chương, 10 tiết:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến tác động của nợ công đến an ninh kinh tế
Chương 2: Cơ sở lý luận và thực tiễn về tác động của nợ công đến an ninh
kinh tế
Chương 3: Thực trạng tác động của nợ công đến an ninh kinh tế ở Việt Nam
Chương 4: Phương hướng và giải pháp phát huy tác động tích cực, giảm
thiểu tác động tiêu cực của nợ công đến an ninh kinh tế ở Việt Nam đến 2030.
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN TÁC ĐỘNG CỦA NỢ CÔNG ĐẾN AN NINH KINH TẾ
- NHỮNG CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN TÁC ĐỘNG CỦA NỢ CÔNG ĐẾN AN NINH KINH TẾ
1.1.1. Nhóm các công trình đã công bố ở nước ngoài
Nghiên cứu về tác động của nợ công (Public debt) đến ANKT hiện có rất nhiều công trình nghiên cứu của các học giả trong và ngoài nước dưới các góc độ khác nhau, tác giả khái quát được một số công trình sau:
1.1.1.1. Nhóm công trình nghiên cứu về an ninh kinh tế
Luận án tiến sĩ kinh tế của Nemtsov Alexander Gennadievich (2004): “Nợ công trong hệ thống an ninh tài chính Nga”, nghiên cứu trên đã khẳng định rằng Chính phủ vay nợ công là hình thức văn minh nhất để thu hút các nguồn tài chính và bổ sung sự thiếu hụt nguồn lực tài chính cho đầu tư phát triển, tuy nhiên, việc sử dụng không hiệu quả các khoản vay của chính phủ làm tăng nợ và gánh nặng thuế đối với các doanh nghiệp và dân số của cả nước trong hiện tại và trong tương lai. Ngoài ra, nợ tài chính của chính phủ có thể hạn chế đáng kể tăng trưởng kinh tế và làm trầm trọng thêm căng thẳng xã hội, vì số tiền được phân bổ cho đầu tư và phát triển xã hội được giảm xuống; Sự phụ thuộc của nhà nước vào các chủ nợ, đặc biệt là các chủ nợ nước ngoài và các tổ chức tài chính và tiền tệ quốc tế, sẽ làm gia tăng ảnh hưởng trong việc ra quyết định kinh tế và chính trị độc lập. Luận án cũng đưa ra giải pháp để hạn chế tác động tiêu cực của nợ công đến an ninh tài chính (ANTC) quốc gia [95]. Những nghiên cứu của luận án mang đến những gợi ý quan trọng cho tác giả trong đánh giá tác động của nợ công đến ANKT ở Việt Nam.
Nghiên cứu của V.K. Senchagov (2005) “An ninh kinh tế của Nga” tại Trung tâm nghiên cứu tài chính, ngân hàng và kinh tế thị trường xã hội – Viện hàn lâm khoa học tự nhiên. Đây là công trình nghiên cứu tổng thể, toàn diện về ANKT của Nga được tác giả trình bày trong 9 phần, 59 chương, qua đó kết luận rằng hệ thống ANKT bao gồm bảy khối: khái niệm và chiến lược an ninh quốc gia; Lợi ích quốc gia của Nga trong lĩnh vực kinh tế; các mối đe dọa kinh tế; các chỉ số an ninh kinh tế; ngưỡng chỉ báo; cơ cấu tổ chức; an ninh pháp lý về an ninh kinh tế. Hệ thống
này được thiết kế để đánh giá và dự đoán các mối đe dọa quan trọng nhất đối với lợi ích quốc gia của Nga trong lĩnh vực kinh tế và xác định các biện pháp đẩy lùi các mối đe dọa này và điều chỉnh các cơ quan chính phủ với các điều kiện và thách thức mới của phát triển sau công nghiệp toàn cầu. Các yếu tố cụ thể của hệ thống, thành phần và cấu trúc của nó có thể được thay đổi có tính đến phân tích chỉ thị và dự báo về an ninh kinh tế…[91]. Nghiên cứu này cũng đưa ra những gợi ý quan trọng về chính sách trong đảm bảo ANKT trên các nội dung cụ thể. Nghiên cứu của V.G. Bulavko, P.G Nikitenko và cộng sự được ban hành bởi Viện Hàn lâm quốc gia Belarus (2009): “An ninh kinh tế: Lý thuyết, phương pháp, thực hành”; trong công trình này các tác giả đã nghiên cứu các vấn đề liên quan đến việc hình thành cơ chế tổ chức kinh tế để đảm bảo an ninh kinh tế của Belarus, xác định thành phần và cấu trúc của nó trong bối cảnh các điều khoản lý thuyết và phương pháp hiện có, các thành tố và công cụ cổ điển để tối ưu hóa quan hệ kinh tế hiện đại trong nông nghiệp, công nghiệp, tài chính, hành chính và các quy trình có
ĐỂ BIẾT THÊM THÔNG TIN TOÀN BỘ BÀI VIẾT XIN QUÝ KHÁC LIÊN HỆ
Hotline, ZALO : 0916 559 538
Mail: chuyenvietlvthacsi@gmail.com