Quy trình giao nhận hàng xuất nhập khẩu của công ty TNHH Thương mại và dịch vụ giao nhận vận tải MPL

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU…………………………………………………………………………………. 3

CHƯƠNG I : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIAO NHẬN HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU……………………………………………………………………………………………. 4

1.1 Khái quát chung về giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu…………………… 4

1.1.1 Giao nhận:………………………………………………………………………………. 4

1.1.2 Các loại dịch vụ giao nhận hàng hoá:…………………………………………… 5

1.1.3 Vai trò của người giao nhận trong thương mại quốc tế…………………… 5

1.2 Địa vị pháp lý của người giao nhận:………………………………………………. 7

1.2.1 Trách nhiệm:……………………………………………………………………………. 8

1.2.2 Quyền hạn và nghĩa vụ của người giao nhận:………………………………… 9

1.3 Những công việc chính người giao nhận có thể đảm nhiệm………………. 10

1.3.1 Hành động thay mặt người xuất khẩu………………………………………… 10

1.3.2 Hành động thay mặt người nhập khẩu……………………………………….. 10

1.3.3 Hành động như một nhà đại lý………………………………………………….. 10

1.3.4 Ngoài ra người giao nhận có thể đảm nhiệm một số công việc đặc biệt khác.       11

CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ VẬN TẢI  MPL…………………………………………………………………………….. 12

2.1 Giới thiệu chung về công ty: 2.1.1 Tên địa chỉ thương mại:……………… 12

2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ, ngành ngheed kinh doanh của công ty………… 12

2.1.3  Cơ cấu tổ chức của công ty và bộ máy nhân sự của công ty…………… 14

2.1.4 Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty………………………………. 16

2.2 Những thuận lợi và khó khăn của công ty:…………………………………….. 20

2.2.1 Thuận lợi……………………………………………………………………………….. 20

2.2.2 Khó khăn:……………………………………………………………………………… 21

CHƯƠNG 3 : GIAO NHẬN HÀNG HÓA BẰNG ĐƯỜNG BIỂN……… 22

3.1 Giới thiệu giao nhận hàng hóa:……………………………………………………. 22

3.2 Sơ đồ quy trình giao nhận lô hàng nhập khẩu………………………………… 23

3.3 Chi tiết quá trình chi tiết nhập hàng nhập khẩu bằng đường biển……….. 24

3.4  Kết toán chi phí và doanh thu của lô hàng……………………………………. 34

3.5  Đánh giá quy trình……………………………………………………………………. 35

CHƯƠNG 4 : KẾT LUẬN……………………………………………………………… 36

CHƯƠNG 5 : PHỤ LỤC………………………………………………………………… 37


LỜI MỞ ĐẦU

Trong quá trình hội nhập kinh tế khu vực và thế giới, cùng với tác động của quá trình toàn cầu hóa, tự do hóa thương mại quốc tế, việc phát triển các hoạt động giao nhận vận tải quốc tế ở nước ta có một ý nghĩa hết sức quan trọng. Việt Nam với hơn 3000km đường biển, nền kinh tế biển là một trong những ngành chiếm vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Hàng năm, lợi nhuận mà kinh tế biển mang lại góp phần không nhỏ vào GDP của đất nước. Chính vì thế, vận tải đường biển ngày càng giữ vị trí đặc biệt quan trọng trong chuyên chở hàng hóa trên thị trường thế giới.     

Nắm bắt được nhu cầu về các dịch vụ liên quan đến vận tải hàng hóa đường biển ngày càng tăng, các công ty hoạt động trong lĩnh vực này đông cả về số lượng và chất lượng cạnh tranh. Hầu hết đều cung cấp dịch vụ logistics, từ vận tải đến giao nhận, làm chứng từ, tùy theo yêu cầu của khách hàng, với mục tiêu đáp ứng tốt nhất nhu cầu khách hàng. Hải Phòng với lợi thế về điều kiện tự nhiên, là một trong những cảng biển lớn nhất của miền Bắc, các công ty hoạt động dịch vụ giao nhận vận tải phát triển rất nhiều, đa dạng phong phú về các loại hình.

Trong thời gian thực tập tại công ty TNHH Thương mại và dịch vụ giao nhận vận tải MPL, em đã có thêm cho mình rất nhiều những hiểu biết, kiến

thức bổ ích về hoạt động giao nhận vận tải, quy trình làm hàng xuất nhập khẩu thực tế cùng với đó là sự hướng dẫn tận tình của thầy Trần Hải Việt cùng với sự chỉ bảo của các anh chị trong công ty đã giúp em hoàn thành bài báo cáo này. Nội dung bài làm của em gồm 3 chương chính:

  • Chương 1: Cơ sở lý luận về giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu.
  •  Chương 2: Giới thiệu về công.
  • Chương 3: Quy trình giao nhận hàng xuất nhập khẩu của công ty TNHH Thương mại và dịch vụ giao nhận vận tải MPL.


CHƯƠNG I : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIAO NHẬN HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU

1.1 Khái quát chung về giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu.

1.1.1 Giao nhận:

          Định nghĩa: Giao nhận hàng hoá là tập hợp những nghiệp vụ, thủ tục có liên quan đến quá trình vận tải nhằm thực hiện việc di chuyển hàng hoá từ nơi gửi hàng (người gửi hàng) đến nơi nhận hàng (người nhận hàng).

Theo quy tắc mẫu của hiệp hội giao nhận quốc tế FIATA thì dịch vụ giao nhận là bất kỳ loại dịch vụ nào liên quan đến vận chuyển, gom hàng, lưu kho, bốc xếp, đóng gói hay phân phối hàng hóa cũng như dịch vụ tư vấn hay có liên quan đến các dịch vụ trên, kể cả các vấn đề hải quan, tài chính, mua bảo hiểm, thanh toán, thu thập chứng từ có liên quan đến hàng hóa.

Luật Thương Mại Việt Nam 2005 quy định rõ , dịch vụ giao nhận hàng hoá là hành vi thương mại theo đó người làm dịch vụ giao nhận hàng hoá nhận hàng từ người gửi, tổ chức vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm các thủ tục giấy tờ và các dịch vụ khác có liên quan để giao nhận hàng cho người nhận theo sự uỷ thác của chủ hàng, của người vận tải hoặc của người làm dịch vụ giao nhận khác (gọi chung là khách hàng).

Doanh nghiệp giao nhận là doanh nghiệp kinh doanh các loại dịch vụ giao nhận hàng hóa trong xã hội, bao gồm hai loại : Doanh nghiệp giao nhận vận tải hàng hóa trong nước, khi các hoạt động của doanh nghiệp chỉ diễn ra trên và trong phạm vi lãnh thổ đất nước ; Doanh nghiệp giao nhận vận tải hàng hóa quốc tế khi các hoạt động của doanh nghiệp có những phần việc diễn ra ngoài lãnh thổ đất nước. Sản phẩm của doanh nghiệp là các dịch vụ trong giao nhận ( dịch vụ giao nhận hàng hóa ) mà doanh nghiệp doanh nghiệp giao nhận đóng vai trò người giao nhận ( Forwarder, Freight Forwarder, Forwarding agent )

        Căn cứ theo Luật Thương Mại 2005 người làm dịch vụ giao nhận hàng hoá là thương nhân có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hoá.

1.1.2 Các loại dịch vụ giao nhận hàng hoá:

– Loại dịch vụ thay mặt người gửi hàng (người xuất khẩu).

– Loại dịch vụ thay mặt người nhận hàng (người nhập khẩu).

– Dịch vụ giao nhận hàng hoá đặc biệt.

– Những dịch vụ khác.

1.1.3 Vai trò của người giao nhận trong thương mại quốc tế.

     Ngành giao nhận vận tải phát triển tất yếu kéo theo sự phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng cơ sở, đặc biệt là các công trình kết cấu hạ tầng trực tiếp phục vụ giao nhận vận tải như: bến cảng, hệ thống đường giao thông (đường quốc lộ trên bộ, đường sông, đường sắt, các bến cảng, sân bay v.v.)

    Trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, cùng với sự tác động của tự do thương mại hoá quốc tế, các hoạt động giao nhận vận tải ngày một tăng trưởng mạnh, góp phần tích luỹ ngoại tệ, đẩy mạnh giao lưu kinh tế, nối liền các hoạt động kinh tế giữa các khu vực kinh tế trong nước, giữa trong nước với nước ngoài làm cho nền kinh tế đất nước phát triển nhịp nhàng, cân đối.

     Người làm dịch vụ giao nhận hàng hoá vừa là một nhà VTĐPT, vừa là nhà tổ chức, nhà kiến trúc của vận tải. Họ phải lựa chọn phương tiện, người vận tải thích hợp, tuyến đường thích hợp có hiệu quả kinh tế nhất và đứng ra trực tiếp vận tải hay tổ chức thu xếp quá trình vận tải của toàn chặng với nhiều loại phương tiện vận tải khác nhau như: tàu thuỷ, ô tô, máy bay… vận chuyển qua nhiều nước và chịu trách nhiệm trực tiếp với chủ hàng. Vì vậy, chủ hàng chỉ cần ký một hợp đồng vận tải với người giao nhận nhưng hàng hoá được vận chuyển an toàn, kịp thời với giá cước hợp lý từ kho nhà xuất khẩu tới kho nhà nhập khẩu (door to door service), tiết kiệm được thời gian, giảm chi phí vận chuyển và nâng cao được tính cạnh tranh của hàng hoá trên thị trường quốc tế.

    Trước đây, người giao nhận chỉ làm đại lý (agent) thực hiện một số công việc do các nhà XNK ủy thác như xếp dỡ, lưu kho hàng hoá, làm thủ tục giấy tờ, lo liệu vận tải nội địa, thủ tục thanh toán tiền hàng…

     Song cùng với sự phát triển thương mại quốc tế và tiến bộ kỹ thuật trong ngành vận tải mà dịch vụ giao nhận cũng đựoc mở rộng hơn. Ngày nay, người giao nhận đóng vai trò rất quan trọng trong thương mại và vận tải quốc tế. Người giao nhận không chỉ làm các thủ tục hải quan hoặc thuê tàu mà còn cung cấp dịch vụ trọn gói về toàn bộ quá trình vận tải và phân phối hàng hoá. Người giao nhận đã làm những chức năng sau đây:

– Môi giới Hải quan: người giao nhận thay mặt người xuất khẩu, nhập khẩu để khai báo, làm thủ tục hải quan hay môi giới hải quan.

– Làm đại lý: người giao nhận nhận uỷ thác từ chủ hàng hoặc từ người chuyên chở để thực hiện các công việc khác nhau như nhận hàng, giao hàng, lập chứng từ làm thủ tục hải quan, lưu kho…trên cơ sở hợp đồng uỷ thác.

     Người giao nhận khi là đại lí:

+ Nhận uỷ thác từ 1 người chủ hàng để lo những công việc giao nhận hàng hoá XNK, làm việc để bảo vệ lợi ích của chủ hàng, làm trung gian giữa người gửi hàng với người vận tải, người vận tải với người nhận hàng, người bán với người mua.

+ Hưởng hoa hồng và không chịu trách nhiệm về tổn thất của hàng hoá, chỉ chịu trách nhiệm về hành vi của mình chứ không chịu trách nhiệm về hành vi của người làm công cho mình hoặc cho chủ hàng.

– Lo liệu chuyển tải và tiếp gửi hàng hoá (transhipment and on-carriage)

     Khi hàng hoá phải chuyển tải hoặc quá cảnh qua nước thứ ba, người giao nhận sẽ lo liệu thủ tục quá cảnh hoặc tổ chức chuyển tải hàng hoá từ phương tiện vận tải này sang phương tiện vận tải khác hoặc giao hàng đến tay người nhận.

– Lưu kho hàng hoá (warehousing):

    Trong trường hợp phải lưu kho hàng hoá trước khi xuất khẩu hoặc sau khi nhập khẩu, người giao nhận sẽ lo liệu việc đó bằng phương tiện của mình hoặc thuê người khác và phân phối hàng hoá nếu cần.

– Người gom hàng (consolidator):

 Trong vận tải hàng hoá bằng container, dịch vụ gom hàng là không thể thiếu được nhằm biến hàng lẻ (less than container load – LCL) thành hàng nguyên (full container load – FCL) để tận dụng sức chở của container và giảm cước phí vận tải. khi là người gom hàng, người giao nhận có thể đóng vai trò là người chuyên chở hoặc chỉ là đại lý.

– Người chuyên chở (carrier):

    Ngày nay, trong nhiều trường hợp, người giao nhận đóng vai trò là người chuyên chở, tức là người giao nhận trực tiếp ký hợp đồng vận tải với chủ hàng và chịu trách nhiệm chuyên chở hàng hoá từ một nơi này đến một nơi khác. Người giao nhận đóng vai trò là người thầu chuyên chở (contracting carrier) nếu anh ta ký hợp đồng mà không chuyên chở. Nếu anh ta trực tiếp chuyên chở thì anh ta là người chuyên chở thực tế (performing carrier). Dù là người chuyên chở gì thì vẫn chịu trách nhiệm về hàng hoá. Trong trường hợp này, người giao nhận phải chịu trách nhiệm về hàng hoá trong suốt hành trình không những về hành vi lỗi lầm của mình mà cả những người mà anh ta sử dụng và có thể phát hành vận đơn.

– Người kinh doanh VTĐPT (Multimodal Transport Operator – MTO)

 Trong trường hợp người giao nhận  cung cấp dịch vụ vận tải đi suốt hoặc còn gọi là vận tải từ cửa đến cửa thì người giao nhận đã đóng vai trò là người kinh doanh VTĐPT (MTO). MTO thực chất là người chuyên chở, thường là chuyên chở theo hợp đồng và phải chịu trách nhiệm đối với hàng hoá.

1.2 Địa vị pháp lý của người giao nhận:

    Khái niệm về lĩnh vực giao nhận còn mới mẻ, do đó còn thiếu các văn bản pháp quy, quy định địa vị pháp lý của người giao nhận. Vì vậy, địa vị pháp lý của người giao nhận thường không giống nhau ở các nước khác nhau.

 – Tại các nước theo luật tập tục (Common Law) phổ biến thuộc khối liên hiệp Anh, địa vị pháp lý của người giao nhận thường dựa trên khái niệm Đại lý, đặc biệt là đại lý ủy thác. Người giao nhận thường là đại lý của người ủy thác  (người gửi hàng hay người nhận hàng) trong việc thu xếp vận chuyển hàng hóa. Do đó người giao nhận: trung thực với người ủy thác, phải tuân theo các chỉ dẫn hợp lý và có tính khả năng tính toán cho toàn bộ quá trình giao dịch.

    Với vai trò là đại lý, người giao nhận được hưỏng quyền bảo vệ và giới hạn trách nhiệm

    Tuy nhiên, khi không còn là người đại lý mà đóng vai trò là người ủy thác thì người giao nhận sẽ không còn quyền đó nữa mà lúc này phạm vi trách nhiệm của anh ta sẽ tăng lên. Lúc này người giao nhận đã trở thành một bên chính thức của hợp đồng và phải hoàn toàn chịu trách nhiệm thực hiện đầy đủ hợp đồng đã ký. Thực tế, địa vị pháp lý của người giao nhận phụ thuộc vào loại dịch vụ mà anh ta đảm nhận.

– Tại các nước theo luật dân sự (Civil Law):

    Hệ thống này rất chặt chẽ, được ban hành bằng văn bản cụ thể. Theo luật này, người giao nhận thường lấy danh nghĩa của mình giao dịch cho công việc của người ủy thác (người gửi hàng hay người nhận hàng) và đối với người chuyên chở thì họ là người ủy thác.

    Ngoài ra, tại một số nước đã thông qua điều kiện kinh doanh chuẩn thì địa vị pháp lý cũng như nghĩa vụ và quyền hạn của người giao nhận được quy định rõ ràng trong hợp đồng. Các điều kiện này hoàn toàn phù hợp với tập quán thương mại hay thể chế pháp lý hiện hành.

ĐỂ BIẾT THÊM THÔNG TIN TOÀN BỘ BÀI VIẾT XIN QUÝ KHÁC LIÊN HỆ

Hotline, ZALO : 0916 559 538

Mail: chuyenvietlvthacsi@gmail.com

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *