QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH

MỤC LỤC

Trang

LỜI CAM ĐOAN………………………………………………………………………………………….. i

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT………………………………………………………… viii

DANH MỤC CÁC HÌNH…………………………………………………………………………….. x

DANH MỤC CÁC BẢNG…………………………………………………………………………… xi

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ……………………………………………………………………. xiii

MỞ ĐẦU……………………………………………………………………………………………………… 1

  1. Lý do chọn đề tài…………………………………………………………………………………… 1
  2. Mục đích nghiên cứu…………………………………………………………………………….. 3
  3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu……………………………………………………….. 3
  4. Giả thuyết khoa học………………………………………………………………………………. 3
  5. Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu………………………………………………………….. 4
  6. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu……………………………………… 4
  7. Những luận điểm cần bảo vệ…………………………………………………………………. 7
  8. Đóng góp của luận án……………………………………………………………………………. 7
  9. Cấu trúc luận án……………………………………………………………………………………. 8

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG  DẠY HỌC Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH……………………………………………………………………………………………………. 9

  1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ………………………………………………. 9
    1. Những nghiên cứu về hoạt động dạy học theo định hướng

phát triển năng lực học sinh………………………………………………………… 9

  1. Những nghiên cứu về quản lý hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh………………………………………………………………………. 17
    1. Đánh giá chung…………………………………………………………………………. 17
    1. NĂNG LỰC VÀ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH……………………. 19
      1. Năng lực……………………………………………………………………………………. 19
      1. Phát triển năng lực học sinh………………………………………………………. 27
  1. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH…………………………………………………….. 29
    1. Khái quát về hoạt động dạy học ở trường trung học phổ thông….. 29
    1. Đặc điểm tâm lý và đặc điểm hoạt động học tập của học sinh trung học phổ thông…………………………………………………………………………………………. 31
    1. Quan niệm về hoạt động dạy học ở trường trung học phổ thông theo định hướng phát triển năng lực học sinh……………………………………………. 33
    1. Cơ sở tâm lý học của việc tổ chức hoạt động dạy học ở trường trung học phổ thông theo định hướng phát triển năng lực

học sinh…………………………………………………………………………………….. 35

  1. Tổ chức hoạt động dạy học ở trường trung học phổ thông

theo định hướng phát triển năng lực học sinh……………………………. 39

  1. VẤN ĐỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH… 42
    1. Khái niệm quản lý và quản lý hoạt động dạy học ở trường Tiểu học theo định hướng phát triển năng lực học sinh……………………………………………. 42
    1. Sự cần thiết phải quản lý hoạt động dạy học ở trường Tiểu học

theo định hướng phát triển năng lực học sinh……………………………. 44

  1. Mục đích quản lý hoạt động dạy học ở trường Tiểu học theo

định hướng phát triển năng lực học sinh……………………………………. 47

  1. Nội dung quản lý hoạt động dạy học ở trường trung học phổ thông theo định hướng phát triển năng lực học sinh……………………………………………. 48
    1. Chủ thể quản lý hoạt động dạy học ở trường trung học phổ thông theo định hướng phát triển năng lực học sinh……………………………………………. 56
    1. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý hoạt động dạy học ở trường trung học phổ thông theo định hướng phát triển

năng lực học sinh………………………………………………………………………. 58

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1………………………………………………………………………….. 61

Chương  2  THỰC  TRẠNG  QUẢN  LÝ  HOẠT  ĐỘNG  DẠY  HỌC  Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CÁC TỈNH BẮC TRUNG BỘ THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH………………………………………………………………… 63

  • KHÁI QUÁT VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ – XÃ HỘI

VÀ TÌNH HÌNH GIÁO DỤC CỦA CÁC TỈNH BẮC TRUNG BỘ……………… 63

  • Điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội của các tỉnh Bắc Trung Bộ…. 63
    • Tình hình chung về giáo dục của các tỉnh Bắc Trung Bộ…………… 64
    • Tình hình giáo dục Trung học phổ thông của các tỉnh Bắc Trung Bộ          66
    • TỔ CHỨC KHẢO SÁT THỰC TRẠNG…………………………………………….. 67
      • Mục đích khảo sát thực trạng……………………………………………………. 67
      • Nội dung khảo sát thực trạng…………………………………………………….. 67
      • Đối tượng và địa bàn khảo sát…………………………………………………… 67
      • Phương pháp khảo sát……………………………………………………………….. 68
      • Đánh giá kết quả khảo sát…………………………………………………………. 69
      • Cách thức xử lý số liệu……………………………………………………………… 69
      • Thời gian khảo sát…………………………………………………………………….. 69
    • THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC  PHỔ THÔNG CÁC TỈNH BẮC TRUNG BỘ THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH   70
      • Thực trạng nhận thức của cán bộ quản lý và giáo viên về dạy

học theo định hướng phát triển năng lực học sinh…………………….. 70

  • Tình hình thực hiện hoạt động dạy học ở trường trung học

phổ thông theo định hướng phát triển năng lực học sinh…………… 73

  • THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CÁC TỈNH BẮC TRUNG BỘ THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH………………………………………………………………………………………………. 77
  • Thực trạng nâng cao nhận thức, đổi mới tư duy về hoạt động dạy học ở trường trung học phổ thông theo định hướng phát

triển năng lực học sinh……………………………………………………………… 77

  • Thực trạng xây dựng kế hoạch dạy học ở trường trung học

phổ thông theo định hướng phát triển năng lực học sinh…………… 79

  • Thực trạng tổ chức bộ máy quản lý và tổ chức hoạt động dạy học ở trường trung học phổ thông theo định hướng phát triển

năng lực học sinh………………………………………………………………………. 81

  • Thực trạng chỉ đạo ứng dụng công nghệ thông tin, đảm bảo cơ sở vật chất – thiết bị và xây dựng chính sách, tạo động lực thúc đẩy giáo viên, học sinh phát huy tốt vai trò của mình

trong dạy học theo định hướng phát triển năng lực…………………… 86

  • Thực trạng kiểm tra, đánh giá việc thực hiện hoạt động dạy học ở trường trung học phổ thông theo định hướng phát triển

năng lực học sinh………………………………………………………………………. 91

  • Thực trạng bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh cho cán

bộ quản lý trường trung học phổ thông……………………………………… 93

  • THỰC TRẠNG CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC  PHỔ THÔNG CÁC TỈNH BẮC TRUNG BỘ THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH…………. 96
    • ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH………………………………………………………………………………………. 99

  • Những điểm mạnh……………………………………………………………………. 99
    • Những điểm yếu……………………………………………………………………… 100
    • Cơ hội và thách thức……………………………………………………………….. 101

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2……………………………………………………………………….. 101

Chương 3. CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Ở TRƯỜNG   TRUNG   HỌC   PHỔ   THÔNG   THEO   ĐỊNH   HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH……………………………………………………………………………………………….. 103

  • CÁC NGUYÊN TẮC ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP…………………………………… 103
    • Bảo đảm tính mục tiêu…………………………………………………………….. 103
    • Bảo đảm tính thực tiễn……………………………………………………………. 103
    • Bảo đảm tính hệ thống…………………………………………………………….. 103
    • Bảo đảm tính hiệu quả…………………………………………………………….. 103
    • CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH. 104
      • Kế hoạch hóa hoạt động dạy học ở trường trung học phổ thông theo định hướng phát triển năng lực học sinh…………………………………………. 104
      • Tổ chức hoạt động dạy học ở trường Tiểu học theo định hướng

phát triển năng lực học sinh……………………………………………………. 108

  • Xây dựng bộ tiêu chí đánh giá chất lượng hoạt động dạy học

ở trường trung học phổ thông theo định hướng phát triển năng lực học sinh……………………………………………………………………………………………….. 117

  • Bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý hoạt động dạy học theo

định hướng phát triển năng lực học sinh cho cán bộ quản lý trường trung học phổ thông………………………………………………………………………………… 122

  • Xây dựng cơ chế, tạo động lực để giáo viên và học sinh phát huy tốt vai trò của mình trong dạy học theo định hướng phát

triển năng lực………………………………………………………………………….. 127

  • Tăng cường cơ sở vật chất, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, đáp ứng yêu cầu dạy học ở trường trung học phổ thông theo định hướng phát triển năng lực học sinh…………………………………………………………………………….. 131
  • KHẢO SÁT SỰ CẦN THIẾT VÀ TÍNH KHẢ THI CỦA CÁC GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT        134
    • Mục đích khảo sát…………………………………………………………………… 134
    • Nội dung và phương pháp khảo sát…………………………………………. 134
    • Đối tượng khảo sát………………………………………………………………….. 134
    • Kết quả khảo sát về sự cần thiết và tính khả thi của các giải pháp đã đề xuất                                                                                                               135
    • THỬ NGHIỆM……………………………………………………………………………….. 139
      • Tổ chức thử nghiệm………………………………………………………………… 139
      • Phân tích kết quả thử nghiệm………………………………………………….. 142

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3………………………………………………………………………… 150

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ…………………………………………………………………… 152

  1. KẾT LUẬN……………………………………………………………………………………….. 152
  2. KIẾN NGHỊ……………………………………………………………………………………….. 153

CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ………………………………. 154

TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………………………………………………………… 155

PHỤ LỤC

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

TTCác chữ viết tắtCác chữ viết đầy đủ
1BDBồi dưỡng
2CBQLCán bộ quản lý
3CNH, HĐHCông nghiệp hóa, hiện đại hóa
4CNTTCông nghệ thông tin
5CSVC -TBCơ sở vật chất và thiết bị
6ĐGĐánh giá
7GD&ĐTGiáo dục và đào tạo
8GDPTGiáo dục phổ thông
9GVGiáo viên
10HĐDHHoạt động dạy học
11HSHọc sinh
12HTTCDHHình thức tổ chức dạy học
13KHDHKế hoạch dạy học
14KQDHKết quả dạy học
15KQHTKết quả học tập
16KT- XHKinh tế – xã hội
17KTĐGKiểm tra đánh giá
18KNKỹ năng
19KTDHKỹ thuật dạy học
20KXKỹ xảo
21MTDHMục tiêu dạy học
22NDDHNội dung dạy học
23NLNăng lực
24NLHSNăng lực học sinh
25PPPhương pháp
26PPDHPhương pháp dạy học
27QLQuản lý
28QTDHQuá trình dạy học
30SGKSách giáo khoa
31THCSTrung học cơ sở
32THPTTrung học phổ thông
33TNThử nghiệm

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 1.1.      Các NL chung trong mối tương quan với 4 trụ cột giáo dục

Trang

của UNESCO………………………………………………………………………….. 23

Hình 1.2.      Mô hình dạy học 4 thành phần của R. Glaser…………………………. 37

Hình 1.3.      Diễn giải chuẩn đánh giá và đường phát triển NL thực hiện

của R. Glaser………………………………………………………………………….. 38

DANH MỤC CÁC BẢNG

Trang

Bảng 2.1.      Quy mô mạng lưới giáo dục của các tỉnh Bắc Trung Bộ…………. 64

Bảng 2.2.      Số liệu về giáo dục THPT của các tỉnh Bắc Trung Bộ…………….. 66

Bảng 2.3.      Quan niệm của CBQL và GV về dạy học theo định hướng

phát triển NLHS……………………………………………………………………… 70

Bảng 2.4.      Nhận thức của CBQL và GV về tầm quan trọng và sự cần

thiết của dạy học theo định hướng phát triển NLHS……………….. 72

Bảng 2.5.      Tình hình thực hiện HĐDH ở trường Tiểu học theo định hướng

phát triển NLHS……………………………………………………………………… 73

Bảng 2.6.      Thực trạng nâng cao nhận thức, đổi mới tư duy về HĐDH

ở trường Tiểu học theo định hướng phát triển NLHS………………. 78

Bảng 2.7.      Thực trạng xây dựng kế hoạch dạy học ở trường Tiểu học

theo định hướng phát triển NLHS…………………………………………… 80

Bảng 2.8.      Thực trạng tổ chức bộ máy quản lý HĐDH ở trường Tiểu học

theo định hướng phát triển NLHS…………………………………………… 82

Bảng 2.9.      Thực  trạng  tổ  chức  HĐDH  ở  trường  THPT  theo  định hướng phát triển NLHS……………………………………………………………………………………… 83

Bảng 2.10.    Thực trạng chỉ đạo ứng dụng CNTT, đảm bảo CSVC – TB phục

vụ HĐDH ở trường Tiểu học theo định hướng phát triển NLHS 87

Bảng 2.11.    Thực trạng chỉ đạo xây dựng chính sách, tạo động lực thúc

đẩy GV và HS phát huy tốt vai trò của mình trong dạy học

theo định hướng phát triển năng lực……………………………………….. 89

Bảng 2.12.    Thực trạng kiểm tra, đánh giá việc thực hiện HĐDH ở

trường Tiểu học theo định hướng phát triển NLHS…………………. 92

Bảng 2.13.    Thực trạng bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý HĐDH

theo định hướng phát triển NLHS cho CBQL trường Tiểu học… 94

Bảng 2.14.    Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý HĐDH

theo định hướng phát triển NLHS…………………………………………… 97

Bảng 3.1.      Vai trò của các chủ thể quản lý trong chỉ đạo và tổ chức thực hiện các giải pháp quản lý HĐDH ở trường Tiểu học

theo định hướng phát triển NLHS…………………………………………. 133

Bảng 3.2.      Tổng hợp các đối tượng khảo sát………………………………………….. 135

Bảng 3.3.      Đánh giá sự cần thiết của các giải pháp đề xuất……………………. 135

Bảng 3.4.      Đánh giá tính khả thi của các giải pháp đề xuất……………………. 137

Bảng 3.5.      Kết quả khảo sát trình độ đầu vào về kiến thức của CBQL trường Tiểu học 142

Bảng 3.6.      Bảng phân phối tần số F về số CBQL trường Tiểu học đạt

điểm Xi (đầu vào)…………………………………………………………………. 143

Bảng 3.7.      Khảo sát trình độ đầu vào về KN của CBQL trường Tiểu học.. 143

Bảng 3.8.      Bảng phân phối tần số F về số CBQL trường Tiểu học đạt

điểm Xi sau TN…………………………………………………………………….. 145

Bảng 3.9.      Bảng tần suất kết quả kiểm tra đầu vào và sau TN về kiến thức

của CBQL trường Tiểu học…………………………………………………… 145

Bảng 3.10.    Phân bố tần suất

fi    và tần suất tích lũy

fi  ­  về kiến thức

của CBQL trường Tiểu học trước TN và sau TN……………………. 146

Bảng 3.11.    Kết quả về trình độ KN của CBQL trường Tiểu học sau TN….. 148

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 2.1.      Quan niệm khác nhau về dạy học theo định hướng phát

Trang

triển NLHS………………………………………………………………………… 71

Biểu đồ 2.2.      Nhận thức của CBQL và GV về tầm quan trọng và sự

cần thiết của dạy học theo định hướng phát triển NLHS……. 72

Biểu đồ 2.3.      Tình hình thực hiện HĐDH ở trường Tiểu học theo định hướng phát triển NLHS…………………………………………………………………………………. 74

Biểu đồ 2.4.      Thực trạng nâng cao nhận thức, đổi mới tư duy về HĐDH

ở trường Tiểu học theo định hướng phát triển NLHS………….. 79

Biểu đồ 2.5.      Thực trạng xây dựng kế hoạch dạy học ở trường Tiểu học

theo định hướng phát triển NLHS………………………………………. 80

Biểu đồ 2.6.      Thực trạng tổ chức bộ máy quản lý HĐDH ở trường Tiểu học

theo định hướng phát triển NLHS………………………………………. 82

Biểu đồ 2.7.      Thực trạng tổ chức HĐDH ở trường Tiểu học theo định hướng phát triển NLHS…………………………………………………………………………………. 85

Biểu đồ 2.8.      Thực trạng chỉ đạo ứng dụng CNTT, đảm bảo CSVC-

TB phục vụ HĐDH ở trường Tiểu học theo định hướng

phát triển NLHS…………………………………………………………………. 88

Biểu đồ 2.9.      Thực trạng chỉ đạo xây dựng chính sách, tạo động lực thúc đẩy HĐDH ở trường Tiểu học theo định hướng phát

triển NLHS………………………………………………………………………… 90

Biểu đồ 2.10.    Thực trạng kiểm tra, đánh giá việc thực hiện HĐDH ở

trường Tiểu học theo định hướng phát triển NLHS…………….. 92

Biểu đồ 2.11.    Thực  trạng  bồi  dưỡng  nâng  cao  năng  lực  quản  lý HĐDH theo định hướng phát triển NLHS cho CBQL trường Tiểu học………. 95

Biểu đồ 2.12.    Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý HĐDH theo định hướng phát triển NLHS………………………………………………………. 98

Biểu đồ 3.1.      Phân  bố  tần suất

fi     về  kiến thức  của  CBQL trường

THPT trước TN và sau TN……………………………………………….. 146

Biểu đồ 3.2.      Tần suất tích lũy

fi  ­  về kiến thức của CBQL trường

THPT trước TN và sau TN……………………………………………….. 147

Biểu đồ 3.3.      So sánh quả về trình độ KN của CBQL trường Tiểu học  trước TN và sau TN……………………………………………………………………………………. 149

MỞ ĐẦU

1.   Lý do chọn đề tài

Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đã xác định mục tiêu: “Xây dựng nền giáo dục mở, thực học, thực nghiệp, dạy tốt, học tốt, quản lý tốt; có cơ cấu và phương thức giáo dục hợp lý, gắn với xây dựng xã hội học tập; bảo đảm các điều kiện nâng cao chất lượng; chuẩn hóa, hiện đại hóa, dân chủ hóa, xã hội hóa và hội nhập quốc tế hệ thống giáo dục và đào tạo; giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa và bản sắc dân tộc. Phấn đấu đến năm 2030, nền giáo dục Việt Nam đạt trình độ tiên tiến trong khu vực” [19; tr.122].

Để thực hiện được mục tiêu trên, đòi hỏi phải đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục nước nhà, “từ quan điểm, tư tưởng chỉ đạo đến mục tiêu, nội dung, phương pháp, cơ chế, chính sách, điều kiện bảo đảm thực hiện; đổi mới từ sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước đến hoạt động quản trị của các cơ sở GD&ĐT và việc tham gia của gia đình, cộng đồng, xã hội và bản thân người học; đổi mới ở tất cả các bậc học, ngành học” [19; tr.119].

Đối với GDPT, mục tiêu của sự đổi mới là nhằm “tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho HS. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Phát triển khả năng sáng tạo, tự học, khuyến khích học tập suốt đời” [19; tr.123].

Vì thế, GDPT phải đặt trọng tâm vào việc khơi dậy sự say mê học tập, kích thích sự tò mò và sáng tạo của HS để các em có khả năng kiến tạo kiến thức từ những gì nhà trường mang đến cho các em, để các em thực sự thấy rằng mỗi ngày đến trường là một ngày có ích.

Trong những năm qua, chất lượng GDPT đã có sự tiến bộ; trình độ hiểu biết, NL tiếp cận tri thức mới của HS được nâng cao; kết quả đánh giá quốc tế trên diện rộng cho thấy HS Việt Nam không thua kém HS thế giới về NL đọc hiểu, toán học, khoa học. Chất lượng giáo dục mũi nhọn ngày càng được nâng cao; kết quả các kỳ thi HS giỏi quốc gia và quốc tế có tiến bộ…

Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, GDPT nước ta cũng còn có những hạn chế nhất định trước những đòi hỏi mới của sự nghiệp CNH, HĐH, trước sự phát triển mạnh mẽ của khoa học – công nghệ và xu thế đổi mới nhanh chóng của GDPT trên thế giới. Một trong những hạn chế đó là chất lượng GDPT đại trà còn thấp so với yêu cầu phát triển của đất nước trong thời kỳ mới và so với một số nước tiên tiến; chưa giải quyết tốt mối quan hệ giữa “dạy chữ”, “dạy người” và định hướng nghề nghiệp… Nguyên nhân chủ yếu của những hạn chế trên là do “công tác quản lý chất lượng, thanh tra, kiểm tra, giám sát chưa được coi trọng đúng mức” [19; tr.118-119].

Để thực hiện được mục tiêu của mình, GDPT cũng phải đổi mới căn bản, toàn diện, hướng vào sự phát triển NLHS trên tất cả các phương diện: từ MTDH, CTDH đến PPDH, HTTCDH, KTĐG kết quả học tập của HS; quản lý HĐDH…

Giáo dục THPT là một bộ phận hợp thành của hệ thống giáo dục phổ thông. Thời gian vừa qua, giáo dục THPT đã có sự đổi mới mạnh mẽ về nội dung, chương trình, PPDH… Đặc biệt, sau năm 2015, chương trình, sách giáo khoa THPT sẽ được đổi mới theo hướng phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học, đảm bảo hài hòa giữa “dạy chữ”, “dạy người” và định hướng nghề nghiệp.

Khi giáo dục THPT có sự đổi mới căn bản và toàn diện như vậy, đòi hỏi toàn bộ hoạt động của nhà trường Tiểu học cũng phải đổi mới theo định hướng phát triển NLHS. Trong khi đó, công tác quản lý nhà trường Tiểu học nói

chung, quản lý HĐDH nói riêng vẫn đang trên “lối mòn truyền thống”, thiên về quản lý theo nội dung mà chưa chú ý đến quản lý theo định hướng phát triển NLHS. Tiếp cận NL trong giáo dục nói chung, trong dạy học nói riêng, hiện đang là vấn đề lý luận và thực tiễn được quan tâm rộng rãi trên thế giới cũng như ở Việt Nam.

Vì thế, chuyển sang dạy học và quản lý HĐDH theo định hướng phát triển NLHS vừa là cơ hội để nâng cao chất lượng dạy học; vừa là thách thức lớn đối với GV, CBQL trường Tiểu học, khi việc chuẩn bị để dạy học và quản lý HĐDH theo định hướng phát triển NLHS chưa được triển khai một cách khẩn trương, đồng bộ. Bản thân GV, CBQL trường Tiểu học cũng chưa có tâm thế sẵn sàng cho dạy học và quản lý HĐDH theo định hướng phát triển NLHS.

Từ những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài: Quản hoạt động dạy học ở trường trung học phổ thông theo định hướng phát triển năng lực học sinh” để nghiên cứu.

2.   Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, đề xuất các giải pháp quản lý HĐDH ở trường Tiểu học theo định hướng phát triển NLHS, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục THPT trong bối cảnh đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT và hội nhập quốc tế.

3.   Khách thể và đối tượng nghiên cứu

3.1.   Khách thể nghiên cứu

Vấn đề quản lý HĐDH ở trường Tiểu học trong giai đoạn hiện nay.

3.2.   Đối tượng nghiên cứu

Giải pháp quản lý HĐDH ở trường Tiểu học theo định hướng phát triển NLHS.

4.   Giả thuyết khoa học

Nếu đề xuất và thực hiện được các giải pháp dựa trên chức năng quản lý và nội dung quản lý HĐDH theo định hướng phát triển NLHS thì có thể

quản lý hiệu quả HĐDH ở trường Tiểu học, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục THPT trong bối cảnh đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT và hội nhập quốc tế.

5.   Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu

5.1.   Nhiệm vụ nghiên cứu

  • Nghiên cứu cơ sở lý luận của vấn đề quản lý HĐDH ở trường Tiểu học theo định hướng phát triển NLHS.
    • Khảo sát thực trạng quản lý HĐDH theo định hướng phát triển NLHS ở trường Tiểu học các tỉnh Bắc Trung Bộ.
    • Đề xuất các giải pháp quản lý HĐDH ở trường Tiểu học theo định hướng phát triển NLHS.
    • Đánh giá hiệu quả các giải pháp đề xuất thông qua khảo sát sự cần thiết, tính khả thi và tổ chức thử nghiệm.

5.2. Phạm vi nghiên cứu

  • Khảo sát thực trạng và sự cần thiết, tính khả thi của các giải pháp đề

xuất ở một số trường Tiểu học khu vực Bắc Trung Bộ;

  • Thử nghiệm một giải pháp đối với CBQL (Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng, Tổ trưởng chuyên môn) các trường Tiểu học tỉnh Hà Tĩnh.

6.   Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

6.1.   Phương pháp luận

  • Tiếp cận hệ thống

HĐDH là một hệ thống cấu trúc, bao gồm các thành tố như mục tiêu, nội dung, phương pháp, phương tiện, HTTCDH, KTĐG kết quả học tập của HS… Nghiên cứu HĐDH và quản lý HĐDH theo định  hướng  phát  triển NLHS ở trường Tiểu học phải được đặt trong mối quan hệ hệ thống với các hoạt động khác và bảo đảm tính chỉnh thể, toàn vẹn của HĐDH. Quản lý HĐDH theo định hướng phát triển NLHS ở trường Tiểu học phải được tiến hành đồng

bộ  trên tất cả các thành tố của nó, nhằm tạo nên sự cộng hưởng và sức mạnh tổng thể của hệ thống.

  • Tiếp cận hoạt động

Dạy học là hoạt động cơ bản trong nhà trường nói chung, trường Tiểu học nói riêng, dựa trên chính hoạt động tự giác, sáng tạo của GV và HS. Quản lý HĐDH theo định hướng phát triển NLHS đòi hỏi các chủ thể quản lý phải chủ động nắm bắt bản chất của dạy học theo định hướng phát triển NLHS và cách thức tổ chức dạy học theo định hướng phát triển NLHS. Từ đó có những giải pháp quản lý nhằm thay đổi nhận thức và cách làm cụ thể trong xây dựng kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, đánh giá kết quả, bồi dưỡng nâng cao NL, tạo điều kiện hỗ trợ cho việc triển khai HĐDH theo định hướng phát triển NLHS ở cấp hoạt động.

  • Tiếp cận phát triển năng lực

Tiếp cận phát triển NL là một xu thế mới của giáo dục hiện đại, tập trung vào NL hành động, hướng đến những gì người học dự kiến phải làm được hơn là những gì họ cần phải học được. Tiếp cận phát triển NL cũng được hiểu là chiến lược giảng dạy, trong đó quá trình dạy học dựa trên NL thực hiện. Quản lý HĐDH theo cách tiếp cận này đòi hỏi HĐDH phải hướng đến đầu ra, đến những NL chung và NL chuyên biệt mà HS có được sau khi hoàn thành một môn học, lớp học, cấp học.

  • Tiếp cận chức năng quản lý và nội dung quản lý

Mục tiêu quản lý HĐDH theo định hướng phát triển NLHS được hiện thực hóa thông qua các chức năng quản lý như lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra và đánh giá HĐDH theo định hướng phát triển NLHS. Đồng thời, mục tiêu quản lý HĐDH theo định hướng phát triển NLHS còn được hiện thực hóa thông qua các nội dung quản lý: Mục tiêu, nội dung, phương pháp, HTTCDH, KTĐG kết quả học tập của HS, điều kiện và nguồn lực đảm bảo…Trong luận

án, chúng tôi vận dụng cả hai tiếp cận để xác định khung lý thuyết và đề xuất các giải pháp quản lý HĐDH theo định hướng phát triển NLHS.

6.2.   Phương pháp nghiên cứu

Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi đã sử dụng phối hợp các nhóm phương pháp nghiên cứu sau đây:

  • Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý thuyết
    • Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu

Phương pháp này được sử dụng để phân tích và tổng hợp tài liệu có liên quan nhằm hiểu biết sâu sắc, đầy đủ hơn bản chất cũng như những dấu hiệu đặc thù của vấn đề nghiên cứu, trên cơ sở đó sắp xếp chúng thành một hệ thống lý thuyết của đề tài.

  • Phương pháp khái quát hóa các nhận định độc lập

Phương pháp này được sử dụng để rút ra những luận điểm có tính khái quát về các vấn đề nghiên cứu, từ những quan điểm, quan niệm độc lập.

  • Phương pháp mô hình hóa

Phương pháp này được sử dụng để xây dựng mô hình (lý luận và thực tiễn) về đối tượng nghiên cứu, từ đó tìm ra bản chất vấn đề mà đề tài cần đạt được.

  • Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
    • Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi

Dùng các phiếu hỏi để thu thập ý kiến của CBQL, GV các trường Tiểu học về:

  • Thực trạng  HĐDH  và  quản  lý  HĐDH ở  trường  THPT theo  định hướng phát triển NLHS;
  • Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý HĐDH ở

trường Tiểu học theo định hướng phát triển NLHS.

  • Phương pháp trao đổi, phỏng vấn theo chủ đề

Phương pháp này được chúng tôi sử dụng để tìm hiểu sâu thêm các vấn

đề về thực trạng HĐDH và quản lý HĐDH ở trường Tiểu học theo định hướng

phát triển NLHS, thông qua việc trao đổi trực tiếp với các đối tượng điều tra, các chuyên gia.

  • Phương pháp tổng kết kinh nghiệm giáo dục

Phương pháp này được sử dụng để thu thập các thông tin thực tế, có ý nghĩa đối với đề tài nghiên cứu.

  • Phương pháp thử nghiệm

Phương pháp này được sử dụng để đánh giá tính hiệu quả của các giải pháp quản lý HĐDH ở trường Tiểu học theo định hướng phát triển NLHS đã đề xuất.

6.2.3. Phương pháp thống kê toán học

Sử dụng các công thức thống kê để xử lý số liệu thu được về mặt định lượng, so sánh và đưa ra kết quả nghiên cứu của luận án.

ĐỂ BIẾT THÊM THÔNG TIN TOÀN BỘ BÀI VIẾT XIN QUÝ KHÁC LIÊN HỆ

Hotline, ZALO : 0916 559 538

Mail: chuyenvietlvthacsi@gmail.com

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *