PHÁP LUẬT VỀ THỎA THUẬN BẢO MẬT THÔNG TIN VÀ KHÔNG LÀM VIỆC CHO ĐỐI THỦ CẠNH TRANH

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU…………………………………………………………………………………………………………… 1

  1. Lý do chọn đề tài………………………………………………………………………………………………….. 1
  2. Giả thuyết, câu hỏi nghiên cứu……………………………………………………………………………… 2
  3. Mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu…………………………………………………………. 3
  4. Các phương pháp tiến hành nghiên cứu, khung lý thuyết……………………………………… 4
  5. Ý nghĩa khoa học và giá trị ứng dụng của đề tài……………………………………………………. 4
  6. Kết cấu của Luận văn…………………………………………………………………………………………… 5

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ THỎA THUẬN BẢO MẬT THÔNG TIN VÀ KHÔNG LÀM VIỆC CHO ĐỐI THỦ CẠNH TRANH TRONG LĨNH VỰC LAO ĐỘNG…………………………………………………………………………………………………………………………………. 6

  1. Khái quát về thỏa thuận bảo mật thông tin và không làm việc cho đối thủ cạnh tranh trong lĩnh vực lao động……………………………………………………………………………………………………… 6
    1. Khái niệm thỏa thuận bảo mật thông tin và không làm việc cho đối thủ cạnh tranh trong lĩnh vực lao động……………………………………………………………………………………………………… 6
    1. Những ảnh hưởng của thỏa thuận bảo mật thông tin và không làm việc cho đối thủ cạnh tranh trong lĩnh vực lao động……………………………………………………………………………………. 7
    1. Hình thức của thỏa thuận bảo mật thông tin và không làm việc cho đối thủ cạnh tranh trong lĩnh vực lao động…………………………………………………………………………………………….. 9
    1. Giao kết thỏa thuận bảo mật thông tin và không làm việc cho đối thủ cạnh tranh trong lĩnh vực lao động……………………………………………………………………………………………………… 9
      1. Chủ thể giao kết……………………………………………………………………………………………….. 9
      1. Thời điểm phát sinh và thời hạn có hiệu lực…………………………………………………… 10
    1. Quy định hiện hành về thỏa thuận bảo mật thông tin và không làm việc cho đối thủ cạnh tranh trong lĩnh vực lao động………………………………………………………………………………….. 12

việc cho đối thủ cạnh tranh trong lĩnh vực lao động……………………………………………….. 12

1.3.2 Quy định của các văn bản pháp luật khác liên quan đến thỏa thuận bảo mật thông tin và không làm việc cho đối thủ cạnh tranh trong lĩnh vực lao động…………………………. 16

  1. Vai trò, ý nghĩa của thỏa thuận bảo mật thông tin và không làm việc cho đối thủ cạnh tranh trong lĩnh vực lao động………………………………………………………………………………….. 18
    1. Về góc độ pháp lý………………………………………………………………………………………….. 18
    1. Về góc độ kinh tế…………………………………………………………………………………………… 19
    1. Về góc độ chủ thể…………………………………………………………………………………………… 19
    1. Thỏa thuận bảo mật thông tin và không làm việc cho đối thủ cạnh tranh trong hợp đồng lao động theo kinh nghiệm của một số nước…………………………………………………………………. 20
      1. Kinh nghiệm của Trung Quốc………………………………………………………………………… 20
      1. Kinh nghiệm của Pháp……………………………………………………………………………………. 23

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1…………………………………………………………………………………………. 26

CHƯƠNG 2: THỎA THUẬN BẢO MẬT THÔNG TIN VÀ KHÔNG LÀM VIỆC CHO ĐỐI THỦ CẠNH TRANH TRONG THỰC TIỄN QUAN HỆ LAO ĐỘNG Ở VIỆT NAM…………. 28

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2…………………………………………………………………………………………. 39

CHƯƠNG 3: HOÀN THIỆN CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ THỎA THUẬN BẢO  MẬT  THÔNG  TIN  VÀ  KHÔNG  LÀM  VIỆC  CHO  ĐỐI  THỦ  CẠNH TRANH TRONG LĨNH VỰC LAO ĐỘNG……………………………………………………………………………………………………………. 40

TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………………………………………………………………. 60

TÓM TẮT LUẬN VĂN

Thỏa thuận bảo mật thông tin và không làm việc cho đối thủ cạnh tranh trong lĩnh vực lao động là thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động nhằm bảo vệ những lợi ích chính đáng của người sử dụng lao động thông qua việc hạn chế người lao động tham gia hoặc tiến hành các hoạt động mang tính chất cạnh tranh, nhằm phương hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động, trong quá trình thực hiện hợp đồng lao động và đặc biệt sau khi chấm dứt hợp đồng lao động.

Hiện nay, vấn đề thỏa thuận bảo mật thông tin và không làm việc cho đối thủ cạnh tranh trong quan hệ lao động được quy định rời rạc trong Bộ luật lao động 2012 và các văn bản pháp lý có liên quan, phạm vi điều chỉnh vẫn có sự giới hạn.

Thực tiễn chỉ ra rằng, việc áp dụng thỏa thuận bảo mật thông tin và không làm việc cho đối thủ cạnh tranh không thống nhất giữa các doanh nghiệp về mặt đối tượng, nội dung, thời gian, không gian và nghĩa vụ bồi thường thiệt hại dẫn đến việc tòa án, trọng tài thiếu cơ sở pháp lý để giải quyết khi có tranh chấp xảy ra. Vì vậy, có một khung pháp lý vững chắc nhằm điều chỉnh vấn đề này là hoàn toàn cần thiết.

Việc hoàn thiện quy định về thỏa thuận bảo mật thông tin và không làm việc cho đối thủ cạnh tranh trong lao động cần có định hướng về chủ thể, hình thức, nội dung và hiệu lực của thỏa thuận, cần có những trường hợp loại trừ và cơ chế đảm bảo thực thi và từ đó nhà làm luật có thể xây dựng những giải pháp cụ thể nhằm mang đến sự công bằng và hiệu quả trong quan hệ lao động giữa các bên.

TỪ KHÓA

Lao Động; Luật Lao Động; Thỏa Thuận Bảo mật thông tin và không làm việc cho đối thủ cạnh tranh; Lĩnh Vực Lao Động; Hợp Đồng, Doanh Nghiệp; Luật Việt Nam; Quan Hệ Lao Động

THESIS ABSTRACT

A non-disclosure confidential information and non-complete agreement in the labor relation is an agreement between an employee and an employer in order to protect the legitimate interests of the employer through restricting the employee from participating or conducting the jobs directly competing to the Employer business, which thereby cause the damages to the legitimate rights and interests of the employer during the implementation of the labor contract and especially, after the termination of the labor contract.

Currently, the issue of  non-disclosure confidential information and non- complete agreement in labor relations is stipulated separately in the Labor Code and other related legal documents, the scope of regulations is still limited.

The empirical evidence has shown that the inconsistency in implementing the Non-disclosure confidential information and non-complete agreements between corporations in terms of subjects, content, time, space and the obligation to compensate for the damages leads to the result that courts and arbitrators catch in the insufficient of legal basis to rule the cases when disputes occur. Therefore, a firm legal framework regulating such issue is undoubtedly vital.

Completing of the regulations for non-disclosure confidential information and non-complete agreements in labor relations need to base on the ground of improving the subject, form, content and the effect of the non-disclosure confidential information and non-complete agreement, needing for the exclusion circumstances and the mechanisms for assuring such regulation in labor relations to be enforced and from that, the lawmakers could be able to develop specific solutions to bring about the fairness and efficiency in labor relations between the parties.

KEY WORDS

Labor; Labor Law; Non-disclosure confidential information and non-complete agreement; Labor Field; Contract; Enterprise; Vietnam Law; The Labor Relationship.

  1. 1.             Lý do chọn đề tài

LỜI NÓI ĐẦU

Hiện nay, thỏa thuận bảo mật thông tin và không làm việc cho đối thủ cạnh tranh trong lĩnh vực lao động (sau đây gọi tắt là “TTBMKCT”) là một vấn đề đang thu hút sự quan tâm từ các doanh nghiệp. Để tự bảo vệ chính mình và loại trừ các hành vi cạnh tranh không lành mạnh như việc lôi kéo người lao động đang nắm giữ bí mật kinh doanh của đối thủ cạnh tranh, hay việc người lao động sử dụng những bí mật kinh doanh mà họ có được khi chấm dứt công tác tại công ty cũ để trở thành đối thủ cạnh tranh trực tiếp với người sử dụng lao động cũ v.v. người sử dụng lao động hầu như thường lựa chọn giải pháp ký với người lao động những thỏa thuận hoặc cam kết liên quan đến việc bảo vệ bí mật kinh doanh của doanh nghiệp mình, trong đó có TTBMKCT.

Thực tế cho thấy việc có rất nhiều doanh nghiệp đã sử dụng thỏa thuận này như một biện pháp tự bảo vệ chính mình. Tuy nhiên, khung pháp lý điều chỉnh cho thỏa thuận này tại Việt Nam dường như đang bị bỏ ngỏ. Quy định về điều khoản bảo mật của Bộ luật lao động 2012 cũng chỉ nằm ở mức cho doanh nghiệp quyền được thỏa thuận cam kết bảo mật bằng văn bản chứ không hề nhắc đến việc được giới hạn quyền tự do làm việc của người lao động trong một khoảng thời gian xác định sau khi chấm dứt hợp đồng lao động. Do đó, dù TTBMKCT hiện nay được các doanh nghiệp áp dụng rất nhiều thì tính hiệu lực của nó vẫn đang được bỏ ngỏ và là dấu hỏi rất lớn. Cũng chính sự không rõ ràng của các quy định pháp luật đã khiến cho các doanh nghiệp gặp lúng túng khi áp dụng TTBMKCT trong thực tiễn hoặc cũng có một số doanh nghiệp lại lợi dụng sự thiếu các quy định điều chỉnh để áp dụng những giới hạn bất lợi đối với người lao động.

Theo quan điểm của tác giả, việc hoàn thiện khung pháp lý đối với thoả thuận bảo mật thông tin và không làm việc cho đối thủ cạnh tranh trong lĩnh vực lao động là thực sự cần thiết và có ý nghĩa quan trọng trong việc giải quyết các tranh chấp phát sinh liên quan. Việc xác định hiệu lực của thỏa thuận và quy định một cách rõ ràng những giới hạn cơ bản các loại công việc được áp dụng điều khoản bảo mật

thông tin, thời hạn tối đa của thỏa thuận, phạm vi áp dụng của thỏa thuận, quyền lợi mà người lao động được hưởng khi thực hiện thỏa thuận và giới hạn mức bồi thường khi xảy ra vi phạm sẽ giúp các doanh nghiệp tự tin trong việc ký kết TTBMKCT nhằm mục đích ngăn ngừa việc tiết lộ hoặc sử dụng những bí mật của doanh nghiệp và đồng thời hướng đến việc bảo vệ quyền và lợi ích của doanh nghiệp trong quan hệ lao động, đặc biệt là trong bối cảnh môi trường cạnh tranh càng lúc càng khắc nghiệt như hiện nay. Bên cạnh đó, những quy định này cũng phần nào bảo vệ được quyền lợi của người lao động, tránh các trường hợp người sử dụng lao động lợi dụng ưu thế của mình trong quan hệ lao động mà đặt ra các giới hạn quá đáng đối với người lao động.

Nhận thức được điều này, tác giả đã chọn đề tài “Pháp luật về thỏa thuận bảo mật thông tin và không làm việc cho đối thủ cạnh tranh” làm đề tài luận văn tốt nghiệp của mình.

  • 2.   Giả thuyết, câu hỏi nghiên cứu
    • Giả thuyết nghiên cứu

TTBMKCT là một vấn đề quan trọng và tất yếu.

  • Câu hỏi nghiên cứu

Luận văn được thực hiện nhằm làm rõ các câu hỏi nghiên cứu sau đây:

Thứ nhất: Cần xác định rõ ràng TTBMKCT là gì và có được quy định cụ thể trong Luật hay không?

Thứ hai: Xác định về hiệu lực pháp lý của TTBMKCT và sẽ có những yếu tố nào ảnh hưởng đến tính hiệu lực của TTBMKCT về mặt pháp luật và thực tiễn?

Thứ ba: Nếu xem đây là một thỏa thuận trong lĩnh vực lao động, quan hệ giữa các bên trong thỏa thuận là quan hệ giữa người sử dụng lao động và người lao động. Vậy khi mối quan hệ lao động này chấm dứt (hợp đồng lao động chấm dứt hiệu lực) thì liệu rằng hiệu lực của TTBMKCT sẽ tiếp tục còn hiệu lực hay sẽ chấm dứt hiệu lực theo hợp đồng lao động?

ĐỂ BIẾT THÊM THÔNG TIN TOÀN BỘ BÀI VIẾT XIN QUÝ KHÁC LIÊN HỆ

Hotline, ZALO : 0916 559 538

Mail: chuyenvietlvthacsi@gmail.com

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *