MỤC LỤC
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỊ TRƯỜNG VÀ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CỦA DOANH NGHIỆP.. 4
1.1. Tổng quan về thị trường xuất khẩu. 4
1.1.1. Khái niêm thị trường xuất nhập khẩu. 4
1.1.2. Các yếu tố của thị trường. 4
1.1.2. Các chức năng của thị trường. 5
1.1.3. Vai trò của thị trường. 7
1.2. Phân loại thị trường hàng hoá. 8
1.2.1. Căn cứ vào mức độ xã hội hoá của thị trường. 8
1.2.2. Căn cứ vào phương thức hình thành giá cả thị trường. 8
1.2.3. Căn cứ theo khả năng tiêu thụ. 9
1.2.4. Căn cứ vào tỷ trọng hàng hoá. 9
1.3. Nội dung và biện pháp phát triển thị trường xuất khẩu của doanh nghiệp. 10
1.3.1. Phát triển thị trường và vai trò phát triển thị trường đối với doanh nghiệp xuất nhập khẩu 10
1.3.2. Nội dung hoạt động phát triển thị trường xuất khẩu. 15
1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động phát triển thị trường của doanh nghiệp xuất nhập khẩu 26
2.1. Giới thiệu Công ty TNHH Loki Logistics. 31
2.1.1. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên và xã hội tỉnh An Giang. 31
2.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty. 33
2.1.3. Lĩnh vực kinh doanh. 34
2.1.4. Chức năng, nhiệm vụ, mục tiêu của công ty. 35
2.1.5. Kết quả hoạt động kinh doanh từ năm 2017 đến 6 tháng đầu năm 2020. 39
2.2.1. Quy trình chế biến và xuất khẩu gạo của Công ty ANGIMEX.. 41
2.3.2. Tồn tại và nguyên nhân. 50
3.1.1. Mục tiêu và định hướng phát triển xuất khẩu sang thị trường Quốc tế. 52
3.2. Một số biện pháp phát triển thị trường xuất khẩu của Công ty TNHH Loki Logistics 54
3.2.1. Nâng cấp đầu tư máy móc thiết bị nâng cao năng suất 54
3.2.2. Xây dựng và lựa chọn chiến lược phát triển thị trường phù hợp. 55
3.2.3. Giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp. 58
3.2.4. Đa dạng hoá các phương thức kinh doanh. 61
3.2.5. Đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. 62
3.3.2. Đối với Ủy Ban Nhân Dân tỉnh An Giang. 63
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.. 66
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Từ viết tắt | Viết đầy đủ | Nghĩa tiếng việt |
BHTN | Bảo hiểm thất nghiệp | Bảo hiểm thất nghiệp |
BHXH | Bảo hiểm xã hội | Bảo hiểm xã hội |
LĐ | Lao động | Lao động |
PGD | Phòng giao dịch | Phòng giao dịch |
NHTM | Ngân hàng thương mại | Ngân hàng thương mại |
TM | Thương Mại | Thương Mại |
VTG | Vốn tiền gửi | Vốn tiền gửi |
ISO | Intenational Organization for Standardization | Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế |
RRTD | Rủi ro tín dụng | Rủi ro tín dụng |
DANH MỤC HÌNH
Hình 1. 1: Hoạt động phát triển thị trường của doanh nghiệp xuất khẩu. 12
Hình 2. 1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Công ty TNHH Loki Logistics. 36
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2. 1. Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty ANGIMEX.. 39
Bảng 2. 2. Sản lượng xuất khẩu trực tiếp và ủy thác xuất khẩu từ năm 2017 đến năm 2019 45
Bảng 2. 4 Cơ cấu chủng loại gạo xuất khẩu Công ty TNHH Loki Logistics giai đoạn 2017 – 2019 47
Bảng 3. 1. Kế hoạch xuất khẩu sang Quốc tế của Công ty TNHH Loki Logistics. 52
Bảng 3. 2. Đề xuất kế hoạch mua sắm máy móc thiết bị 2019 – 2020. 54
CHƯƠNG 1.CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỊ TRƯỜNG VÀ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CỦA DOANH NGHIỆP
1.1. Tổng quan về thị trường xuất khẩu
1.1.1. Khái niêm thị trường xuất nhập khẩu
Nói đến thị trường là ta hình dung ra đó là nơi xảy ra các hoạt động kinh doanh. “Thị trường ” chính là một phạm trù của kinh tế hàng hoá ra đời. Thuật ngữ ” thị trường ” được rất nhiều nhà nghiên cứu kinh tế định nghĩa. Song cho đến nay vẫn chưa có một khái niệm nào mang tính khái quát thống nhất và trọn vẹn. Vì trong mỗi thời kì phát triển, trên mỗi khía cạnh, lĩnh vực thị trường lại được định nghĩa một cách khác nhau.
Theo trường phái Cổ điển thì: Thị trường là nơi diễn ra các trao đổi, mua bán hàng hoá. Theo định nghĩa này thì thị trường được ví như “một cái chợ ” có đầy đủ không gian và thời gian, dung lượng cụ thể, xong nó chỉ phù hợp với thời kì sản xuất chưa phát triển các hình thức mua bán trao đổi còn đơn giản. Khi nền kinh tế hàng hoá phát triển tới trình độ cao, các hình thức mua bán trao đổi trở lên phức tạp đa dạng phong phú thì khái niệm này không còn phù hợp. Theo khái niệm hiện đại (P.A SAMUELSON ) thì “Thị trường là một quá trình mà trong đó người mua và người bán một thứ hàng hoá tác động qua lại với nhau để xác định giá cả và số lượng hàng hoá”[3]. Như vậy thị trường là tổng thể các quan hệ về lưu thông hàng hoá, lưu thông tiền tệ, các giao dịch mua bán và các dịch vụ. Khái niệm này đã ” lột tả” được bản chất của thị trường trong thời kỳ phát triển này, song khái niệm này mới chỉ đứng trên khía cạnh của nhà phân tích kinh tế nói về thị trường chưa giúp cho doanh nghiệp xác định được mục tiêu của mình.
Trên cơ sở khái niệm MC Carthy thị trường của xuất khẩu của doanh nghiệp được định nghĩa như sau: Thị trường xuất khẩu của doanh nghiệp là tập hợp những khách hàng nước ngoài tiềm năng của doanh nghiệp tức là những khách hàng nước ngoài đang mua hoặc sẽ mua sản phẩm của doanh nghiệp ấy [4].
1.1.2. Các yếu tố của thị trường
Đối với các doanh nghiệp thì việc xác định các yếu tố của thị trường cũng rất cần thiết. Điều đó giúp cho doanh nghiệp hiểu hơn về mối quan hệ tương tác giữa các yếu tố đó và đưa ra các chiến lược kinh doanh phù hợp. Các yếu tố của thị trường gồm cung, cầu và giá cả thị trường.
Tổng hợp các nhu cầu của khách hàng tạo nên cầu của hàng hoá. Đối với các doanh nghiệp thì nhu cầu đòi hỏi phải cụ thể hơn đó là các nhu cầu có khả năng thanh toán và đặc biệt là các nhu cầu về các mặt hàng của doanh nghiệp đã, sẽ và có khả năng kinh doanh. Đối với thị trường nước ngoài thì nhu cầu có khả năng thanh toán là khác nhau giữa các nước phát triển khác nhau. Đối với các nước phát triển thì thu nhập của người dân rất cao, mạng lưới phân phối khá hoàn chỉnh do vậy đối với hàng hoá thông thường, nhất là nhu cầu yếu phẩm thì nhu cầu và nhu cầu có khả năng thanh toán là tương đương nhau. Nhưng đối với các nước kém phát triển thì hai loại nhu cầu có sự khác biệt rất lớn đòi hỏi doanh nghiệp phải nghiên cứu và điều tra kỹ lưỡng.
Tổng hợp các nguồn cung ứng sản phẩm cho khách hàng trên thị trường tạo nên cung hàng hoá. Hay chính xác hơn đó chính là doanh nghiệp và các đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp đó. Đối với doanh nghiệp xuất nhập khẩu thì đối thủ cạnh tranh không phải chỉ là doanh nghiệp trong nước mà quan trọng hơn là các doanh nghiệp quốc tế với đủ loại hình kinh doanh khác nhau.
Sự tương tác giữa cung và cầu (tương tác giữa người mua và người bán, người bán và người bán, người mua và người mua) hình thành giá cả thị trường. Giá cả thị trường là đại lượng biến động do sự tương tác của cung và cầu trên thị trường của một loại hàng hoá ở địa điểm và thời điểm cụ thể. Nhưng ở thị trường xuất khẩu thì giá cả không chỉ bị chi phối của cung và cầu mà còn bị chi phối bởi hai yếu tố nữa đó là sự tác động của địa phương (chính phủ các nước) và tỷ giá hối đoái, hai yếu tố này có tác động mạnh và chi phối lớn đến giá cả hàng hoá. Vì vậy điều đầu tiên đối với doanh nghiệp khi nghiên cứu giá cần xem xét đến hai yếu tố này.
1.1.2. Các chức năng của thị trường
Thị trường có 4 chức năng cơ bản, trên cơ sở hiểu rõ được 4 chức năng này sẽ giúp cho doanh nghiệp khai thác được tối đa những lợi ích cần khai thác được tốt.
1.1.2.1. Chức năng thừa nhận
Thị trường là nơi gặp gỡ giữa người mua và người bán trong quá trình trao đổi hàng hoá. Người bán (doanh nghiệp ) đưa hàng hoá của mình vào thị trường với mong muốn là bán được để bù đắp chi phí và thu được lợi nhuận. Người mua tìm đến thị trường để mua hàng hoá đúng với công dụng, hợp thị hiếu và có khả năng thanh toán theo đúng mong muốn của mình. Trong quá trình trao đổi đó nếu hàng hoá không phù hợp với khả năng thanh toán hoặc không phù hợp với công dụng thị hiếu người tiêu dùng hàng hoá sẽ không bán được tức là không được thị trường thừa nhận và ngược lại sẽ được thừa nhận. Để được thừa nhận trên thị trường quốc tế doanh nghiệp phải nghiên cứu thị trường để hiểu được nhu cầu của khách hàng, hàng hoá của doanh nghiệp phải phù hợp nhu cầu (phù hợp về số lượng, chất lượng sự đồng bộ qui cách, cỡ loại, màu sắc, giá cả, thời gian, địa điểm…) của khách hàng.
1.1.2.2. Chức năng thực hiện
Trên thị trường người bán thì cần tiền, người mua cần hàng. Sự trao đổi giữa hai bên mua và bán phải được thực hiện thông qua giá trị trao đổi giá hàng bằng tiền hoặc bằng vàng hoặc bằng những chứng từ có giá trị khác. Chức năng này đối với doanh nghiệp rất quan trọng là yếu tố quyết định đến thu nhập của doanh nghiệp. Để tiêu thụ được hàng doanh nghiệp không chỉ đưa ra được mức giá hợp lý ( thu được lợi nhuận ) mà doanh nghiệp phải xem xét đến tỉ giá hối đoái, chính sách của chính phủ và các yếu tố ảnh hưởng đến giá, khả năng thanh toán của khách hàng trên thị trường đó để đảm bảo chức năng này của thị trường được thực hiện.
1.1.2.3. Chức năng điều tiết và kích thích:
Thông qua sự trao đổi hàng hoá và dịch vụ trên thị trường, thị trường điều tiết và kích thích sản xuất kinh doanh phát triển. Với điều kiện quan hệ quốc tế ổn định và thuận lợi hàng hoá tiêu thụ nhanh sẽ kích thích doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu nhiều hơn. Và ngược lại. Chức năng điều tiết kích thích của thị trường nó điều tiết sự ra nhập hoặc rút ra khỏi một số ngành kinh doanh của doanh nghiệp. Nó khuyến khích các nhà kinh doanh giỏi và điều chỉnh theo hướng đầu tư kinh doanh có lợi, các mặt hàng mới có chất lượng cao có khả năng bán với khối lượng lớn.
1.1.2.4. Chức năng thông tin:
Tại sao thị trường lại giúp doanh nghiệp quyết định được là bởi vì thị trường chính là nơi cung cấp thông tin cho doanh nghiệp. Thị trường chứa đựng các thông tin về tổng số cung cầu và cơ cấu cung cầu quan hệ cung cầu của từng loại hàng hoá và chi phí giá cả thị trường…
Tuy vậy không phải bất cứ thông tin nào của thị trường đều đúng đắn. doanh nghiệp phải biết chắt lọc các thông tin của thị trường để đưa ra các quyết định đúng đắn nhất cho kế hoạch kinh doanh của mình.
1.1.3. Vai trò của thị trường
1.1.3.1. Đối với nhà nước
Xuất khẩu giúp cho nước đó phát huy được lợi thế so sánh của đất nước và tăng hiệu quả kinh tế làm cho kinh tế đất nước phát triển và phồn thịnh hơn. Nó khuyến khích kích thích sự phát triển trong nước (do tăng được thị trường tiêu thụ hàng hoá). Nó nâng cao chất lượng hàng hoá trong nước (do sự cạnh tranh toàn cầu hoá cao). Xuất khẩu còn tạo sự gắn kết quan hệ phụ thuộc tương hỗ giúp đỡ lẫn nhau giữa các nước cùng phát triển. Thông qua kinh doanh xuất khẩu sẽ phát huy, sử dụng tốt được nguồn lao động và tài nguyên của đất nước, góp phần nâng cao trình độ kỹ thuật công nghệ trong nước, tạo vốn cho phát triển cơ sở hạ tầng, sản xuất kinh doanh cuả doanh nghiệp trong nước.
Để phát triển xuất khẩu thì tất yếu doanh nghiệp phải phát triển thị trường xuất khẩu. Vì vậy phát triển thị trường đối với Nhà nước là yếu tố quan trọng trong sự phồn thịnh của đất nước.
1.1.3.2. Đối với người tiêu dùng
Thị trường xuất khẩu phát triển sẽ giúp cho kinh tế xã hội phát triển, đời sống nhân dân nâng cao tạo điều kiện cho kẹoc mua lớn. Mặt khác mở rộng thị trường xuất khẩu cho phép người tiêu dùng được tiêu dùng tất cả các mặt hàng với số lượng nhiều hơn, chất lượng tốt hơn đa dạng và phong phú, chi phí tiêu dùng trên một đơn vị sản phẩm thấp hơn giá trị nhận được khi chưa có thị trường xuất nhập khẩu.
ĐỂ BIẾT THÊM THÔNG TIN TOÀN BỘ BÀI VIẾT XIN QUÝ KHÁC LIÊN HỆ
Hotline, ZALO : 0916 559 538
Mail: chuyenvietlvthacsi@gmail.com