MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU…………………………………………………………………………………………. 1
- VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU……………………………………………………………. 1
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT………………………………………………………………………… 7
- TỔNG QUAN VỀ VIÊM GAN B…………………………………………………. 7
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU…………………………………………………….. 22
- QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU…………………………………………………….. 22
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU………………………………………………………………. 40
- THỐNG KÊ MÔ TẢ………………………………………………………………. 40
- KIỂM ĐỊNH ĐỘ TIN CẬY CỦA THANG ĐO………………………………… 44
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ GIẢI PHÁP…………………………………………………………… 67
Bảng 3.1: Thang đo thái độ về viêm gan B………………………………………. 26
Bảng 3.2: Thang đo kiến thức về viêm gan B…………………………………… 27
Bảng 3.3: Thang đo chuẩn chủ quan………………………………………………. 30
Bảng 3.4: Các biến số trong mô hình nghiên cứu………………………………. 34
Bảng 4.1: Thống kê mô tả các biến định tính……………………………………. 41
Bảng 4.2: Thống kê mô tả các biến định lượng…………………………………. 42
Bảng 4.3: Điểm số phản ánh thang đo thái độ và chuẩn chủ quan………. 42
Bảng 4.4: Độ tin cậy của thang đo thái độ trong Mô hình 1……………….. 44
Bảng 4.5: Bảng tổng hợp thang đo thái độ trong Mô hình 1………………. 47
Bảng 4.6: Độ tin cậy của thang đo chuẩn chủ quan trong Mô hình 1…… 48
Bảng 4.7: Bảng tổng hợp thang đo chuẩn chủ quan trong Mô hình 1….. 48
Bảng 4.8: Độ tin cậy của thang đo thái độ trong Mô hình 2……………….. 49
Bảng 4.9: Bảng tổng hợp thang đo thái độ trong Mô hình 2………………. 51
Bảng 4.10: Độ tin cậy của thang đo chuẩn chủ quan trong Mô hình 2…. 51
Bảng 4.11: Bảng tổng hợp thang đo chuẩn chủ quan trong Mô hình 2… 52
Bảng 4.12: Kết quả EFA thang đo thái độ trong Mô hình 1……………….. 52
Bảng 4.13: Kết quả EFA thang đo chuẩn chủ quan trong Mô hình 1…… 53
Bảng 4.14: Kết quả EFA thang đo thái độ trong Mô hình 2……………….. 54
Bảng 4.15: Kết quả EFA thang đo chuẩn chủ quan trong Mô hình 2…… 56
Bảng 4.16: Thang đo thái độ, chuẩn chủ quan…………………………………. 56
Bảng 4.17: Kết quả hồi quy…………………………………………………………… 62
Bảng 4.18: Tóm tắt kết quả nghiên cứu…………………………………………… 64
Hình 2.1: Cấu trúc Hepatitis B virus………………………………………………. 10
Hình 2.2: Thuyết hành vi dự định Theory of Planned Behavior………….. 13
Hình 2.3: Mô hình niềm tin sức khỏe……………………………………………… 14
Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu……………………………………………………… 23
Hình 3.2: Các yếu tố ảnh hưởng quyết định tiêm vắc xin phòng viêm gan B 24
Mặc dù đã có nhiều nghiên cứu liên quan đến việc tiêm ngừa Viêm gan siêu vi B, nhưng hầu hết tập trung vào các đối tượng có nguy cơ như nhân viên hoặc sinh viên ngành y… mà không có nghiên cứu trên đối tượng dân thường nên mục tiêu nghiên cứu của đề tài là xác định và đo lường mức động ảnh hưởng của các yếu tố đến quyết định và ý định tiêm vắc xin phòng viêm gan siêu vi B ở người dân trưởng thành sinh sống tại thành phố Hồ Chí Minh.
Bằng phương pháp nghiên cứu định lượng, hồi quy Binary Logistic đa biến, với 337 quan sát lấy mẫu thuận tiện, 157 nam (46.59%), 180 nữ (53.41%), độ tuổi trung bình là 32 tuổi, kết quả cho thấy: 111 người đã tiêm (32.94%); 164 người chưa tiêm vắc xin nhưng có ý định tiêm (48.66%); 62 người chưa tiêm và cũng không có ý định tiêm (18.40%).
Các yếu tố ảnh hưởng tới quyết định tiêm là: Thái độ đối với bệnh và thái độ đối với việc phòng bệnh, những người đã có con, thu nhập bình quân, người thân có tiền sử viêm gan B.
Các yếu tố ảnh hưởng tới ý định tiêm: Thái độ đối với bệnh và thái độ đối với việc phòng bệnh, Kiến thức, Tác động từ gia đình, bạn bè, nhân viên y tế, người đã có con, thu nhập bình quân, và người thân có tiền sử viêm gan B.
Việc tăng cường tuyên truyền và phổ biến kiến thức về phòng ngừa bệnh viêm gan siêu vi B là cần thiết để duy trì và nâng cao thái độ và nhận thức. Tuy nhiên thực tế còn nhiều yếu tố khác có tác động nhưng chưa nghiên cứu như mức sẵn lòng chi trả, tác động của các chương trình can thiệp thúc đẩy tiêm vắc xin. Do đó, việc tiếp tục nghiên cứu nhằm xác định thêm những yếu tố có tác động khác là cần thiết để đề xuất giải pháp toàn diện hơn.
Although there have been many studies related to vaccination against Hepatitis B, but most of them focus on at-risk subjects such as health workers or medical students … and no research on normal people, then the objective of the research was to identify and measure the effective levels of factors which affect to the intention and decision to vaccinate against hepatitis B in adults living in Ho Chi Minh city.
By using quantitative research methods, and the Binary Logistic regression model, included 337 observations, 157 participants were male (46.59%), 180 were female (53.41%), the average age of the study participants is 32 years old, the result is: 111 respondents were vaccinated (32.94%), 164 respondents had not been vaccinated but intend to vaccinate (48.66%), 62 respondents had not been vaccinated and had no intention of future vaccination (18.40%).
Factors that influence the decision to vaccinate include: attitude toward disease, attitude to disease prevention, status of children (family with children), average income and family medical history (with hepatitis B).
Factors that influence the intention to vaccinate include: attitude towards disease, attitude towards disease prevention, knowledge of hepatitis B, impacts from family, friends, health workers, status of children (family with children), average income and family medical history (with hepatitis B).
Strengthening the propaganda and dissemination of knowledge about disease prevention of Hepatitis B is necessary to maintain and increaase attitudes and awareness. However, in reality, there are many other factors that may impact but have not been studied, such as the willingness to pay for vaccination, the impact of specific interventions in promoting vaccination. Therefore, further research is needed to identify additional factors that influence the intention and decision to vaccinate against hepatitis B. to propose a more comprehensive solution.
CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU
1.1. VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), viêm gan B là một bệnh nhiễm trùng do vi rút tấn công gan và có thể gây viêm gan cấp tính và mạn tính. Viêm gan B lây truyền qua tiếp xúc với máu hoặc các chất dịch khác của cơ thể người bị nhiễm bệnh. Trên thế giới có hai tỷ người đã và đang bị nhiễm vi rút này và mỗi năm có khoảng 600.000 người chết do hậu quả của bệnh viêm gan B. Khả năng để nhiễm vi rút viêm gan B trở thành mạn tính phụ thuộc vào độ tuổi lúc bị nhiễm bệnh. Nhiễm virus viêm gan B ở trẻ dưới 6 tuổi rất dễ trở thành mạn tính: 80-90% trẻ sơ sinh bị nhiễm virus viêm gan B sẽ trở nên nhiễm vi rút mạn tính, 30-50% trẻ bị nhiễm vi rút viêm gan B trước 6 tuổi sẽ trở nên nhiễm vi rút mạn tính. Nếu không được theo dõi và khám định kỳ, 1/4 số người mắc viêm gan B mạn sẽ tử vong do ung thư gan hoặc suy gan. Đồng thời, 80% người mắc viêm gan B mạn trên thế giới sống tại khu vực Tây Thái Bình Dương và Đông Nam Á (Trung tâm gan Á Châu – Đại học Stanford, 2016).
Cũng theo WHO, Việt Nam là nước có tỷ lệ hiện mắc viêm gan B cao; ước tính có khoảng 8,6 triệu người nhiễm vi rút viêm gan B. Tỷ lệ nhiễm vi rút viêm gan B mạn tính được ước tính khoảng 8,8% ở phụ nữ và 12,3% ở nam giới. Nhiễm vi rút viêm gan B mạn tính là nguyên nhân chính gây bệnh gan ở Việt Nam như xơ gan và ung thư gan. Mới đây, theo PGS.TS Đỗ Duy Cường – Trưởng khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Bạch Mai thì Việt Nam là một trong các nước thuộc khu vực có tỷ lệ lưu hành virus viêm gan B cao nhất thế giới (10-20%); đáng chú ý là có đến 90% người bị viêm gan không biết được tình trạng bệnh. Ước tính dân số Việt Nam 100 triệu người thì có khoảng 15 triệu người nhiễm viêm gan B. Còn theo Trung tâm gan Á Châu – Đại học Stanford (2016), Việt Nam là quốc gia có tỷ lệ mắc viêm gan B rất cao; cứ khoảng 8 người sẽ có 1 người mắc viêm gan B mạn. Ung thư gan là một trong các loại ung thư thường gặp và gây tử vong vong cao nhất Việt nam. Năm 2013, có khoảng 31.000 ca tử vong do ung thư gan tại Việt Nam. Tại Việt
ĐỂ BIẾT THÊM THÔNG TIN TOÀN BỘ BÀI VIẾT XIN QUÝ KHÁC LIÊN HỆ
Hotline, ZALO : 0916 559 538
Mail: chuyenvietlvthacsi@gmail.com