NGHIÊN CỨU MÔ HÌNH LOGISTICS TẠI CÁC HÃNG TÀU NƯỚC NGOÀI VÀ VẬN DỤNG ĐỂ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ LOGISTICS TẠI CÁC DOANH NGHIỆP KINH DOANH
DỊCH VỤ GIAO NHẬN VẬN TẢI HÀNG HOÁ XUẤT NHẬP KHẨU TRÊN ĐỊA BÀN TPHCM

MỤC LỤC

Trang bìa

Lời cam đoan

Mục lục

Các thuật ngữ và từ viết tắt Danh mục các bảng biểu Lời mở đầu

Chương 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn về hoạt động logistics trong giao nhận vận tải hàng hóa xuất nhập khẩu: ……………………………………………………………………………. 1

1.1. Tổng quan về logistics:     ………………………………………………..1

1.1.1. Một số định nghĩa về logistics: ……………………………………….. ….1

  1. Các hình thức và phân loại logistics: …………………………….. ……3
    1. Mô hình hoạt động logistics tại các công ty logistics trực thuộc các

hãng tàu nước ngoài trên địa bàn TPHCM: ……………………………           6

  1. Khái quát chung về giao nhận vận tải: ………………………………..…11
    1. Ðịnh nghĩa về giao nhận vận tải: …………………………………….. .11
    1. Nội dung kinh doanh giao nhận vận tải chủ yếu:    ……………………12
    1. Hoạt động GNVT tại các DN kinh doanh dịch vụ GNVT XNK trên địa bàn TPHCM:            ………………………………………..……………………….15
    1. Sự cần thiết ứng dụng mô hình hoạt động logistics của các công ty logistics trực thuộc hãng tàu nước ngoài vào các công ty GNVT hàng hoá XNK tại TPHCM:  ………………………………………………………………………………………………….. 17
    1. Kinh nghiệm phát triển logistics ở các nước trong khu vực:…………………. 17

Kết luận chương 1: ………………………………………………………..…22 Chương 2: Thực trạng hoạt động logistics tại các DN kinh doanh dịch vụ GNVT hàng hóa XNK tại TPHCM: ………..……………………………….23

  • Giới thiệu sơ lược về TPHCM:……………………………………….…23
  • Thực trạng về hoạt động logistics tại các DN kinh doanh dịch vụ GNVT hàng hóa XNK trên địa bàn TPHCM: ……………………………..………..29
  • Tổng quan về hoạt động logistics trong thời gian qua:……………      29
    • Thực trạng hoạt động logistics tại các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ GNVT hàng hoá XNK tại TPHCM:…………………………………………………………………………………. 32
    • Những sự khác biệt cơ bản về hoạt động logistics của các công ty logistics trực thuộc hãng tàu nước ngoài và các DN kinh doanh dịch vụ GNVT hàng hoá XNK tại TPHCM: …………………………………………40
    • Phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động logistics tại các DN kinh doanh dịch vụ GNVT hàng hoá XNK trên địa bàn TPHCM:…………………………………….…………………………….……………42 Kết luận chương 2:……………………………………………………………44 Chương 3: Những giải pháp ứng dụng mô hình hoạt động logistics của các công ty logistics trực thuộc hãng tàu nước ngoài vào các DN kinh doanh dịch vụ GNVT hàng hóa XNK tại TPHCM: …………………….46 3.1. Mục tiêu, quan điểm đề xuất giải pháp:…………… 46

3.2. Căn cứ đề xuất giải pháp………………………………………………………………………. 47

3.3. Giải pháp ứng dụng mô hình hoạt động logistics của các công ty logistics trực thuộc hãng tàu nước ngoài vào các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ GNVT hàng hoá XNK tại TPHCM: …………………………………………48 3.3.1. Các giải pháp vi mô: …………. ………………………………………48

  • Đa dạng hoá phương thức vận chuyển:  ….…………………………48
    • Đẩy mạnh, hoàn thiện dịch vụ kho bãi:.…..…………………………51
    • Đầu tư, cải thiện dịch vụ gom hàng lẻ: ……….… ……………………53
    • Đa dạng hoá loại hình dịch vụ cung cấp:    …………………………57
    • Ứng dụng CNTT vào hoạt động logistics:    ………………………..61

3.3.1.6. Đẩy mạnh công tác Marketing, xây dựng và củng cố thương hiệu:   63

3.3.2. Các giải pháp vĩ mô: …………. .………………………………………64

3.3.2.1. Đầu tư, cải thiện trang thiết bị, phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ cho

hoạt động logistics: .………………… ………………………………………64

3.3.2.2. Ứng dụng CNTT vào quản lý điều hành và khai thác cảng:     ………67

  • Các kiến nghị đối với nhà nước và các ban ngành có liên quan:     ……..68
    • Kiến nghị với cơ quan nhà nước:      …………………………………..68

3.4.2. Kiến nghị với hải quan: ……… ………………………………………69

  • Kiến nghị với các doanh nghiệp XNK:       ……………………………70 Kết luận chương 3:……………………………………………………………71

Kết luận.

Tài liệu tham khảo. Phụ lục.

CÁC THUẬT NGỮ VÀ TỪ VIẾT TẮT

C/O: Certificate of Origin – Giấy chứng nhận xuất xứ.

CBM: Cubic Meter : đơn vị thể tích mét khối.

CIF: Cost, Insurance and Freight – Tiền hàng, phí bảo hiểm và cước.

CNTT: Công nghệ thông tin.

CSHT: Cơ sở hạ tầng.

CY: Container Yard – Bãi container.

DNVN: Doanh nghiệp Việt Nam.

DWT: All told Dead Weight Tonnage – Trọng tải toàn bộ của tàu.

D/O: Delivery Order – Lệnh giao hàng.

Door to Door: Từ cửa đến cửa.

EDI: Electronic Data Interchange – Trao đổi thông tin điện tử. FCR: Forwarder’s Cargo Receipt – Giấy xác nhận hàng vào kho. FOB: Free on board – Giao lên tàu.

FREE-HAND: hàng hoá do công ty tự doanh, tìm kiếm và tiếp thị được.

GNVT: Giao nhận vận tải.

ICD: Inland Container Deport – cảng cạn.

KCN: Khu công nghiệp.

NN: Nhà nước.

P/O: Purchase Order – Đơn hàng.

RFID: Radio Frequency Identification – công nghệ nhận dạng bằng tần số radio.

SOP: Standard Operating Procudure – Quy trình chuẩn thực hiện công việc.

TNHH: trách nhiệm hữu hạn.

WTO: World Trade Organization – Tổ chức thương mại thế giới.

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Bảng 1.1: Các hình thức logistics:……………………………………… …    3

Bảng 1.2: Phân loại logistics:……….……………….………………………..5 Sơ đồ 1.1: Quy trình thực hiện hàng xuất khẩu:  ……………………………9 Sơ đồ 1.2: Quy trình thực hiện hàng nhập khẩu: ………………………….10 Bảng 1.3: Sự quản lý nhà nước các hoạt động logistics tại Trung Quốc        19

Bảng 2.1: Các dịch vụ logistics chủ yếu được mua ngoài trên thế giới hiện nay:…………………………………………… ………………..………………….. 31

Bảng 2.2: Sự khác biệt giữa hoạt động thuê ngoài logistics trước đây và hiện nay:…………………………………… ………………………….………………. 32

Bảng 2.3: Bảng giá cước hàng lẻ từ TPHCM đến một số cảng chính của các doanh nghiệp giao nhận vận tải trong nước:………… …………….. …        34

Bảng 2.4: Bảng liệt kê số lượng container xuất nhập qua các cảng chính tại TPHCM:…………… ………………………………………… …………………….. 35

Bảng 2.5: Bảng liệt kê một số kho chính tại TPHCM:…………. ….…          37

Biểu đồ 3.1: Các dịch vụ logistics được thuê ngoài tại TPHCM: …………50 Biểu đồ 3.2: Những tiêu chí khi lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ logistics      62

Bảng 3.1: Trọng lượng đóng hàng của từng loại container:………… …        65

LỜI MỞ ĐẦU

1.     Tính cấp thiết của đề tài:

Trong thời đại ngày nay, logistics là 1 khái niệm hoàn toàn không quá xa lạ đối với các doanh nghiệp. Và áp dụng logistics trong giao nhận vận tải đã được thực hiện từ rất lâu đời. Trong những năm gần đây, ngành logistics tại Việt Nam bắt đầu được chính phủ quan tâm đầu tư phát triển và thu hút sự tham gia ngày càng nhiều từ các doanh nghiệp trong nước lẫn các nhà đầu tư nước ngoài.

TPHCM là trung tâm kinh tế phát triển mạnh nhất nước. Cơ sở hạ tầng tại thành phố như hệ thống cảng biển, hàng không, đường bộ, đường sắt,…. rất thích hợp để phát triển hoạt động logistics nên thu hút được nhiều sự đầu tư cũng như là nơi đặt văn phòng chính của hầu hết các doanh nghiệp trong và ngoài nước.

Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức thương mại thế giới WTO. Và theo cam kết WTO, Việt Nam sẽ dần mở cửa thị trường logistics trong nước cho các doanh nghiệp nước ngoài. Như vậy, các doanh nghiệp trong nước sẽ phải chịu sự cạnh tranh gay gắt từ các tập đoàn cung ứng dịch vụ logistics nước ngoài. Các tập đoàn logistics nước ngoài là những nhà cung ứng dịch vụ logistics từ rất lâu đời, nhiều kinh nghiệm trong tổ chức hoạt động logistics. Trong khi đó, các doanh nghiệp nội địa chỉ mới bắt đầu làm quen với dịch vụ này trong những năm gần đây.

Tính đến nay đã có rất nhiều công trình nghiên cứu với mục đích đưa ra những giải pháp nhằm đẩy mạnh và hoàn thiện dịch vụ logistics cho các doanh nghiệp Việt Nam như Luận văn thạc sỹ về “Giải pháp cạnh tranh và phát triển cho các doanh nghiệp logistics Việt Nam giai đoạn hậu WTO” (năm 2007) của Nguyễn Thị Bé Tiến, “Giải pháp chuyển đổi từ hoạt động

giao nhận vận tải truyền thống sang hoạt động logistics tại các doanh nghiệp giao nhận vận tải vừa và nhỏ ở TPHCM” (năm 2007) của Võ Thị Mùi, “Thực trạng những giải pháp phát triển logistics trong giao nhận vận tải biển quốc tế tại Việt Nam năm 2015” (năm 2009) của Hồ Tấn Bằng. Tuy nhiên chưa có công trình nghiên cứu cụ thể nào về mô hình logistics của các công ty logistics trực thuộc các hãng tàu nước ngoài nhằm vận dụng để phát triển dịch vụ logistics tại các công ty GNVT hàng hoá XNK trên địa bàn TPHCM.

Chính vì những lý do trên, tác giả đã chọn đề tài “NGHIÊN CỨU MÔ HÌNH LOGISTICS TẠI CÁC HÃNG TÀU NƯỚC NGOÀI VÀ VẬN DỤNG ĐỂ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ LOGISTICS TẠI CÁC DOANH NGHIỆP KINH DOANH DỊCH VỤ GIAO NHẬN VẬN TẢI HÀNG HOÁ XUẤT NHẬP KHẨU TRÊN ĐỊA BÀN TPHCM”.

Mô hình mà tác giả nghiên cứu là mô hình logistics tại các công ty logistics trực thuộc các hãng tàu nước ngoài và tác giả xin được viết ngắn gọn trong luận văn là mô hình logistics tại các hãng tàu nước ngoài.

2.     Mục đích nghiên cứu đề tài:

Qua nghiên cứu mô hình hoạt động logistics tại các công ty logistics trực thuộc các hãng tàu nước ngoài và thực trạng hoạt động logistics tại các doanh nghiệp GNVT trong nước đang hoạt động tại TPHCM, luận văn đưa ra những giải pháp thiết thực nhằm hoàn thiện và đẩy mạnh dịch vụ logistics tại các doanh nghiệp nội địa, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của các DNVN nhất là khi thị trường logistics trong nước đang dần được mở cửa theo cam kết WTO.

3.  Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:

– Đối tượng nghiên cứu:

Là các công ty logistics trực thuộc các hãng tàu nước ngoài kinh doanh dịch vụ định tuyến container trên địa bàn TPHCM.

Là các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ giao nhận vận tải hàng hoá XNK

trên địa bàn TPHCM.

  • Phạm vi nghiên cứu:

Do hoạt động ngành giao nhận vận tải, logistics tương đối rộng nên đề tài chỉ nghiên cứu hoạt động logistics tại các công ty logistics trực thuộc các hãng tàu có vốn đầu tư nước ngoài, các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ giao nhận vận tải hàng hóa XNK trên địa bàn TPHCM.

4.  Phương pháp nghiên cứu:

Luận văn sử dụng phương pháp thống kê, so sánh, phân tích tổng hợp và dự báo.

Để có thêm những thông tin sơ cấp mới nhất phục vụ cho đề tài, tác giả đã tiến hành khảo sát thực tế từ tháng 4 đến tháng 6 năm 2009 thông qua bảng câu hỏi, phỏng vấn trực tiếp các công ty logistics trực thuộc các hãng tàu nước ngoài, công ty GNVT hàng hoá XNK và những nhà sản xuất, kinh doanh xuất nhập khẩu. Số liệu được xử lý thông qua phần mềm SPSS và excel.

5.  Những đóng góp của luận văn:

Theo nghiên cứu của Viện Nomura (Nhật) cho thấy, ngành giao nhận ở Việt Nam hiện chỉ đáp ứng được 1/4 nhu cầu thị trường. Điều này cho thấy thị trường logistics tại Việt Nam vẫn còn nhiều tiềm năng để khai thác và phát triển đem lại nhiều lợi ích kinh tế cho đất nước. Và với sự tham gia ngày càng nhiều những nhà cung cấp dịch vụ logistics hàng đầu thế giới tại TPHCM, thì đòi hỏi các doanh nghiệp Việt Nam phải xem xét và hoàn thiện, nâng cao chất

lượng dịch vụ cung cấp cho phù hợp với yêu cầu ngày càng cao của thị trường trong nước và thế giới.

Luận văn nghiên cứu mô hình hoạt động logistics của các công ty logistics trực thuộc hãng tàu nước ngoài và từ đó đưa ra những giải pháp phù hợp, có tính khả thi cao để vận dụng phát triển dịch vụ logistics tại các công ty GNVT hàng hoá XNK tại TPHCM.

6.  Kết cấu luận văn:

  • Lời mở đầu
  • Chương 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn về hoạt động logistics trong giao

nhận vận tải hàng hóa xuất nhập khẩu.

  • Chương 2: Thực trạng hoạt động logistics tại các doanh nghiệp kinh

doanh dịch vụ GNVT hàng hóa xuất nhập khẩu tại TPHCM.

  • Chương 3: Những giải pháp ứng dụng mô hình hoạt động logistics của các công ty logistics trực thuộc các hãng tàu nước ngoài vào các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ giao nhận vận tải hàng hóa xuất nhập khẩu tại TPHCM.
  • Kết luận.
  • Tài liệu tham khảo.
  • Phụ lục.

CHƯƠNG 1:

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HOẠT ĐỘNG LOGISTICS TRONG GIAO NHẬN VẬN TẢI

H ÀNG H ÓA XUẤT NHẬP KHẦU

1.1.   Tổng quan về logistics:

  1. Một số định nghĩa về logistics:

Dịch vụ Logistics chính là sự phát triển ở giai đoạn cao của các khâu dịch vụ giao nhận kho vận, trên cơ sở tận dụng các ưu điểm của công nghệ tin học để điều phối hàng hoá từ khâu tiền sản xuất tới tận tay người tiêu dùng cuối cùng qua các công đoạn: dịch chuyển, lưu kho và phân phối hàng hoá.

Theo Escap (Ủy Ban Kinh Tế và Xã Hội Châu Á – Thái Bình Dương) thì logistics được phát triển qua 3 giai đoạn:

Giai đoạn 1: Phân phối vật chất. Giai đoạn 2: Hệ thống Logistics.

Giai đoạn 3: Quản trị dây chuyền cung ứng.

Logistics là quá trình tối ưu hoá về vị trí, lưu trữ và chu chuyển các tài nguyên/yếu tố đầu vào từ điểm xuất phát đầu tiên là nhà cung cấp, qua nhà sản xuất, người bán buôn, bán lẻ, đến tay người tiêu dùng cuối cùng, thông qua hàng loạt các hoạt động kinh tế (xem Logistics and Supply Chain Management, tác giả: Ma Shou, tài liệu giảng dạy của World Maritine University 1999).

Hội đồng Quản trị Logistics của Mỹ (CLM) đưa ra khái niệm: Logistics là quá trình hoạch định, thực hiện và kiểm soát hiệu quả, hiệu năng dòng lưu thông và tồn trữ nguyên liệu, hàng hoá, dịch vụ cùng với dòng thông tin tương ứng từ điểm xuất phát đến điểm tiêu dùng nhằm mục đích đáp ứng yêu cầu của khách hàng.

Theo Martin Christopher (UK): Logistics là quá trình quản trị chiến lược

thu mua, di chuyển và dự trữ nguyên vật liệu,bán thành phẩm, thành phẩm (và dòng thông tin tương ứng) trong một công ty và qua các kênh phân phối của công ty để tối đa hoá lợi nhuận hiện tại và tương lai thông qua việc hoàn tất các đơn hàng với chi phí thấp.

Theo quan điểm “5 right” thì “Logistics là quá trình cung cấp đúng sản phẩm, đến đúng vị trí, vào đúng thời điểm với điều kiện và chi phí phù hợp cho khách hàng tiêu dùng sản phẩm.

Đối với Giáo sư David Simchi-Levi (MIT-Mỹ), khái niệm hệ thống Logistics (Logistics Network) đồng nghĩa với Quản trị dây chuyền cung ứng: Hệ thống Logistics là một nhóm các cách tiếp cận được sử dụng để liên kết các nhà cung cấp, nhà sản xuất, kho, cửa hàng một cách hiệu quả để hàng hoá được sản xuất và phân phối đúng số lượng, đúng địa điểm và đúng thời điểm nhằm mục đích giảm thiểu chi phí trên toàn hệ thống đồng thời đáp ứng được các yêu cầu về mức độ phục vụ.

Theo quan điểm của GS TS Đoàn Thị Hồng Vân thì: Logistics là quá trình tối ưu hoá về vị trí, vận chuyển và dự trữ nguồn tài nguyên từ điểm đầu tiên của dây chuyền cung ứng cho đến tay người tiêu dùng cuối cùng, thông qua hàng loạt các hoạt động kinh tế.

Luật Thương mại 2005 (Điều 233): “Dịch vụ logistics là hoạt động thương mại, theo đó thương nhân tổ chức thực hiện một hoặc nhiều công việc bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan đến hàng hoá theo thoả thuận với khách hàng để hưởng thù lao. Dịch vụ logistics được phiên âm theo tiếng Việt là dịch vụ lô-gi-stíc”

Logistics luôn luôn là một chuỗi các dịch vụ về giao nhận hàng hoá như: làm các thủ tục giấy tờ, tổ chức vận tải, bao bì đóng gói ghi nhãn hiệu, lưu kho lưu bãi, phân phối hàng hoá (nguyên liệu hoặc thành phẩm) tới các địa chỉ khác nhau, chuẩn bị cho hàng hoá luôn luôn sẵn sàng trong trạng thái có

yêu cầu của khách hàng là đi ngay được (inventory level). Chính vì vậy, nói tới Logistics bao giờ người ta cũng nói tới một chuỗi hệ thống dịch vụ (logistics system chain). Với hệ thống chuỗi dịch vụ này, người cung cấp dịch vụ Logistics (Logistics service provider) sẽ tối ưu hoá dòng hàng hoá, dòng thông tin, dòng tiền tệ để phục vụ yêu cầu khách hàng, giúp khách hàng có thể tiết kiệm được chi phí của đầu vào trong các khâu dịch chuyển, lưu kho, lưu bãi và phân phối hàng hoá (nguyên liệu, bán thành phẩm, hoặc thành phẩm), cũng như chi phí dịch vụ logistics.

ĐỂ BIẾT THÊM THÔNG TIN TOÀN BỘ BÀI VIẾT XIN QUÝ KHÁC LIÊN HỆ

Hotline, ZALO : 0916 559 538

Mail: chuyenvietlvthacsi@gmail.com

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *