NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI Ý ĐỊNH SỬ DỤNG HỆ THỐNG CHIẾU SÁNG THÔNG MINH CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

MỤC LỤC

TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ TÓM TẮT

ABSTRACT

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI……………………………………… 1

  1. Ý nghĩa và tính cấp thiết của đề tài………………………………………………………………… 1
    1. Mục tiêu nghiên cứu………………………………………………………………………………………. 4
    1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu…………………………………………………………………… 4
      1. Đối tượng nghiên cứu……………………………………………………………………………… 4
      1. Phạm vi nghiên cứu………………………………………………………………………………… 4
    1. Tổng quan và điểm mới của luận văn…………………………………………………………….. 4
    1. Phương pháp nghiên cứu………………………………………………………………………………… 5
    1. Kết cấu luận văn nghiên cứu:…………………………………………………………………………. 6

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU……………… 7

CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ QUI TRÌNH  NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU………………………………………………………………………………………………………………………… 29

CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU………………………………………….. 48

4.9      Kết luận chương 4………………………………………………………………………………………… 71

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ……………………………………………………………. 72

TÓM TẮT

Đề tài: “Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng Hệ thống chiếu sáng thông minh của người tiêu dùng thành phố Hồ Chí Minh” được tiến hành nghiên cứu và thực hiện tại Thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian từ 02/2019 đến tháng 06/2019.

Nghiên cứu nhận định năng lượng dành cho chiếu sáng hiện không chỉ là vấn đề của Việt Nam mà của toàn thế giới. Làm thế nào để vừa tiết kiệm điện năng, vừa tiết kiệm chi phí tài chính lại bảo vệ môi trường? Hệ thống chiếu sáng thông minh vừa là giải pháp cho các vấn đề trên vừa đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của người tiêu dùng.

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là xác định các yếu tố và mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đó tới ý định sử dụng Hệ thống chiếu sáng thông minh của người tiêu dùng Thành phố Hồ Chí Minh. Trên cơ sở đó đề xuất giải pháp phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng, góp phần nâng cao việc sử dụng Hệ thống chiếu sáng thông minh trên thị trường chiếu sáng.

Phương pháp nghiên cứu bao gồm nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng. Trong phân tích nghiên cứu định lượng thực hiện thống kê mô tả, kiểm định độ tin cậy thang đo, phân tích nhân tố EFA, phân tích hồi quy đa biến … Nghiên cứu sử dụng phần mềm SPSS 20.0 để phân tích 226 mẫu thu được qua bảng câu hỏi khảo sát trực tuyến Google Drive.

Nghiên cứu sử dụng và có điều chỉnh mô hình Chấp nhận và sử dụng công nghệ hợp nhất mở rộng – UTAUT2 (Venkatesh và cộng sự, 2012). Kết quả nghiên cứu đã xác định được 7 yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng Hệ thống chiếu sáng thông minh bao gồm: Hiệu quả mong đợi, Nỗ lực mong đợi, Ảnh hưởng xã hội, Các điều kiện thuận lợi, Động lực hưởng thụ, Giá trị kỳ vọng và Nhận thức Chi phí. Ngoài ra, nghiên cứu cũng xem xét sự ảnh hưởng của yếu tố nhân khẩu học: giới tính, nhóm tuổi, trình độ học vấn, nghề nghiệp và thu nhập tới ý định sử dụng Hệ thống chiếu sáng thông minh.

Kết quả nghiên cứu này có ý nghĩa với các nhà quản trị, nhà sản xuất và phân phối Hệ thống chiếu sáng thông minh. Từ đó có thể mở rộng nghiên cứu trên phạm vi cả nước với nhiều đối tượng và phân khúc người tiêu dùng để có thể xác định phân khúc thị trường và có các chiến lược marketing, thúc đẩy bán hàng Hệ thống chiếu sáng thông minh hợp lý.

Từ khóa: Chiếu sáng thông minh, UTAUT2, công nghệ mới, chấp nhận và sử dụng công nghệ, tiết kiệm năng lượng.

ABSTRACT

Master’s Thesis topic “Factors influencing consumer’s behavioral intention of the Smart Lighting in Ho Chi Minh city” was studied and conducted in Ho Chi Minh city from Feb 2019 to June 2019.

The research has identified that lighting energy is not only a problem in Vietnam but also in the whole world. How can we saving energy, saving financial cost and protect our environment? The Smart Lighting system is a solution which solves these above problems and meets the higher and higher needs of the customer.

The objective of the study determines the factors and the levels of these factors influencing consumer’s behavioral intention of Smart lighting in Ho Chi Minh city. Based on this, the author suggests suitable solutions with the needs of the customer and increase users of Smart lighting in the lighting market.

The research methods are the qualitative research method and the quantitative research method. In the quantitative research analysis, the author uses descriptive statistics, Cronbach’s Alpha, Exploratory Factor Analysis (EFA), multivariate multiple regression analysis … This research uses SPSS 20.0 software to analyze 226 samples which had been collected by online Google Drive form.

The study used and adjusted The Unified Theory of Acceptance and Use of Technology 2 – UTAUT2 (Venkatesh et al, 2012). The result of this research confirmed 7 factors that influenced to Consumer’s Behavioral Intention of Smart lighting in Ho Chi Minh city. There are Performace Expectancy, Effort Expectancy, Social Influence, Facilitating Conditions, Hedonic Motivation, Price Value, and Perceived Cost. Moreover, the study also examines the influence of demographic factors: gender, age group, educational level, occupation and income on the behavioral intention of the Smart Lighting System.

The results of this research are meaningful to the business managers, the manufacturers and the distributors of Smart Lighting System. Then, it is possible to expand the research around the country with more objects and consumer segments to be able to identify the market segments, the marketing strategies, and suitable sales promotion of the Smart Lighting System.

Keywords: Smart lighting, UTAUT2, new technology, acceptance and use of technology, energy saving.

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI

1.1  Ý nghĩa và tính cấp thiết của đề tài.

Trong suốt ba thập kỉ qua, tiến trình toàn cầu hóa đã và đang diễn ra ngày càng lớn mạnh và sâu rộng. Toàn cầu hóa giúp chúng ta chuyển sang một thế giới mà trong đó các rào cản thương mại và đầu tư xuyên quốc gia được dỡ bỏ; khoảng cách nhận thức được thu hẹp lại nhờ tiến bộ viễn thông và giao thông vận tải; văn hóa hữu hình trở nên đồng nhất hơn trên toàn thế giới; các nền kinh tế quốc gia đang hội nhập vào một hệ thống kinh tế toàn cầu phụ thuộc lẫn nhau.

Việt Nam cũng không nằm ngoài vòng xoay đó của thế giới. Việt Nam đã và đang hội nhập vào tiến trình đó. Điều này có thể dễ dàng nhận thấy qua tốc độ đô thị hóa, tốc độ xây dựng cũng như tỷ lệ gia tăng thu nhập của người dân Việt Nam.

“Theo Bộ Xây dựng (2018), tính đến hết tháng 5/2018, Việt Nam có 813 đô thị các loại, bao gồm cả các đô thị, khu công nghiệp… Việt Nam đứng đầu Đông Nam Á về tốc độ đô thị hóa đạt khoảng 37,5% (năm 2017). Dự báo sẽ có 50% dân số Việt Nam sẽ sống tại đô thị vào những năm 40 của thế kỷ XXI.

Cùng với tốc độ đô thị hóa là tốc độ tăng trưởng ngành xây dựng. Năm 2018, ngành xây dựng tăng trưởng vượt kế hoạch đạt 9,2%. Qua đánh giá của Ngân hàng Thế giới, Việt Nam luôn đứng thứ 3 trong các nước ASEAN về Chỉ tiêu cấp phép xây dựng (bao gồm cấp giấy phép xây dựng và các thủ tục liên quan); đứng thứ 20/190 nền kinh tế trên thế giới” (1).

Cùng với đó là tốc độ tăng thu nhập của người Việt Nam tăng dần qua các năm từ năm 1989 đến năm 2017 qua hình 1.1:

ĐỂ BIẾT THÊM THÔNG TIN TOÀN BỘ BÀI VIẾT XIN QUÝ KHÁC LIÊN HỆ

Hotline, ZALO : 0916 559 538

Mail: chuyenvietlvthacsi@gmail.com

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *