NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH SỬ DỤNG VÍ ĐIỆN TỬ MOCA TRÊN ỨNG DỤNG GRAB

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH SỬ DỤNG VÍ ĐIỆN TỬ MOCA TRÊN ỨNG DỤNG GRAB

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC KÍ TỰ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG, BIỂU

DANH MỤC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ TÓM TẮT

ASTRACT

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN…………………………………………………………. 1

  1. Lý do chọn đề tài……………………………………………………………………………………….. 1
    1. Mục tiêu nghiên cứu………………………………………………………………………………….. 4
    1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu………………………………………………………………. 4
      1. Đối tượng nghiên cứu………………………………………………………………………….. 4
      1. Đối tượng khảo sát………………………………………………………………………………. 4
      1. Phạm vi nghiên cứu……………………………………………………………………………… 4
    1. Phương pháp nghiên cứu……………………………………………………………………………. 5
    1. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn đề tài………………………………………………………….. 5
    1. Kết cấu đề tài…………………………………………………………………………………………….. 6

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU…………………… 8

TÓM TẮT CHƯƠNG 2…………………………………………………………………………………. 42

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐỊNH TÍNH…………………………… 43

TÓM TẮT CHƯƠNG 3…………………………………………………………………………………. 58

CHƯƠNG 4: NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƯỢNG VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU    59

TÓM TẮT CHƯƠNG 4…………………………………………………………………………………. 80

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý QUẢN TRỊ…………………………………………… 82

TÀI LIỆU THAM KHẢO

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN

  1. 1.1.   Lý do chọn đề tài

“Theo báo cáo thanh toán toàn cầu của Capgemini năm 2018, giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt toàn cầu tăng 10,1% đạt 482,6 tỷ đô la. Các giao dịch này được ước tính sẽ còn bùng nổ hơn trong tương lai với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) đạt 12,7% trên toàn cầu. Các thị trường Châu Á mới nổi dự kiến sẽ chứng kiến tốc độ CAGR là 28,8% (2016–2021). Hiện nay khối lượng giao dịch ví điện tử toàn cầu ước tính vào khoảng 41,8 tỷ”(6). Sự phổ biến của phương thức thanh toán này đã tăng lên do sự gia tăng của người dùng internet, điện thoại thông minh ngày càng chiếm số lượng lớn đã làm thay đổi trong hành vi của người tiêu dùng.

Có thể thấy thanh toán không dùng tiền mặt điển hình là ví điện tử đang chính là xu hướng mới nổi trên toàn cầu nói chung, cũng như tại Việt Nam nói riêng bởi sự tiện lợi, an toàn và giá trị gia tăng mà người tiêu dùng sẽ nhận được. “Số liệu báo cáo từ tổ chức We Are Social và Hootsuite, tính đến tháng 01 năm 2019, dân số Việt Nam có 96,96 triệu người, báo cáo này cũng cho biết tổng số người dùng Internet tháng 01 năm 2019 là 64 triệu người và có 50 triệu thuê bao điện thoại”(35). Điều này đã làm cho Việt Nam trở thành một trong những nước có tỉ lệ sử dụng điện thoại thông minh phát triển nhanh nhất ở Đông Nam Á.

“Tại Việt Nam thanh toán qua ví điện tử ngày càng tăng trưởng nhanh chóng. Chỉ trong 9 tháng đầu năm 2018, thanh toán thông qua dịch vụ di động tăng trưởng 126% so với cùng kỳ năm trước lên 1,032 ngàn tỷ đồng (tương đương 44,5 tỷ USD), trong khi giao dịch thông qua ví điện tử tăng trưởng 161% lên 65 tỷ đồng”(15)

Các công ty công nghệ đã sớm nhìn thấy được viễn cảnh năng động này và tại Việt Nam hiện nay, miếng bánh thị trường thanh toán di động đang được các công ty cạnh tranh với nhau như VTCPay, AirPay, OnePay, Payoo, Momo, 123Pay, ViettelPay, ZaloPay và kể đến ví điện tử Moca trên ứng dụng Grab cái tên mới nhất dấn thân vào mặt trận khốc liệt này.

3Grab, 2019. Hành trình Đông Nam Á. <https://www.grab.com/vn/brand-story/>. [Truy cập ngày: 04/06/2019].

Có được lợi thế là doanh nghiệp ngoại với nhiều nhà đầu tư khủng như Vision Fund của SoftBank, Toyota Motor, Oppenheimer Funds, Hyundai Motor…kết hợp với nền tảng ứng dụng gọi xe sẵn có trên điện thoại với lượng khách hàng đông đảo, công ty công nghệ Grab đã hợp tác với công ty thanh toán ví Moca để ra mắt sản phẩm ví điện tử Moca trên ứng dụng Grab (01/10/2018). Ví điện tử được tích hợp vào ứng dụng Grab.“Đây là giải pháp thanh toán không dùng tiền mặt với mong muốn đem đến cho người dùng nhiều tính năng tiện ích và hiện đại”(1) an toàn, đồng thời góp phần xây dựng một hệ sinh thái đa tính năng trên ứng dụng Grab, từ di chuyển, ăn uống, giao hàng, tài chính,…nhằm phục vụ người dùng từ “A đến Z”.

Theo thống kê của “Bộ phận Marketing của Grab tháng 08/2019” số lượng người dùng ví điện tử Moca trên ứng dụng Grab hiện nay khoảng một triệu người, chưa được kì vọng phát triển như mong muốn từ phía ban giám đốc và số lượng người dùng tăng không đáng kể do tâm lý còn e ngại khi từ ví điện tử GrabPay sử dụng thẻ ghi nợ quốc tế (Debit card) chuyển sang sử dụng ví điện tử Moca trên ứng dụng Grab với thẻ ATM nội địa, trong khi các đối thủ khác trên thị trường điển hình là ví điện tử Momo tính hết năm 2018 đã có hơn mười triệu người đăng kí sử dụng hiện đang chiếm ưu thế rất lớn trên thị trường, có thể thấy ưu tiên của công ty Grab hiện nay là xây dựng nền tảng chiến lược để tăng số lượng người dùng trong thời gian ngắn nhất, tác giả là thành viên của Grab nhận thấy đây là vấn đề trăn trở, cần thực hiện nghiên cứu đề tài để có thể giúp ít được công ty cũng như mang tính thực chất.

Từ những lý do trên tác giả chọn đề tài “Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng ví điện tử Moca trên ứng dụng Grab”. Từ đó làm nguồn thông tin, cơ sở tham khảo cho Công ty Grab để giúp phát triển bền vững và hướng đến vị trí đứng đầu tại thị trường ví điện tử Việt Nam. (1)Grab, 2018. Grab ra mắt phương thức thanh toán GrabPay by Moca <https://www.grab.com/vn/blog/qwertxxx/> [Truy cập ngày: 04/06/2019].

1.2.   Mục tiêu nghiên cứu

Xây dưng mô hình nghiên cứu, xác định các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng ví điện tử Moca trên ứng dụng Grab.

Đo lường các nhân tố và mức độ tác động của từng nhân tố đến ý định sử dụng ví điện tử Moca trên ứng dụng Grab.

Đề xuất một số giải pháp đối với doanh nghiệp nhằm thúc đẩy khách hàng sử dụng ví điện tử Moca trên ứng dụng Grab.

Trên cơ sở mục tiêu nghiên cứu trên, các câu hỏi nghiên cứu được tác giả đặt ra:

  1. Các nhân tố nào ảnh hưởng đến ý định sử dụng ví điện tử Moca trên ứng dụng Grab trong bài nghiên cứu?
    1. Mức độ tác động của từng nhân tố? Nhân tố nào ảnh hưởng mạnh nhất/ ít nhất đến ý định sử dụng ví điện tử Moca trên ứng dụng Grab?
    1. Giải pháp nào được xem là hiệu quả để tác động đến ý định sử dụng ví điện tử Moca trên ứng dụng Grab?

1.3.   Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

  1. 1.3.1.    Đối tượng nghiên cứu

Ý định sử dụng ví điện tử Moca trên ứng dụng Grab trong thanh toán của khách hàng cá nhân và các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng ví điện tử Moca trên ứng dụng Grab trong thanh toán của khách hàng cá nhân.

1.3.2.    Đối tượng khảo sát

Khách hàng cá nhân đã sử dụng hoặc có ý định sử dụng ví điện tử Moca trên ứng dụng Grab đang sinh sống và làm việc tại khu vực Thành phố Hồ Chí Minh.

1.3.3.    Phạm vi nghiên cứu

Nghiên cứu này tác giả chỉ tập trung nghiên cứu nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng ví điện tử Moca trên ứng dụng Grab.

  • Phạm vi không gian: thực hiện tại khu vực Thành phố Hồ Chí Minh.
    • Phạm vi thời gian: nghiên cứu được thực hiện từ tháng 1/2019 đến – 9/2019.

1.4.   Phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu tiến hành theo hai giai đoạn chính:

  • Nghiên cứu sơ bộ: bằng phương pháp nghiên cứu định tính để khám phá điều chỉnh mô hình nghiên cứu cho phù hợp với việc đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng ví điện tử Moca trên ứng dụng Grab. Nghiên cứu định tính được thực hiện thông qua phỏng vấn 6 chuyên gia, người dùng trong lĩnh vực ví điện tử nhầm xây dựng đề xuất thang đo phù hợp với đề tài nghiên cứu.
  • Nghiên cứu chính thức: thực hiện bằng phương pháp định lượng để đo lường, kiểm định giả thuyết các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng ví điện tử Moca trên ứng dụng Grab. Mẫu được thu thập thông qua bảng câu hỏi khảo sát trực tiếp và qua Google biểu mẫu. Sau khi thu thập dữ liệu tác giả sử dụng phần mềm SPSS 20,0 để kiểm định thang đo thông qua hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA, kiểm định KMO, kiểm định F và hệ số Sig để đo lường, đánh giá mô hình đề xuất và kiểm định giả thuyết đã đưa ra.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *