Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty cổ phần thương mại Văn Viện

CHỮ VIẾT TẮT

Từ viết tắt Viết đầy đủ
BCĐKT Bảng cân đồi kế toán
BCKQHDKD Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
BCLCTT Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
CN Chi nhánh
GDP Tổng sản phẩm nội địa
GTGT Giá trị gia tăng
LNST Lợi nhuận sau thuế
NLĐ Người lao động
ROA Tỷ suất thu nhập trên tài sản
ROE Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu
SXKD Sản xuất kinh doanh
TGĐ Tổng giám đốc
TSCĐ Tài sản cố định
TSDH Tài sản dài hạn
TSNH Tài sản ngắn hạn
VCĐ Vốn cố định
VCSH Vốn chủ sở hữu
WTO Tổ chức thương mại thế giới


MỤC LỤC

           Trang

MỞ ĐẦU……………………………………………………………………………………… 1

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP………………………………………………………………………… 5

1.1. Vốn lưu động và nguồn vốn lưu động của Doanh nghiệp………………. 5

1.1.1. Khái niệm và đặc điểm của vốn lưu động………………………………….. 5

1.1.2. Nguồn vốn lưu động trong Doanh nghiệp…………………………………. 8

1.2. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường    12

1.2.1. Khái niệm về hiệu quả sử dụng vốn………………………………………… 12

1.2.2. Nội dung hiệu quả sử dụng vốn lưu động……………………………….. 13

1.2.3. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động……………….. 20

1.3.  Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn lưu động………… 23

1.3.1.  Nhóm các nhân tố khách quan……………………………………………… 23

1.3.2. Nhóm nhân tố chủ quan……………………………………………………….. 24

1.4. Bài học kinh nghiệm về hiệu quả sử dụng vốn lưu động………………. 26

1.4.1. Kinh nghiệm các công ty trong ngành…………………………………….. 26

1.4.2. Bài học kinh nghiệm thực tiễn có thể áp dụng với Công ty Thương mại Cổ phần Văn Viện      28

Kết luận Chương 1……………………………………………………………………… 29

Chương 2: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI VĂN VIỆN…………………………………………. 30

2.1. Tổng quan về hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Thương mại Văn Viện………………………………………………………………………………………………….. 30

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển…………………………………………. 30

2.1.2. Tổ chức hoạt động và kinh doanh………………………………………….. 31

2.1.3. Đặc điểm hoạt động kinh doanh……………………………………………. 35

2.1.4. Kết quả kinh doanh trong một  số năm gần đây……………………….. 37

2.2. Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty Cổ phần Thương mại Văn Viện…………………………………………………………………………………………… 40

2.2.1. Một vài hệ số tài chính của Công ty Cổ phần Thương mại Văn Viện……….. 40

2.2.2. Khái quát v vốn lưu động của công ty…………………………………… 42

2.2.3. Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty Cổ phần Thương mại Văn Viện……………………………………………………………………………………………. 44

2.3. Đánh giá thực trạng hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty Cổ phần Thương mại Văn Viện…………………………………………………………………………………….. 64

2.3.1. Những kết quả đạt được……………………………………………………….. 64

2.3.2. Những hạn chế……………………………………………………………………. 64

2.3.3. Các nguyên nhân của hạn chế………………………………………………. 66

Kết luận Chương 2……………………………………………………………………… 68

Chương 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI VĂN VIỆN……………………….. 69

3.1. Mục tiêu và định hướng phát triển của công ty…………………………… 69

3.2. Các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty Cổ phần Thương mại Văn Viện………………………………………………………………………………. 72

3.2.1. Chú trọng công tác xác định nhu cầu vốn lưu động thường xuyên cần thiết của công ty cho năm kế hoạch……………………………………………………………………… 72

3.2.2. Xác định, bố trí cơ cấu nguồn vốn lưu động hợp lý…………………… 73

3.2.3. Quản lý chặt chẽ hơn chính sách bán chịu, tăng thu hồi các khoản phải thu từ khách hàng…………………………………………………………………………………………… 74

3.2.4. Tăng cường công tác quản trị hàng tồn kho, thực hiện trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho……………………………………………………………………………….. 81

3.2.5. Thành lập bộ phận chuyên trách quản lý tài chính, nâng cao trình độ quản trị của cán bộ tài chính…………………………………………………………………………… 82

3.2.6. Trích lập các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, dự phòng nợ phải thu khó đòi………………………………………………………………………………………………….. 84

3.2.7. Một số biện pháp khác…………………………………………………………. 87

3.3. Điều kiện thực hiện các giải pháp…………………………………………….. 89

3.3.1. Về phía Nhà nước……………………………………………………………….. 89

3.3.2. Về phía Công ty Cổ phần Thương mại Văn Viện……………………… 90

3.3.3. Về phía các ngân hàng thương mại………………………………………… 90

Kết luận Chương 3……………………………………………………………………… 92

KẾT LUẬN……………………………………………………………………………….. 93

TÀI LIỆU THAM KHẢO

SƠ ĐỒ – BẢNG – BIỂU ĐỒ

Sơ đồ 2.1. Sơ đồ tổ chức hoạt động của công ty. 31

Bảng 2.1. Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty. 38

Bảng 2.2. Phân tích các chỉ số tài chính của Công ty Cổ phần. 40

Bảng 2.3. Nguồn hình thành vốn lưu động của công ty. 42

Bảng 2.4. Nhu cầu vốn lưu động tại công ty Văn Viện 2015 -2017. 44

Bảng 2.5. Đảm bảo vốn lưu động tại công ty Văn Viện  2015 -2017. 45

Bảng 2.6. Vốn bằng tiền của công ty Văn Viện 2015 -2017. 46

Bảng 2.7. Khả năng thanh toán Công ty Cổ phần thương mại Văn Viện. 48

Bảng 2.8. Dòng tiền của Công ty Cổ phần thương mại Văn Viện. 49

Bảng 2.9. Các khoản nợ của công ty 2015 -2017. 51

Bảng 2.10: Hiệu suất các khoản phải thu của Công ty Cổ phần. 53

Bảng 2.11. Vốn tồn kho của Công ty Cổ phần Thương mại Văn Viện. 57

Bảng 2.12. Số vòng quay hàng tồn kho của Công ty Cổ phần. 59

Bảng 2.13. Hiệu suất sử dụng vốn lưu động công ty giai đoạn 2015 – 2017. 60

Bảng 2.14. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty giai đoạn 2015 – 2017. 62

Bảng 3.1. Kế hoạch kinh doanh của Công ty Cổ phần Thương mại Văn Viện  70

Bảng 3.2. Kế hoạch thu hồi công nợ quá hạn của Công ty Cổ phần. 78

Bảng 3.3. Kế hoạch thu nợ quá hạn đối với các công ty trong cùng ngành của Công ty Cổ phần Thương mại Văn Viện. 79

Biểu đồ 2.1. Biểu đồ doanh thu và lợi nhuận  của công ty giai đoạn 2015 -2017 39

Biểu đồ 2.2. Cơ cấu vốn lưu động của Công ty  Năm 2015 – Năm 2017. 43

Biểu đồ 2.3. Cơ cấu vốn tồn kho của công ty giai đoạn 2015 -2017…….. 58

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG

VỐN LƯU ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP

 

1.1. Vốn lưu động và nguồn vốn lưu động của Doanh nghiệp

1.1.1. Khái niệm và đặc điểm của vốn lưu động

1.1.1.1. Khái niệm vốn lưu động

Trong điều kiện nền kinh tế thị trường hiện nay, để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp cần bỏ ra một số vốn tiền tệ nhất định để đầu tư mua sắm, hình thành tài sản cần thiết cho hoạt động sản xuất, kinh doanh. Số vốn tiền tệ ứng trước đó được gọi là vốn kinh doanh.

Có thể nói vốn kinh doanh của doanh nghiệp là toàn bộ số tiền ứng trước mà doanh nghiệp bỏ ra để đầu tư hình thành các tài sản cần thiết cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nói cách khác, đó là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ giá trị các tài sản mà doanh nghiệp đã đầu tư và sử dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm mục đích thu lợi nhuận. Phân loại theo đặc điểm luân chuyển, vốn kinh doanh được chia làm hai loại: vốn lưu động và vốn cố định.

Trong đó, vốn lưu động là số vốn tiền tệ doanh nghiệp ứng trước để mua sắm, hình thành các tài sản lưu động dùng trong sản xuất kinh doanh như nguyên nhiên vật liệu, sản phẩm dở dang, bán thành phẩm, thành phẩm chờ tiêu thụ, các khoản vốn bằng tiền, vốn trong thanh toán. Tài sản lưu động chính là biểu hiện ở hình thái hiện vật của vốn lưu động thường được chia thành hai loại: tài sản lưu động sản xuất và tài sản lưu động lưu thông.

• Tài sản lưu động sản xuất là những nguyên liệu, vật tư dự trữ để chuẩn bị cho quá trình sản xuất hay đang nằm trong quá trình sản xuất và những tư liệu lao động không đủ tiêu chuẩn là tài sản cố định như bán thành phẩm,…

• Tài sản lưu động lưu thông bao gồm : Các sản phẩm, hàng hóa chờ tiêu thụ, vốn bằng tiền, vốn trong thanh toán, các khoản chi phí chờ kết chuyển, chi phí trả trước,…

Trong quá trình sản xuất, các tài sản lưu động nằm trong quá trình lưu thông luôn vận động, thay thế và chuyển hóa lẫn nhau, đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh được liên tục.

Trong điều kiện nền kinh tế hàng hóa tiền tệ, để hình thành các tài sản lưu động sản xuất và tài sản lưu động lưu thông, doanh nghiệp phải bỏ ra số vốn đầu tư ban đầu nhất định.Vì thế, có thể nói vốn lưu động của doanh nghiệp là số vốn tiền tệ ứng trước để đầu tư mua sắm các tài sản lưu động của doanh nghiệp.

Đối với doanh nghiệp sản xuất: Vốn lưu động từ hình thái ban đầu là tiền được chuyển hóa sang hình thái vật tư dự trữ, sản phẩm dở dang, thành phẩm hàng hóa, kết thúc quá trình tiêu thụ thì trở về hình thái ban đầu là tiền.     Có thể mô tả chuyển hóa ấy qua sơ đồ sau:

          T – H – SX – H’ – T’

Giai đoạn 1 (T-H): doanh nghiệp mua sắm nguyên nhiên liệu, vật tư,..nhằm dự trữ cho phục vụ sản xuất kinh doanh. Lúc này, vốn lưu động chuyển từ hình thái tiền tệ sang hình thái vật tư dự trữ.

Giai đoạn 2 (H-SX-H’): Các vật tư dự trữ trải qua quá trình bảo quản, sơ chế, được đưa vào dây chuyền công nghệ sản xuất để chuyển sang hình thái sản phẩm dở dang, bán thành phẩm, rồi hình thành vốn thành phẩm.

Giai đoạn 3 (H’-T’): doanh nghiệp tiến hành công tác tiêu thụ sản phẩm, vốn thành phẩm chuyển sang hình thái tiền tệ, tức là trở về hình thái ban đầu nhưng với lượng tiền tệ khác với lượng vốn tiền tệ ban đầu.

Đối với doanh nghiệp thương mại: sự vận động của vốn chỉ trải qua hai giai đoạn, tương tự giai đoạn 1 và giai đoạn 3 ở trên:

T – H – T’

Như vậy, sự tuần hoàn của vốn lưu động được tạo nên bởi sự thay đổi liên tục hình thái biểu hiện của nó. Do hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp là thường xuyên, liên tục nên sự tuần hoàn của vốn lưu động cũng diễn ra liên tục, từ hình thái này sang hình thái khác rồi trở về hình thái ban đầu, có tính chất chu kỳ tạo thành sự luân chuyển của vốn lưu động .

Kết luận: “Vốn lưu động của doanh nghiệp là toàn bộ số tiền ứng ra để hình thành nên các TSLĐ nhằm đảm bảo cho quá trình kinh doanh của các doanh nghiệp được thực hiện thường xuyên, liên tục. Thời gian luân chuyển vốn lưu động nhanh, hình thái biểu hiện luôn thay đổi, giá trị của vốn lưu động được chuyển dịch toàn bộ và ngay một lần vào giá trị sản phẩm sau mỗi chu kỳ kinh doanh”.

1.1.1.2. Đặc điểm vốn lưu động

 Do bị chi phối bởi tài sản lưu động nên VLĐ có những đặc ddierm khác so với vốn cố định

Thứ nhất, VLĐ trong quá trình chu chuyển luôn thay đổi hình thái biểu hiện. Vốn lưu động của doanh nghiệp thường xuyên vận động chuyển hóa lần lượt qua nhiều hình thái khác nhau

Thứ hai, giá trị của vốn lưu động được chuyển dịch toàn bộ, một lần vào giá trị sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ sản xuất ra và được bù đắp lại toàn bộ khi thu được tiền bán sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ sau mỗi chu kỳ kinh doanh.

Thứ ba, VLĐ hoàn thành một vòng tuần hoàn sau một chu kỳ kinh doanh. Quá trình vận động chuyển hóa của VLĐ diễn ra thường xuyên, liên tục và  lặp lại sau mỗi chu kỳ kinh doanh, tạo thành vòng tuần hoàn, chu chuyển của vốn lưu động.

 

 

1.1.2. Nguồn vốn lưu động trong Doanh nghiệp

1.1.2.1. Phân loại nguồn vốn lưu động trong Doanh nghiệp

Doanh nghiệp luôn cần có VLĐ để đảm bảo cho quá trình SXKD của mình được tiến hành một cách trơn tru và liên tục, và họ sẽ không chỉ dùng nguồn vốn tự có của mình mà phải sử dụng cả nguồn vốn bên ngoài. Người ta thường phân chia nguồn VLĐcủa doanh nghiệp theo nhiều phương pháp mà chủ yếu là Phân loại theo thời gian huy động và sử dụng vốn. Cụ thể:

* Theo hình thái biểu hiện của vốn

Với cách phân loại này có thể chia vốn lưu động thành vốn bằng tiền và các khoản phải thu và vốn về hàng tồn kho.

  • Vốn bằng vật tư, hàng hoá:

Trong doanh nghiệp sản xuất, vốn vật tư hàng hóa gồm: Vốn vật tư dự trữ, vốn sản phẩm dở dang, vốn thành phẩm. Các loại này được gọi chung là vốn về hàng tồn kho. Xem xét chi tiết hơn cho thấy, vốn về hàng tồn kho của doanh nghiệp gồm:

  • Vốn nguyên vật liệu chính là các giá trị nguyên vật liệu chính dự trữ cho sản xuất, khi tham gia vào sản xuất, chúng hợp thành thực thể của sản phẩm.

ĐỂ BIẾT THÊM THÔNG TIN TOÀN BỘ BÀI VIẾT XIN QUÝ KHÁC LIÊN HỆ

Hotline, ZALO : 0916 559 538

Mail: chuyenvietlvthacsi@gmail.com

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *