Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của Công ty cổ phần Đầu tư Tài chính Giáo dục

BỘ GIÁO DỤC VÀO ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH DOANH VÀ CÔNG NGHỆ HÀ NỘI

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH GIÁO DỤC

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ

MỤC LỤC                                              TRANG

LỜI CAM ĐOAN.. i

LỜI CẢM ƠN.. ii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT.. vi

DANH MỤC HÌNH.. vii

DANH MỤC BẢNG.. viii

PHẦN MỞ ĐẦU.. 1

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỦA DOANH NGHIỆP   4

1.1. Khái quát về vốn của doanh nghiệp. 4

1.1.1. Khái niệm và các đặc trưng của vốn. 4

1.1.2. Vai trò của vốn đối hoạt động của doanh nghiệp. 6

1.1.3. Phân loại vốn. 7

1.2.  Hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. 11

1.2.1. Khái niệm về hiệu quả sử dụng vốn  của doanh nghiệp. 11

1.2.2. Ý nghĩa của việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. 13

1.2.3. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. 18

1.3. Những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. 24

1.3.1. Những nhân tố khách quan . 25

1.3.2. Những nhân tố chủ quan. 28

TÓM TẮT CHƯƠNG 1. 33

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH GIÁO DỤC.. 34

2.1. Khái quát về Công ty Cổ phần Đầu tư Tài chính Giáo dục. 34

2.1.1.  Quá trình hình thành và phát triển. 34

2.1.3. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh 2014 -2016. 42

2.2. Thực trạng sử dụng vốn tại Công ty Cổ phần Đầu tư Tài chính Giáo dục. 47

2.2.1.  Phân tích cơ cấu vốn dài hạn của công ty. 47

2.2.2.Phân tích cơ cấu vốn ngắn hạn của công ty. 51

2.3. Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của Công ty Cổ phần Đầu tư Tài chính Giáo dục. 53

2.3.1.  Khả năng thanh toán. 53

2.3.2. Hệ số đảm nhiệm vốn ngắn hạn. 55

2.3.3. Khả năng đảm bảo nguồn vốn ngắn hạn. 56

2.3.4. Khả năng đảm bảo nguồn vốn dài hạn. 57

2.3.5. Hệ số ROA và ROE của công ty. 58

2.3.6. Số vòng quay vốn của Công ty. 59

2.3.7. Hiệu quả sử dụng vốn dài hạn của công ty. 60

2.3.8.  Hiệu quả sử dụng vốn ngắn hạn của công ty. 61

2.4. Đánh giá tổng quan về hiệu quả sử dụng vốn của Công ty cổ phần Đầu tư Tài chính Giáo dục  64

2.4.1. Những kết quả đạt được. 64

2.4.2. Hạn chế và nguyên nhân. 65

2.4.3. Những nguyên nhân của hạn chế. 66

TÓM TẮT CHƯƠNG 2. 68

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH GIÁO DỤC.. 69

3.1. Định hướng phát triển kinh doanh của Công ty cổ phần Đầu tư Tài chính Giáo dục  69

3.1.1. Định hướng phát triển kinh doanh. 69

3.1.2. Kế hoạch kinh doanh năm 2017 – 2021. 70

3.2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của Công ty cổ phần Đầu tư Tài chính Giáo dục  71

3.2.1. Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn dài hạn. 71

3.2.2. Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ngắn hạn. 81

3.2.3.  Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. 93

3.3.       Kiến nghị 95

3.3.1. Kiến nghị với tổng công ty chủ quản. 95

3.3.2. Kiến nghị với nhà nước. 97

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3. 101

KẾT LUẬN.. 102

TÀI LIỆU THAM KHẢO.. 103

PHẦN MỞ ĐẦU

  1. Lý do chọn đề tài

Nền kinh tế Việt Nam ngày càng hội nhập với nền kinh tế thế giới. Đặc biệt, khi Việt Nam gia nhập WTO và TPP, việc mở của và hội nhập nền kinh tế thế giới sẽ càng được mở rộng và phát triển hơn nữa.

…….

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỦA DOANH NGHIỆP

1.1. Khái quát về vốn của doanh nghiệp

1.1.1. Khái niệm và các đặc trưng của vốn

1.1.1.1 KHÁI NIỆM VỀ VỐN

Để hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp thực sự có hiệu quả thì điều đầu tiên mà các doanh nghiệp quan tâm và nghĩ đến là làm thế nào để có đủ vốn và sử dụng nó như thế nào để đem lại hiệu quả cao nhất. Vậy vấn đề đặt ra ở đây – Vốn là gì? Các doanh nghiệp cần bao nhiêu vốn thì đủ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.

Có rất nhiều quan niệm khác nhau về vốn. Vốn trong các doanh nghiệp là một quỹ tiền tệ đặc biệt. Mục tiêu của quỹ là để phục vụ cho sản xuất kinh doanh, tức là mục đích tích luỹ chứ không phải mục đích tiêu dùng như một vài quỹ tiền tệ khác trong các doanh nghiệp. Đứng trên các giác độ khác nhau ta có cách nhìn khác nhau về vốn.

Mark (2002, trang 18) phát biểu rằng cho rằng “vốn chính là tư bản, là giá trị đem lại giá trị thặng dư, là một đầu vào của quá trình sản xuất”. Tuy nhiên, Mark quan niệm chỉ có khu vực sản xuất vật chất mới tạo ra giá trị thặng dư cho nền kinh tế. Đây là một hạn chế trong quan điểm của Mark.

Paul A.Samuelson(1996, trang 24) phát biểu rằng “đất đai và lao động là các yếu tố ban đầu sơ khai, còn vốn và hàng hoá vốn là yếu tố kết quả của quá trình sản xuất. Vốn bao gồm các loại hàng hoá lâu bền được sản xuất ra và được sử dụng như các đầu vào hữu ích trong quá trình sản xuất sau đó”.

David Begg(1994, trang 12) phát biểu rằng rằng “vốn được phân chia theo hai hình thái là vốn hiện vật và vốn tài chính”. Như vậy, ông đã đồng nhất vốn với tài sản của doanh nghiệp.

Một số quan điểm khác lại cho rằng vốn là giá trị đem lại giá trị thặng dư. Nhưng theo  khái  niệm trong  giáo  trình  Tài chính  doanh  nghiệp  của Trường Đại học Kinh tế quốc dân thì khái niệm về vốn được chia thành hai phần: Tư bản (Capital) là giá trị mang lại giá trị thặng dư. Vốn được quan tâm đến khía cạnh giá trị nào đó của nó mà thôi. Bảng cân đối kế toán phản ánh tình hình tài chính của một doanh nghiệp tại một thời điểm . Vốn được nhà doanh nghiệp dùng để đầu tư vào tài sản của mình. Nguồn vốn là những nguồn được huy động từ đâu. Tài sản thể hiện quyết định đầu tư của nhà doanh nghiệp; Còn về bảng cân đối phản ánh tổng dự trữ của bản thân doanh nghiệp dẫn đến doanh nghiệp có dự trữ tiền để mua hàng hoá và dịch vụ rồi sản xuất và chuyển hoá, dịch vụ đó thàng sản phẩm cuối cùng cho đến khi dự trữ hàng hoá hoặc tiền thay đổi đó sẽ có một dòng tiền hay hàng hoá đi ra đó là hiện tượng xuất quỹ, còn khi xuất hàng hoá ra thì doanh nghiệp sẽ thu về dòng tiền (phản ánh nhập quỹ và biểu hiện cân đối của doanh nghiệp là ngân quỹ làm cân đối dòng tiền trong doanh nghiệp).

Một số quan niệm về vốn ở trên tiếp cận dưới những góc độ nghiên cứu khác nhau, trong những điều kiện lịch sử khác nhau. Vì vây, để đáp ứng đầy đủ yêu cầu về hạch toán và quản lý vốn trong cơ chế thị trường hiện nay, có thể khái quát vốn là một phần thu nhập quốc dân dưới dạng vật chất và tài sản chính được các cá nhân, tổ chức bỏ ra để tiến hành kinh doanh nhằm mục đích tối đa hoá lợi nhuận.

1.1.1.2. ĐẶC TRƯNG CỦA VỐN

Thứ nhất, vốn là hàng hoá đặc biệt, vì các lý do sau:

      + Vốn là hàng hoá vì nó có giá trị và giá trị sử dụng.

+ Giá trị của vốn được thể hiện ở chi phí mà ta bỏ ra để có được nó.

+ Giá trị sử dụng của vốn thể hiện ở việc ta sử dụng nó để đầu tư vào quá trình sản xuất kinh doanh như mua máy móc, thiết bị vật tư, hàng hoá…

   + Vốn là hàng hoá đặc biệt vì có sự tách biệt rõ ràng giữa quyền sử dụng và quyền sở hữu nó. Khi mua nó chúng ta chỉ có quyền sử dụng chứ không có quyền sở hữu và quyền sở hữu vẫn thuộc về chủ sở hữu của nó.

+ Tính đặc biệt của vốn còn thể hiện ở chỗ: Nó không bị hao mòn hữu hình trong quá trình sử dụng mà còn có khả năng tạo ra giá trị lớn hơn bản thân nó. Chính vì vậy, giá trị của nó phụ thuộc vào lợi ích cận biên của bất kỳ doanh nghiệp nào. Điều này đặt ra nhiệm vụ đối với các nhà quản trị tài chính là phải làm sao sử dụng tối đa hiệu quả của vốn để đem lại một giá trị thặng dư tối đa, đủ chi trả cho chi phí đã bỏ ra mua nó nhằm đạt hiệu quả lớn nhất.

Thứ hai, vốn phải gắn liền với chủ sở hữu nhất định chứ không thể có đồng vốn vô chủ.

Thứ ba, vốn phải luôn luôn vận động sinh lời.

Thứ tư, vốn phải được tích tụ tập trung đến một lượng nhất định mới có thể phát huy tác dụng để đầu tư vào sản xuất kinh doanh.

1.1.2. Vai trò của vốn đối hoạt động của doanh nghiệp

Vốn là điều kiện tiền đề để doanh nghiệp có thể tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Mỗi doanh nghiệp khi bắt đầu tiến hành sản xuất đều phải cần đến vốn. Nếu không có vốn doanh nghiệp sẽ không thể mua sắm tài sản cố định, thuê mướn nhân công để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh.

Vốn là điều kiện duy trì sản xuất, đổi mới thiết bị công nghệ, mở rộng sản xuất và nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng việc làm cho người lao động. Từ đó tạo điều kiện cho doanh nghiệp tăng cường khả năng trên thị trường, mở rộng xuất khẩu, nâng cao hiệu quả họat động sản xuất kinh doanh. Nếu doanh nghiệp thiếu vốn quá trình sản xuất sẽ bị đình trệ, không đảm bảo được các hợp đồng đã ký với khách hàng….dẫn đến mất thị phần, mất khách hàng; doanh thu và lợi nhuận giảm sút và không đạt được các mục tiêu đã đề ra.

Vốn có vai trò như một đòn bẩy, thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh cuả doanh nghiệp phát triển, là điều kiện để taọ lợi thế cạnh tranh, khẳng định vai trò cuả doanh nghiệp trên thị trường.

Vốn còn là công cụ phản ánh và đánh giá quá trình vận động của tài sản, kiểm tra, giám sát quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thông qua các chỉ tiêu tài chính. Qua đó, các nhà quản trị doanh nghiệp biết được thực trạng khâu sản xuất, đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh, phát hiện được các tồn tại, tìm ra nguyên nhân và đưa ra các biện pháp khắc phục.

Không chỉ có vậy, trong quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, vốn là điều kiện để doanh nghiệp mở rộng sản xuất cả về chiều rộng và chiều sâu, đổi mới máy móc thiết bị, nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng cao chất lượng sản phẩm, tăng việc làm, tăng thu nhập cho người lao động… cũng như tổ chức bộ máy quản lý đầy đủ các chức năng. Từ đó nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, tăng cường khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường.

Trong cơ chế thị trường hiện nay ở nước ta, thiếu vốn để phát triển sản xuất kinh doanh đang là vấn đề bức xúc của các doanh nghiệp. Không chỉ ở cấp vi mô, nhà nước ta đang rất thiếu các nguồn vốn cho đầu tư phát triển kinh tế. Tiến tới hội nhập kinh tế, xoá bỏ hàng rào thuế quan giữa các nước trong khu vực Đông Nam á là một thách thức lớn đối với các doanh nghiệp trong nước trước sự vượt trội về vốn, công nghệ của các nước khác trong khu vực. Điều đó càng đòi hỏi các doanh nghiệp Việt Nam phải tìm cách huy động và sử dụng vốn sao cho tiết kiệm và có hiệu quả nhất.

Tùy vào đặc điểm sản xuất kinh doanh của từng doanh nghiệp mà có một lượng vốn nhất định, khác nhau giữa các doanh nghiệp. Để góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty, ta cần phân loại vốn để có biện pháp quản lý tốt hơn.

ĐỂ BIẾT THÊM THÔNG TIN TOÀN BỘ BÀI VIẾT XIN QUÝ KHÁC LIÊN HỆ

Hotline, ZALO : 0916 559 538

Mail: chuyenvietlvthacsi@gmail.com

Web : https://chuyenvietluanvan.com/

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *