ABSTRACT
The purpose of the research project is to find out how servant leadership anh public service motivation affect job performance of civil servants at communal People’s Commitees in Xuan Loc district, Dong Nai province. Through the study, the author proposes implications to enhance servant leadership in oder to improve public service motivation job performance of communal public officials.
Based on the Social Learning Theory (Bandura, 1963, 1978) and previous both domestical and international studies on the impact of servant leadership and public service motivation on job performance, the research was conducted in quantitative and quantitative methods to examine impact of servant leadership and public service motivation on job performance to propose research models. In conducting official research, the author used quantitative research methods with 160 valid questionnaires. Research results have shown that servant leadership has significant impact on public service motivation and job performance; public service motivation also serves as a mediating variable between the relationship of servant leadership and job performance; Servant leadership is positively correlated with public service motivation when affecing together on job performance.
Based on the research results of the thesis, it has contributed academically and proposed some implications to authorities to apply accordingly to improve the servant leadership, public service motivation and job performance of civil servants in Xuan Loc district, Dong Nai province in particular, the whole country in general.
Key words: Servant leadership; public service motivation; job performance.
Chương 1
PHẦN MỞ ĐẦU
- Đặt vấn đề
Từ xưa đến nay, mọi việc thành hay bại đều quyết định bởi yếu tố con người thực hiện. Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định rằng: “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc; muôn việc thành công hay thất bại đều là do cán bộ tốt hay kém”. Vì vậy việc xây dựng con người có đức, có tài để làm việc là vấn đề không chỉ ở Việt Nam mà tất cả các nước trên thế giới quan tâm đầu tư, đặc biệt trong khu vực công. Trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế, việc xây dựng con người mới đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ giai đoạn mới luôn được Đảng và Nhà nước ta quan tâm, nhất là đội ngũ cán bộ lãnh đạo khu vực công.
Năm 1991, huyện Xuân Lộc được thành lập với diện tích trên 94 ngàn hécta, dân số trên 245 ngàn người; là huyện miền núi, thuần nông, kinh tế – xã hội hết sức khó khăn, thu nhập bình quân đầu người chỉ đạt 2 triệu đồng/năm, hộ đói nghèo chiếm gần 21% dân số của huyện. Nhờ sự đoàn kết, tinh thần vượt khó khăn của cả hệ thống chính trị, của toàn dân huyện Xuân Lộc, kinh tế – xã hội của huyện không ngừng phát triển, đời sống vật chất và tinh thần của người dân không ngừng được nâng cao. Vì vậy vào năm 2011 huyện Xuân Lộc được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu “Anh hùng lao động trong thời kỳ đổi mới; năm 2015, Thủ tướng Chính phủ quyết định công nhận là một trong hai đơn vị cấp huyện đạt chuẩn huyện nông thôn mới đầu tiên của cả nước. Thành tựu đó là công sức của cả hệ thống chính trị từ huyện đến cơ sở, sự đồng thuận nỗ lực vượt khó của nhân dân Xuân Lộc; sự quan tâm, hỗ trợ của các cấp, các ngành của tỉnh Đồng Nai và trung ương. Sự thành công đó còn thể hiện phong cách lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt trong thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương, nhất là trong thực hiện phát triển kinh tế – xã hội, nâng cao đời sống nhân dân của lãnh đạo các cơ quan Đảng, Chính quyền, các đoàn thể huyện. Tuy nhiên, có thể khẳng định rằng việc tổ chức thực hiện các chỉ tiêu phát triển kinh tế – xã hội, quốc phòng – an ninh có mặt còn hạn chế. Thực tế cho đến nay, nhiều chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội, quốc phòng – an
ninh không đạt chỉ tiêu đề ra, cụ thể: xây dựng các tuyến đường kiểu mẫu; thu gom và xử lý rác thải; chỉnh trang nhà cửa xây dựng gia đình văn hóa; tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện; tỷ lệ hội viên nồng cốt của các đoàn thể; tỷ lệ tội phạm ma túy, trộm cắp; công tác tuyển quân… Những hạn chế này do nhiều nguyên nhân, nhưng nguyên nhân chủ yếu là do công tác quản lý, điều hành của UBND xã, thị trấn nhiều hạn chế; nhất là vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu; một bộ phận lãnh đạo cấp xã có phong cách làm việc còn nặng về giấy tờ, văn bản, trong chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ có biểu hiện quan liêu, không sát tình hình thực tế, chỉ đạo thông qua nghe báo cáo của cấp dưới, có biểu hiện xa dân. Những biểu hiện này đã tác động đến động lực phụng sự công và hiệu suất làm việc của công chức cấp xã trong thực hiện nhiệm vụ được phân công; nhất trong giai đoạn hiện nay động lực phụng sự công và hiệu suất làm việc của công chức cấp xã là không cao do nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân mức lương của công chức cấp xã rất thấp, không đủ để nuôi sống bản thân và gia đình của mình, nên phải làm thêm bên ngoài và phát sinh hành vi nhũng nhiễu, tham nhũng vặt… làm giảm niềm tin của nhân dân đối với chính quyền địa phương thể hiện ở việc nhiều đơn thư, kiến nghị, phản ánh của công dân thuộc thẩm quyền giải quyết của cấp xã (năm 2017: có 292 kiến nghị phản ánh; năm 2018: có 265 kiến nghị phản ánh; năm 2019: có 372 kiến nghị phản ánh) có liên quan đến kết quả tham mưu của công chức cấp xã; ngoài nguyên nhân do mức lương thấp còn có nguyên nhân quan trọng đó là thiếu nêu gương của thủ trưởng cơ quan, lãnh đạo thiếu sự quan tâm “truyền lửa” cho công chức cấp dưới, nhất là chưa tạo được các yếu tố từ phong cách lãnh đạo phụng sự để tác động đến động lực phụng sự công và hiệu suất làm việc của công chức trên địa bàn xã, thị trấn, huyện Xuân Lộc.
Nhằm góp phần khắc phục những tồn tại nêu trên và với mong muốn tạo được động lực phụng sự công; tăng hiệu xuất làm việc của công chức cấp xã để thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu kế hoạch nhà nước hàng năm, tôi chọn đề tài nghiên cứu “Tác động của lãnh đạo phụng sự đến động lực phụng sự công và hiệu suất làm việc của công chức tại Ủy ban nhân dân cấp xã trên địa bàn huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai” làm đề tài tốt nghiệp của mình.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
- Kiểm định và đo lường tác động của lãnh đạo phụng sự và động lực phụng sự công đến hiệu suất làm việc của công chức tại Ủy ban nhân dân cấp xã trên địa bàn huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai.
- Đề xuất các hàm ý quản trị đối với phong cách lãnh đạo phụng sự và động lực phụng sự công nhằm nâng cao hiệu suất làm việc của công chức tại Ủy ban nhân dân cấp xã trên địa bàn huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai.
1.3. Câu hỏi nghiên cứu
- Phong cách lãnh đạo phụng sự và động lực phụng sự công tác động như thế nào đến hiệu suất làm việc của công chức tại Ủy ban nhân dân cấp xã trên địa bàn huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai?
ĐỂ BIẾT THÊM THÔNG TIN TOÀN BỘ BÀI VIẾT XIN QUÝ KHÁC LIÊN HỆ
Hotline, ZALO : 0916 559 538
Mail: chuyenvietlvthacsi@gmail.com