MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ TÓM TẮT
ABSTRACT
CHƯƠNG 1 – GIỚI THIỆU……………………………………………………………………………………. 1
- ĐẶT VẤN ĐỀ………………………………………………………………………………………………… 1
CHƯƠNG 2 – CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ NHỮNG NỘI DUNG TỔNG QUAN VỀ FINTECH 7
- TỔNG QUAN VỀ CÁC SẢN PHẨM VÀ LĨNH VỰC CHÍNH CỦA FINTECH………………. 7
2.2 HỆ SINH THÁI FINTECH………………………………………………………………………………. 11
- KINH NGHIỆM TIẾP CẬN FINTECH TRÊN THẾ GIỚI……………………………………….. 13
CHƯƠNG 3 – HỆ SINH THÁI FINTECH TẠI VIỆT NAM…………………………………… 29
- HƯỚNG TIẾP CẬN NGHIÊN CỨU………………………………………………………………….. 29
CHƯƠNG 4 – NHỮNG KHUYẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP…………………………………….. 48
CHƯƠNG 5 – KẾT LUẬN………………………………………………………………………………….. 52
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Từ viết tắt | Nghĩa đầy đủ tiếng Anh | Nghĩa đầy đủ tiếng Việt |
MAS | The Monetary Authority of Singapore | Ngân hàng Trung ương Singapore hay cơ quan chịu trách nhiệm quản lý tiền tệ tại Singapore |
FTIG | FinTech & Innovation Group | Tập đoàn Fintech và đổi mới |
ITAP | International Technology Advisory Panel | Hội đồng tư vấn công nghệ Quốc tế |
NRF | The National Research Foundation | Quỹ nghiên cứu Quốc gia |
P2P | Peer – to – peer lending | Cho vay ngang hàng |
AI | Aritificial Intelligent | Trí tuệ nhân tạo |
Sandbox | Regulatory Sandbox | Cơ chế quản lý thử nghiệm có kiểm soát |
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1: Sandbox tại một số Quốc gia với mục tiêu cụ thể……………………………….. 18
Bảng 3.2: Thông tin chuyên gia đã thực hiện khảo sát………………………………………… 30
Bảng 3.3: Số lượng các Công ty Fintech tại Việt Nam vào năm 2018………………….. 37
Bảng 3.4: So sánh loại hình Ngân hàng truyền thống và Ngân hàng có nền tảng dựa vào Fintech…………………………………………………………………………………………………………………………… 45
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Hình 1.1: Các giai đoạn phát triển của Fintech…………………………………………………….. 4
Hình 2.1: Các thương hiệu nổi bật trong Năm mảng chính của Fintech………………. 11
Hình 2.2: Hệ sinh thái Fintech theo Nicoleti………………………………………………………. 12
Hình 2.3: Hệ sinh thái Fintech theo Lee & Shin………………………………………………….. 13
Hình 2.4: Việc triển khai các sáng kiến về Fintech trên thế giới…………………………. 15
Hình 2.5: Triển khai các Sandbox trên Thế giới………………………………………………….. 18
Hình 2.6: Ví dụ về các sáng kiến RegTech toàn cầu……………………………………………. 20
Hình 3.1: Số lượng vị trí phân bổ các Quốc gia không cấm tiền ảo……………………… 34
Hình 3.2: Danh sách các công ty Fintech tại Việt Nam……………………………………….. 38
Hình 3.3: Danh sách 30 công ty Fintech lớn tại Singapore cập nhật năm 2019 39
Hình 3.4: Khảo sát về so sánh việc nhận biết Fintech trong 06 thị trường…………… 42
TÓM TẮT
Fintech là một chủ đề mới tại Việt Nam nhưng đã và đang từng bước tác động rất lớn trong hầu hết các lĩnh vực, đặc biệt là Tài chính. Luận văn đánh giá hệ sinh thái Fintech tại Việt Nam, tham khảo kinh nghiệm tại các nước trên thế giới, điển hình là Singapore. Hành lang Pháp lý đầy đủ, đặc biệt có các chính sách hợp lý trong quản lý tiền ảo, cho vay ngang hàng,… vẫn đang là chủ đề tranh cãi và chưa có hồi kết. Luận văn tiếp cận phương pháp nghiên cứu định tính để phù hợp hướng mô tả những tình huống từ các khía cạnh khác nhau. Thông qua kết quả nghiên cứu, đề tài mô phỏng được bức tranh chung về Fintech và thực trạng phản ứng chính sách tại Việt Nam, nhận diện các tình huống từ lĩnh vực này Việt Nam đang phải đối mặt, cụ thể: một mặt không thể là “người đi cuối cùng” trong tiếp cận Fintech nhưng mặt khác phải lường trước các rủi ro có thể xảy đến để hạn chế các biến tướng phát sinh. Mạnh dạn trong thí điểm Sandbox, quản lý tiền ảo, cho vay ngang hàng,… là việc cần phải làm. Trong đó, cần phối hợp đồng bộ của các Bộ, Ngành và phát huy thế mạnh của những thành viên trong hệ sinh thái Fintech và bài học kinh nghiệm từ các nước trên thế giới.
Từ khóa: Fintech, công nghệ tài chính, chính sách.
ABSTRACT
Fintech is a new topic in Vietnam but it has been gradually impacting greatly in almost all fields, especially in Finance. Thesis evaluating Fintech ecosystem in Vietnam, reference experience in countries around the world, typically Singapore. The full legal corridor, especially with the reasonable policies in managing cryptocurrency, peer-to-peer lending, etc., is still a controversial topic and has not ended. The thesis approaches qualitative research methods to appropriately describe situations from different perspectives. Through the research results, the project simulates the general picture of Fintech and the situation of policy responses in Vietnam, identifying the situations from this field that Vietnam is facing, namely: on the one hand no may be the “last person” in approaching Fintech but on the other hand have to anticipate the risks that may occur to limit the variables arising. Boldness in piloting Sandbox, managing cryptocurrency, peer-to-peer lending, etc. is what needs to be done. In particular, it is necessary to coordinate the ministries, branches and promote the strengths of members of the Fintech ecosystem and learn from experience from countries around the world.
Keywords: Fintech, financial technology, policy.
CHƯƠNG 1 – GIỚI THIỆU
1.1. Đặt vấn đề:
- 1.1.1. Những ý niệm cơ bản về cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư:
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư hay còn gọi là cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 dự báo sẽ tác động đến hầu hết các ngành, lĩnh vực trong giai đoạn hiện nay và tương lai, có thể tạo ra sự chuyển biến lớn đối với nhận thức của không chỉ của mỗi cá nhân, doanh nghiệp mà còn tác động đến mỗi Quốc gia trên toàn cầu, trong đó có Việt Nam. Theo Klaus Schwab (2016):
- Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất đã diễn ra vào khoảng nửa cuối thế kỷ 18 và gần nửa đầu thế kỷ 19; trong đó, thể hiện rõ nhất là sự thay đổi từ sản xuất thủ công, chân tay đến sản xuất bằng cơ khí do việc phát minh ra động cơ hơi nước.
- Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai diễn ra vào khoảng nửa cuối thế kỷ 19 cho đến khi chiến tranh thế giới lần thứ nhất xảy ra, điển hình nhất là sự thay đổi từ sản xuất đơn lẻ tiến dần sang sản xuất hàng loạt bằng máy móc chạy với năng lượng điện.
- Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba đã diễn ra từ khoảng những năm 1970 cùng với sự ra đời của sản xuất tự động dựa vào các máy tính, thiết bị điện tử và mạng lưới internet.
- Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đã bắt đầu từ khoảng vài năm gần đây, đặc trưng của cuộc cách mạng này là ứng dụng rộng rãi những thành tựu công nghệ cao, đặc biệt là công nghệ thông tin, số hóa, trí tuệ nhân tạo, kết nối mạng để quản trị nhằm tạo ra những thay đổi đột phá trong phát triển kinh tế – xã hội của nhiều nước, trong đó có Việt Nam
Theo Báo cáo khảo sát Những Biến đổi sâu sắc – Điểm bùng phát Công nghệ và Tác động xã hội được xuất bản vào tháng 9 năm 2015 do Klaus Schwab (2016) đề
cập xác định được 21 chuyển biến công nghệ trong nghiên cứu bao gồm những điểm bùng phát công nghệ và thời gian dự kiến của chúng sẽ xuất hiện trên thị trường. Trong đó, có các chuyển biến sau dự kiến sẽ bùng phát có sự tác động ít nhiều đến lĩnh vực Tài chính – Ngân hàng bao gồm:
- Sự hiện diện số của con người ở khắp mọi nơi;
- Thiết bị đeo trên người có kết nối Internet;
- Siêu máy tính bỏ túi;
- Mô hình 01 người tương tác cùng lúc với nhiều thiết bị công nghệ;
- Mạng lưới vạn vật kết nối với Inernet;
- Ngôi nhà kết nối;
- Các Thành phố thông minh (dịch vụ, tiện ích, đường xá…) kết nối với Internet;
- Trí tuệ nhân tạo và trình ra quyết định;
- Bitcoin và đầu mối phân phối blockchain;
- Lần đầu tiên Chính phủ thu thuế bằng công nghệ blockchain;
- Thiết bị đeo trên người có kết nối Internet;
– …
1.1.2. Cách mạng công nghiệp 4.0 và những đổi mới trong lĩnh vực tài chính:
Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển mạnh mẽ từ lĩnh vực Công nghệ Chúng ta cũng đã nhận thấy được một sự kết hợp một cách khéo léo từ lĩnh vực Tài chính đến lĩnh vực Công nghệ, và ngược lại. Từ đó, khái niệm cơ bản về thuật ngữ “Fintech” đã ra đời và dần hình thành.
Các nghiên cứu về Fintech trên thế giới tuy nhiều nhưng để ứng dụng tại Việt Nam thì cần có sự đào sâu tìm hiểu kỹ lưỡng; riêng tại Việt Nam trong vài năm trở lại đây vấn đề chính sách quản lý đối với Fintech là chủ đề được bàn bạc, tìm hiểu nhiều nhưng các nghiên cứu học thuật về Fintech còn khá hạn chế.
“Financial Technology”, viết tắt là “Fintech” hay còn được gọi là “công nghệ tài chính” là một thuật ngữ không quá xa lạ với các Quốc gia trên Thế giới nhưng đối với Việt Nam thì khái niệm này còn khá chung chung và chưa được nhiều người biết đến. Xét về định nghĩa của Fintech thì có khá nhiều, như:
ĐỂ BIẾT THÊM THÔNG TIN TOÀN BỘ BÀI VIẾT XIN QUÝ KHÁC LIÊN HỆ
Hotline, ZALO : 0916 559 538
Mail: chuyenvietlvthacsi@gmail.com