ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN PHƯƠNG ÁN QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐẾN NĂM

BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI

ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN PHƯƠNG ÁN QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐẾN NĂM

2020 HUYỆN THANH TRÌ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI

Hà Nội – Năm 2018

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU………………………………………………………………………………………………………….. 1

  1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI……………………………………………………………………. 1
  2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU……………………………………………………………………………. 2

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU………………………………………….. 4

  1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT……………………………… 4
    1. Khái niệm về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất………………………………………. 4
    1. Đặc điểm của quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất……………………………………… 5
    1. Hệ thống quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất…………………………………………….. 7
    1. CƠ  SỞ  LÝ  LUẬN  VỀ  TÍNH  KHẢ  THI  VÀ  HIỆU  QUẢ  CỦA  QUY HOẠCH, KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT……………………………………………………………………………………………….. 9
      1. Bản chất và phân loại tính khả thi của quy hoạch sử dụng đất…………. 9
      1. Bản chất và phân loại hiệu quả của quy hoạch sử dụng đất…………………… 13
    1. TÌNH HÌNH QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM……………………………………………………………………………………………………………… 15
      1. Tình hình quy hoạch sử dụng đất một số nước trên thế giới…………………… 15
      1. Tình hình quy hoạch sử dụng đất ở Việt Nam qua các thời kỳ……………….. 19
    1. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN QUY HOẠCH, KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT Ở VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2016…………………………………………………………………………………………………….. 24
      1. Kết quả thực hiện các chỉ tiêu sử dụng đất năm 2016……………………………. 24
      1. Những kết quả đạt được……………………………………………………………………….. 29
      1. Tồn tại…………………………………………………………………………………………………… 32
    1. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CÁC CHỈ TIÊU QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT THÀNH PHỐ HÀ NỘI ĐẾN NĂM 2016……………………………………………………………………………………… 33
      1. Kết quả thực hiện các chỉ tiêu……………………………………………………….. 33
      1. Những kết quả đạt được…………………………………………………………………. 38
      1. Tồn tại và nguyên nhân…………………………………………………………………………. 39

CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU … 42 2.1 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU……………………………………………………………………………………………….. 42

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN……………………………… 46

3.3.4 Đánh giá hiệu quả của việc thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất đến kinh tế, xã hội, môi trường……………………………………………………………………………………………………… 88

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ………………………………………………………………………… 109

  1. KẾT LUẬN………………………………………………………………………………………………. 109
  2. KIẾN NGHỊ………………………………………………………………………………………………. 110

TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………………………………………………………………. 111

THÔNG TIN LUẬN VĂN:

+ Họ và tên học viên: Nguyễn Thị Lê Ngân

+ Lớp:         CH2BQĐ                                         Khoá: Cao học 2

+ Cán bộ hướng dẫn: TS. Vũ Sỹ Kiên

+ Tên đề tài: “Đánh giá tình hình thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội”.

+ Thông tin luận văn: Đánh giá tình hình thực hiện phương án quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đến năm 2020 trên địa bàn huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội để phát hiện những yếu tố ảnh hưởng tích cực và hạn chế trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện.

Đề xuất giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả và hạn chế những yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện quy hoạch sử dụng đất.

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Chữ viết tắtChữ đầy đủ
GCNQSDĐGiấy chứng nhận quyền sử dụng đất
GPMBGiải phóng mặt bằng
HĐNDHội đồng nhân dân
HTXDVNNHợp tác xã dịch vụ nông nghiệp
KHSSDĐKế hoạch sử dụng đất
KT-XHKinh tế – Xã hội
MNCDMặt nước chuyên dùng
MTTQMặt trận tổ quốc
PNNPhi nông nghiệp
QHKHQuy hoạch kế hoạch
QHSDĐQuy hoạch sử dụng đất
QHSDĐĐQuy hoạch sử dụng đất đai
QSDĐQuyền sử dụng đất
TN&MTTài nguyên và Môi trường
TTCNTiểu thủ công nghiệp
UBNDUỷ ban nhân dân
XDCBXây dựng cơ bản

DANH MỤC BẢNG

Bảng 3.1 Tổng hợp các chỉ tiêu phát triển kinh tế năm 2005 – 2017………………. 50

Bảng 3.2 Biến động dân số và lao động đoạn 2005 – 2017…………………………….. 53

Bảng 3.4: Biến động sử dụng đất giai đoạn 2005 – 2017………………………………… 68

Bảng 3.6: Các chỉ tiêu sử dụng đất đến năm 2020………………………………………….. 77

Bảng 3.7: Kết quả thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp đến năm 2017       81

Bảng 3.8: Kết quả thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất phi nông nghiệp đến năm 2017………………………………………………………………………………………………………………………. 82

Bảng 3.10: Các công trình chưa thực hiện đến năm 2017………………………………. 84

Bảng 3.11: Các công trình không trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất nhưng vẫn thực hiện………………………………………………………………………………………………………………………. 86

Bảng 3.12: Số hộ bị thu hồi đất ở 02 dự án nghiên cứu…………………………………… 91

Bảng 3.13: Phương thức sử dụng tiền bồi thường, hỗ trợ tại dự án nghiên cứu .. 92 Bảng 3.14: Tác động tới sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp của các hộ gia đình có đất bị thu hồi  93

Bảng 3.15 . Tình hình thu nhập của các hộ sau khi bị thu hồi đất DA1………….. 94

Bảng 3.16 Tình hình thu nhập của các hộ sau khi bị thu hồi đất DA2…………… 94

Bảng 3.17 :Tình hình lao động và việc làm của các hộ gia đình có đất bị thu hồi tại dự án 1     96

Bảng 3.18 :Tình hình lao động và việc làm của các hộ gia đình có đất bị thu hồi tại dự án 2     96

DANH MỤC HÌNH

Hình 3.1: Sơ đồ vị trí huyện Thanh Trì…………………………………………………………… 46

Hình 3.2: Cơ cấu sử dụng đất huyện Thanh Trì năm 2017………………………………. 67

Hình Trường THPT Đông Mỹ………………………………………………………………………. 122

Hình Công viên chiến thắng Ngọc Hồi………………………………………………………… 122

MỞ ĐẦU

1.   TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

Trong quá trình phát triển không ngừng của xã hội, đất đai đóng vai trò vô cùng quan trọng. Về mặt tự nhiên, đất đai là môi trường sống của tất cả các loài sinh vật, là điều kiện sinh tồn của toàn bộ sinh quyển. Trên phương diện xã hội, đất đai giữ vai trò là tư liệu sản xuất đặc biệt, là địa bàn phân bố khu dân cư, xây dựng cơ sở kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng an ninh… Với vai trò đặc biệt như vậy, lại là một nguồn tài nguyên có hạn và không thể tái tạo nên vấn đề bảo vệ và sử dụng đất đai hợp lý và có hiệu quả luôn là quốc sách hàng đầu của bất kỳ quốc gia nào.

Quy hoạch sử dụng đất có ý nghĩa đặc biệt quan trọng không chỉ cho trước mắt mà cả lâu dài. Căn cứ vào đặc điểm điều kiện tự nhiên, phương hướng, nhiệm vụ và mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội của mỗi vùng lãnh thổ, quy hoạch sử dụng đất được tiến hành nhằm định hướng cho các cấp, các ngành trên địa bàn lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chi tiết của mình, tạo cơ sở pháp lý để bố trí sử dụng đất đai hợp lý, có hiệu quả, bảo vệ cảnh quan, môi trường, đồng thời đáp ứng được yêu cầu thống nhất quản lý Nhà nước về đất đai.

Thanh Trì là Huyện nằm ven nội thành của thành phố Hà Nội, có diện tích tự nhiên là 6.349,1ha; có 16 đơn vị hành chính cấp xã (15 xã và thị trấn Văn Điển). Trong giai đoạn hiện nay, cùng với sự chuyển biến mạnh mẽ của nền kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, nhu cầu sử dụng đất đai cho các ngành, các lĩnh vực sản xuất ngày một tăng, điều đó gây áp lực rất lớn đến quỹ đất của huyện. Việc bố trí và dành quỹ đất nông nghiệp để phát triển các khu công nghiệp, khu đô thị và dân cư tập trung, phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật của các xã, thị trấn trong huyện trong thời gian qua đã đặt ra rất nhiều vấn đề cần quan tâm giải quyết, đó là: việc sử dụng một lượng lớn diện tích đất lúa (đất lúa 2 vụ) để phục vụ phát triển kinh tế – xã hội; việc bố trí, sử dụng đất công nghiệp cho hiệu quả chưa cao, chưa tiết kiệm đất; việc bố trí đất cho phát triển cơ sở hạ tầng còn chưa hợp lý, chưa đáp ứng được phát triển kinh tế – xã

hội của huyện; nhiều loại đất khi sử dụng chưa có biện pháp bảo vệ ô nhiễm môi trường, chống thoái hóa, hạn chế khả năng sử dụng lâu dài.

Xuất phát từ thực tiễn trên công tác “Lập quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu 2011-2015” tập trung giải quyết những vấn đề trọng điểm: Xác định rõ hiện trạng sử dụng đất đai, tình hình thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, việc phân bổ sử dụng và giải pháp bảo vệ diện tích đất lúa bảo đảm an ninh lương thực, giải pháp quy hoạch diện tích đất các khu công nghiệp, diện tích đất đô thị và khu dân cư, diện tích phát triển cơ sở hạ tầng. Việc bố trí sử dụng đất phải hợp lý, hiệu quả, tránh sự chồng chéo gây lãng phí, hủy hoại và phá vỡ môi trường sinh thái.

Thực hiện pháp luật đất đai năm 2013, UBND huyện Thanh Trì đã lập Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015) được UBND  Thành  phố  Hà  Nội  phê  duyệt  tại  Quyết  định số 2156/QĐ-UBND ngày 22 tháng 4 năm 2014.

Việc tổ chức triển khai thực hiện phương án quy hoạch đóng vai trò quyết định tính khả thi và hiệu quả của phương án quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Tuy nhiên, việc thực hiện đó ra sao, kết quả đạt được thế nào, còn tồn tại những vấn đề gì, nguyên nhân do đâu, cần phải có giải pháp nào khắc phục,… Cho đến nay vẫn chưa có những nghiên cứu, đánh giá, bàn luận để rút kinh nghiệm một cách đầy đủ và toàn diện.

Vì vậy việc đánh giá tình hình thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất để kịp thời đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất và tính khả thi của các phương án quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là việc làm cần thiết.

Xuất phát từ những vấn đề trên, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:

“Đánh giá tình hình thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội”.

2.   MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

Đánh giá tình hình thực hiện phương án quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đến năm 2020 trên địa bàn huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội để phát hiện những

yếu tố ảnh hưởng tích cực và hạn chế trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện.

Đề xuất giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả và hạn chế những yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện quy hoạch sử dụng đất.

  • Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
    • Ý nghĩa khoa học

Luận văn góp phần bổ sung cơ sở lý luận về phương pháp đánh giá tính khả thi, những kết quả, tồn tại và nguyên nhân đối với tình hình thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.

  • Ý nghĩa thực tiễn

Nghiên cứu góp phần phát hiện kịp thời những tồn tại và nguyên nhân, đề xuất giải pháp nhằm nâng cao tính khả thi của phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 trên địa bàn huyện Thanh Trì, làm cơ sở để đề xuất điều chỉnh, lập kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối, kế hoạch sử dụng đất hàng năm, qua đó nâng cao hiệu quả công tác quản lý sử dụng đất đai trên địa bàn huyện Thanh Trì.

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

1.1   CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT

1.1.1         Khái niệm về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

“Đất đai” là một phần lãnh thổ nhất định có vị trí, hình thể, diện tích với những tính chất tự nhiên hoặc mới tạo thành (đặc tính thổ nhưỡng, điều kiện địa hình, địa chất, thuỷ văn, chế độ nước, thảm thực vật, các tính chất lý hoá tính…), tạo ra những điều kiện nhất định cho việc sử dụng theo các mục đích khác nhau. Như vậy, để sử dụng đất cần phải làm quy hoạch – đây là quá trình nghiên cứu, lao động sáng tạo nhằm xác định ý nghĩa mục đích của từng phần lãnh thổ và đề xuất một trật tự sử dụng đất nhất định.

Về mặt bản chất, đất đai là đối tượng của các mối quan hệ sản xuất trong lĩnh vực sử dụng đất đai (gọi là các mối quan hệ đất đai) và việc tổ chức sử dụng đất như “tư liệu sản xuất đặc biệt” gắn chặt với phát triển kinh tế – xã hội nên quy hoạch sử dụng đất đai là một hiện tượng kinh tế – xã hội thể hiện đồng thời 3 tính chất: kinh tế, kỹ thuật và pháp chế. Trong đó:

Tính kinh tế: Thể hiện bằng hiệu quả sử dụng đất đai;

Tính kỹ thuật: Bao gồm các tác nghiệp chuyên môn kỹ thuật như điều tra, khảo sát, xây dựng bản đồ, khoanh định, xử lý số liệu..;.

Tính pháp chế: Xác lập tính pháp lý về mục đích và quyền sử dụng đất theo quy hoạch nhằm đảm bảo sử dụng và quản lý đất đai đúng pháp luật.

Từ đó, có thể đưa ra khái niệm: “Quy hoạch sử dụng đất đai là hệ thống các biện pháp kinh tế, kỹ thuật và pháp chế của Nhà nước về tổ chức sử dụng và quản lý đất đai đầy đủ, hợp lý, khoa học và có hiệu quả cao nhất thông qua việc phân phối và tái phân phối quỹ đất cả nước và tổ chức sử dụng đất như tư liệu sản xuất khác gắn liền với đất (các giải pháp sử dụng cụ thể), nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất của xã hội, tạo điều kiện bảo vệ đất đai và môi trường” [8]

Tính đầy đủ: mọi loại đất đều được đưa vào sử dụng theo các mục đích nhất

định.

Tính hợp lý: đặc điểm tính chất tự nhiên, vị trí, diện tích phù hợp với yêu cầu

và mục đích sử dụng.

tiến.

Tính khoa học: Áp dụng thành tựu khoa học – kỹ thuật và các biện pháp tiên

Tính hiệu quả: đáp ứng đồng bộ lợi ích kinh tế – xã hội – môi trường.

Về thực chất, quy hoạch sử dụng đất đai  là quá trình hình thành các quyết

định nhằm tạo điều kiện đưa đất đai vào sử dụng bền vững để mang lại lợi ích cao nhất, thực hiện đồng thời hai chức năng: Điều chỉnh các mối quan hệ đất đai và tổ chức sử dụng đất như tư liệu sản xuất đặc biệt với mục đích nâng cao hiệu quả sản xuất của xã hội kết hợp bảo vệ đất và môi trường.

Mặt khác, quy hoạch sử dụng đất đai còn là biện pháp hữu hiệu của Nhà nước nhằm tổ chức lại việc sử dụng đất đai theo đúng mục đích, hạn chế sự chồng chéo gây lãng phí đất đai, tránh tình trạng chuyển mục đích tuỳ tiện, làm giảm sút nghiêm trọng quỹ đất nông nghiệp (đặc biệt là diện tích đất lúa); ngăn chặn các hiện tượng tiêu cực, tranh chấp, lấn chiếm huỷ hoại đất, phá vỡ sự cân bằng sinh thái, gây ô nhiễm môi trường dẫn đến những tổn thất hoặc kìm hãm sản xuất, phát triển kinh tế – xã hội và các hậu quả khó lường về tình hình bất ổn định chính trị, an ninh quốc phòng ở từng địa phương, đặc biệt là trong giai đoạn chuyển sang nền kinh tế thị trường.

1.1.2             Đặc điểm của quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

Các đặc điểm của quy hoạch sử dụng đất được thể hiện cụ thể như sau:

Quy hoạch sử dụng đất đai thuộc loại quy hoạch có tính lịch sử – xã hội, tính khống chế vĩ mô, tính chỉ đạo, tính tổng hợp trung và dài hạn, là bộ phận hợp thành quan trọng của hệ thống kế hoạch phát triển xã hội và kinh tế quốc dân. Các đặc điểm của quy hoạch sử dụng đất được thể hiện cụ thể như sau:

  • Tính lịch sử – xã hội:

Lịch sử phát triển của xã hội chính là lịch sử phát triển của quy hoạch sử dụng đất đai. Mỗi hình thái kinh tế – xã hội đều có một phương thức sản xuất của xã hội thể hiện theo hai mặt: Lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất. Trong quy hoạch sử dụng đất đai, luôn nảy sinh quan hệ giữa người với đất đai cũng như quan hệ giữa người với người về quyền sở hữu và sử dụng đất đai. Quy hoạch sử dụng đất đai thể hiện đồng thời vừa là yếu tố thúc đẩy phát triển lực lượng sản xuất, vừa là

ĐỂ BIẾT THÊM THÔNG TIN TOÀN BỘ BÀI VIẾT XIN QUÝ KHÁC LIÊN HỆ

Hotline, ZALO : 0916 559 538

Mail: chuyenvietlvthacsi@gmail.com

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *