ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ VÀ NHỮNG TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC THỰC HIỆN PHƯƠNG ÁN QUY HOẠCH SỬ DỤNG

ĐẤT ĐẾN NĂM 2020 THÀNH PHỐ THÁI BÌNH, TỈNH THÁI BÌNH

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN…………………………………………………………………………. ii

LỜI CẢM ƠN…………………………………………………………………………….. iii

DANH MỤC VIẾT TẮT……………………………………………………………… ix

DANH MỤC BẢNG…………………………………………………………………….. x

DANH MỤC HÌNH…………………………………………………………………….. xi

MỞ ĐẦU…………………………………………………………………………………….. 1

1.Đặt vấn đề…………………………………………………………………………………. 1

CHƯƠNG 1:TỔNG QUAN TÀI LIỆU………………………………………….. 4

  1. Cơ sở khoa học về quy hoạch sử dụng đất đai……………………………………………….. 4
    1. Khái niệm, đặc điểm của đất đai……………………………………………… 4
    1. Khái niệm, đặc điểm của quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất…………. 8
    1. Cơ sở pháp lý về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất…………………….. 15
    1. Tình hình thực hiện quy hoạch trên thế giới và trong nước…………… 17
      1. Trung Quốc………………………………………………………………………… 17
      1. Hàn Quốc…………………………………………………………………………… 19

CHƯƠNG 2:ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 27

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN………….. 29

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ……………………………………………………… 82

TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………………………………… 85

DANH MỤC VIẾT TẮT

Danh mụcKí hiệu
Thành phốTP
Quy hoạch sử dụng đấtQHSDĐ
Hội đồng nhân dânHĐND
Ủy ban nhân dânUBND
Tiểu thủ công nghiệpTTCN
Khu công nghiệpKCN
Dân số tự nhiênDSTN
Hạ tầng xã hộiHTXH
Cụm công nghiệpCCN
Phương án quy hoạchPAQH
Chuyển mục đích sử dụng đấtCMĐSDĐ

DANH MỤC BẢNG

Bảng 3.1. Kết quả tốc độ tăng trưởng nền kinh tế…………………………….. 34

Bảng 3.2. Cơ cấu kinh tế các ngành của thành phố Thái Bình……………. 35

Bảng 3.3. Giá trị sản xuất công nghiệp phân theo loại hình kinh tế…….. 36

Bảng 3.4. Giá trị sản xuất ngành xây dựng phân theo………………………. 37

Bảng 3.5. Giá trị sản xuất nông nghiệp – thủy sản……………………………. 38

Bảng 3.6. Năng xuất một số cây hàng năm……………………………………… 39

Bảng 3.7. Sản lượng thủy sản………………………………………………………… 39

Bảng 3.8.Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp của Thành phố Thái Bình năm 2017…………………………………………………………………………………………………. 48

Bảng 3.9. Hiện trạng sử dụng đất phi nông nghiệp của Thành phố Thái Bình năm 2017………………………………………………………………………………………….. 49

Bảng 3.10. Biến động diện tích theo mục đích sử dụng năm 2017 so với năm 2015 và năm 2010……………………………………………………………………………….. 50

Bảng 3.11. Đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011

– 2017 thành phố Thái Bình…………………………………………………………. 55

Bảng 3.12. Kết quả thực hiện việc chuyển mụch đích sử dụng đất giai đoạn năm 2011 – 2017 thành phố Thái Bình…………………………………………………. 58

Bảng 3.13.Cơ cấu kinh tế ngành kinh tế các năm 2011 – 2017…………… 66

Bảng 3.14. Giá trị sản xuất công nghiệp – xây dựng…………………………. 67

Bảng 3.15. Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu…………………………. 69

Bảng 3.16. Giá trị sản xuất nông nghiệp – thủy sản………………………….. 70

Bảng 3.17. Sản lượng một số cây hàng năm…………………………………….. 71

Bảng 3.18. Sản lượng một số cây lâu năm………………………………………. 71

Bảng 3.19. Sản lượng gia súc và gia cầm…………………………………………. 71

Bảng 3.20. Tình hình biến động dân số và lao động qua các năm tại Thành phố Thái Bình…………………………………………………………………………………… 72

DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1: Các bước lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất………………….. 15

Hình 3.1. Sơ đồ vị trí địa lý thành phố Thái Bình…………………………….. 30

Hình 3.2. Cơ cấu kinh tế các ngành của thành phố Thái Bình năm 2017 35

1.ĐẶT VẤN ĐỀ

MỞ ĐẦU

Đất đai là một tài nguyên thiên nhiên quý giá của mỗi quốc gia và nó cũng là yếu tố mang tính quyết định sự tồn tại và phát triển của con người và các sinh vật khác trên trái đất. Các Mác viết: “Đất đai là tài sản mãi mãi với loài người, là điều kiện để sinh tồn, là điều kiện không thể thiếu được để sản xuất, là tư liệu sản xuất cơ bản trong nông, lâm nghiệp”. Bởi vậy, nếu không có đất đai thì không có bất kỳ một ngành sản xuất nào, con người không thể tiến hành sản xuất ra của cải vật chất để duy trì cuộc sống và duy trì nòi giống đến ngày nay. Trải qua một quá trình lịch sử lâu dài con người chiếm hữu đất đai biến đất đai từ một sản vật tự nhiên thành một tài sản của cộng đồng, của một quốc gia. Luật Đất đai năm 1993 của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam có ghi: “Đất đai là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hoá xã hội, an ninh quốc phòng. Trải qua nhiều thế hệ nhân dân ta đã tốn bao công sức, xương máu mới tạo lập, bảo vệ được vốn đất đai như ngày nay!”

Với vai trò và ý nghĩa đặc biệt đó thì việc bảo vệ và sử dụng đất có hiệu quả là dất cần thiết và cấp bách. Trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, chúng ta đã đạt nhiều kết quả tích cực, góp phần khai thác và phát huy có hiệu quả nguồn lực đất đai phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, ổn định xã hội, an ninh lương thực quốc gia, bảo vệ môi trường… Hiệu quả quản lý nhà nước về đất đai từng bước được tăng cường; chính sách, pháp luật về đất đai ngày càng được hoàn thiện; các quyền của người sử dụng đất được mở rộng và được Nhà nước bảo đảm.

Tuy nhiên đất đai có giới hạn về số lượng, vị trí cố định trong không gian, không thể di chuyển được theo ý muốn chủ quan của con người. Con

người không thể sản xuất ra đất đai mà chỉ có thể chuyển mục đích sử dụng từ mục đích này sang mục đích khác. Đất đai có độ màu mỡ tự nhiên, nhưng độ phì phân bố không đồng đều, đất tốt lên hay xấu đi được sử dụng có hiệu cao hay thấp tuỳ thuộc sự quản lý của Nhà nước và kế hoạch, biện pháp khai thác của người quản lí, sử dụng đất.

Vì vậy, quản lí Nhà nước về công tác lập quy hoạch, kế hoạch hoá việc sử dụng đất là một yêu cầu đặc biệt để phân bố quỹ đất đai cho các lĩnh vực vàđối tượng sử dụng đất hợp lí, có hiệu quả phục vụ phát triển kinh tế – xã hội, giữ vững an ninh, quốc phòng tránh được sự chồng chéo lãng phí trong sử dụng, hạn chế huỷ hoại đất đai, phá vỡ môi trường sinh thái. Với tình hình đất manh mún như hiện nay, cùng với sự gia tăng dân số nhu cầu sử dụng đất của nhân dân cho mục đích chuyên dùng là rất lớn nên quy hoạch sử dụng đất càng trở nên cấp thiết.

Trong hệ thống quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất các cấp thì quy hoạch sử dụng đất cấp huyện có vai trò vừa là kế hoạch sử dụng đất từng năm cho huyện vừa từng bước cụ thể hoá quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh. Việc đánh giá công tác thực hiện quy hoạch sử dụng đất để tìm ra những trở ngại khó khăn và đề xuất hướng giải quyết là cần thiết giúp việc lập quy hoạch sử dụng đất tốt hơn. Xuất phát từ cơ sở lí luận và thực tiễn, được sự nhất trí của trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, ban chủ nhiệm Khoa Quản lý đất đai, dưới sự hướng dẫn trực tiếp của thầy giáo TS. Phạm Anh Tuấn tôi tiến hành thực hiện chuyên đề: “Đánh giá kết quả và những tác động của việc thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 thành phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình”.

2.  MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

Trên cơ sở tìm hiểu công tác thực hiện QHSDĐ của thành phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình giai đoạn 2011 – 2017 nhằm đánh giá được những thành tựu, hạn chế, tồn tại trong việc thực hiện quy hoạch kế hoạch sử dụng đất đã

được phê duyệt. Từ đó tìm được nguyên nhân và đề xuất những giải pháp khắc phục cho công tác QHSDĐ của UBND thành phố trong thời gian tới nhằm nâng cao hiệu quả trong quá trình sư dụng đất của thành phố.

3.  Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

  • Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu: Tìm hiểu, nắm vững được các kiến thức thực tế về luật đất đai nói chung và công tác thực hiện QHSDĐ của địa phương nói riêng.
    • Ý nghĩa trong thực tiễn: Qua việc đánh giá kết quả công tác thực hiện QHSDĐ, tìm ra những mặt thuận lợi và khó khăn trong công tác quản lý đất đai nói chung và công tác thực hiện QHSDĐ nói riêng của thành phố, từ đó tìm ra những giải pháp khắc phục cho những khó khăn, tồn tại đó.
    • Ý nghĩa khóa học: Là cơ sở đánh giá và điều chỉnh phương án quy hoạch sử dụng đất đến nam 2020.

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1.                       CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI

1.1.1. Khái niệm, đặc điểm của đất đai

  1. Khái niệm

Đất đai về mặt thuật ngữ khoa học được hiểu theo nghĩa rộng như sau: “Đất đai là một diện tích cụ thể của bề mặt trái đất, bao gồm tất cả các cấu thành của môi trường sinh thái ngay trên vỏ dưới bề mặt đó bao gồm: khí hậu, bề mặt, thổ nhưỡng, địa hình, mặt nước ( hồ, sông, suối, đầm lầy,…). Các lớp trầm tích sát bề mặt cùng với nước ngầm và khoáng sản trong lòng đất, tập đoàn thực vật và động vật, trạng thái định cư của con người, những kết quả của con người trong quá khứ và hiện tại để lại (san nền, hồ chứa nước hay hệ thống tiêu thoát nước, đường xá, nhà cửa. ..) [1].

C.Mac viết: Đất là tài sản mãi mãi với loài người, là điều kiện cần để sinh tồn, là điều kiện không thể thiếu được để sản xuất, là tư liệu sản xuất cơ bản trong nông, lâm nghiệp.

.   Đất đai là tài sản phẩm của tự nhiên, có trước lao động và cùng với quá trình lịch sử phát triển kinh tế-xã hội, đất đai là điều kiện lao động. Đất đai đóng vai trò quyết định cho sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người. Nếu không có đất đai thì rõ ràng không có bất kỳ một ngành sản xuất nào, cũng như không thể có sự tồn tại của loài người. Đất đai là một trong những tài nguyên vô cùng quý giá của con người, điều kiện sống cho động vật, thực vật và con người trên trái đất.

Đất đai tham gia vào tất cả các hoạt động của đời sống kinh tế, xã hội. Đất đai là địa điểm, là cơ sở của các thành phố, làng mạc các công trình công nghiệp, giao thông, thuỷ lợi vá các công trình thuỷ lợi khác. Đất đai cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp, xây dựng như gạch ngói, xi, măng, gốm sứ. ..

Đất đai là nguồn của cải, là một tài sản cố định hoặc đầu tư cố định, là thước đo sự giàu có của một quốc gia. Đất đai còn là sự bảo đảm cho cuộc sống, bảo đảm về tài chính, cũng như là sự chuyển nhượng của cải qua các thế hệ và như là một nguồn lực cho các mục đích tiêu dùng.

Luật đất đai 1993 của nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có ghi: “Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hoá xã hội, an ninh quốc phòng. Trải qua nhiều thế hệ, nhân dân ta đã tốn bao nhiêu công sức, xương máu mới tạo lập, bảo vệ được vốn đất đai như ngày nay !” [7]

Như vậy, trong các điều kiện vật chất cần thiết, đất đai giữ vị trí và ý nghĩa đặc biệt quan trọng – là điều kiện đầu tiên, là cơ sở thiên nhiên của mọi quá trình sản xuất, là nơi tìm được công cụ lao động, nguyên liệu lao dộng và nơi sinh tồn của xã hội loài người.

  1. Đặc điểm của đất đai

Đất đai có tính cố định vị trí, không thể di chuyển được, tính cố định vị trí quyết định tính giới hạn về quy mô theo không gian và chịu sự chi phối của các yếu tố môi trường nơi có đất. Mặt khác, đất đai không giống các hàng hóa khác có thể sản sinh qua quá trình sản xuất do đó, đất đai là có hạn. Tuy nhiên, giá trị của đất đai ở các vị trí khác nhau lại không giống nhau. Đất đai ở đô thị có giá trị lớn hơn ở nông thôn và vùng sâu, vùng xa; đất đai ở những nơi tạo ra nguồn lợi lớn hơn, các điều kiện cơ sở hạ tầng hoàn thiện hơn sẽ có giá trị lớn hơn những đất đai có điều kiện kém hơn. Chính vì vậy, khi vị trí đất đai, điều kiện đất đai từ chỗ kém thuận lợi nếu các điều kiện xung quanh nó trở nên tốt hơn thì đất đó có giá trị hơn. Vị trí đất đai hoặc điều kiện đất đai không chỉ tác động đến việc sản xuất, kinh doanh tạo nên lợi thế thương mại cho một công ty, một doanh nghiệp mà nó còn có ý nghĩa đối với một quốc gia. Chẳng hạn, Việt Nam là cửa ngõ của khu vực Đông Nam Á, chúng ta có

biển, có các cảng nước sâu thuận lợi cho giao thông đường biển, cho buôn bán với các nước trong khu vực và trên thế giới, điều mà nước bạn Lào không thể có được.

Đất đai là một tài sản không hao mòn theo thời gian và giá trị đất đai luôn có xu hướng tăng lên theo thời gian. Đất đai có tính đa dạng phong phú tuỳ thuộc vào mục đích sử dụng đất đai và phù hợp với từng vùng địa lý, đối với đất đai sử dụng vào mục đích nông nghiệp thì tính đa dạng phong phú của đất đai do khả năng thích nghi

ĐỂ BIẾT THÊM THÔNG TIN TOÀN BỘ BÀI VIẾT XIN QUÝ KHÁC LIÊN HỆ

Hotline, ZALO : 0916 559 538

Mail: chuyenvietlvthacsi@gmail.com

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *