Đặc điểm truyền hình giải trí Việt Nam

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Truyền hình xuất hiện vào đầu thế kỉ thứ XX và phát triển với tốc độ như vũ bão nhờ sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật và công nghệ, tạo ra một kênh thông tin quan trọng trong đời sống xã hội. Tại Việt Nam, truyền hình ra đời vào những năm 1960 theo hệ FCC, dưới sự kiểm soát của Mỹ tại miền Nam. Đến năm 1970, miền Bắc mới có chương trình truyền hình đầu tiên được phát sóng. Tuy ra đời muộn, nhưng truyền hình tại Việt Nam đã thu hút được lượng công chúng đông đảo và phát triển nhanh chóng cả về số lượng, chất lượng. Sau hơn 40 năm phát triển, theo số liệu công bố tại “Hội nghị tổng kết công tác báo chí năm 2012” họp vào tháng 3/2013 tại Hà Nội, Việt Nam có 67 đài phát thanh – truyền hình (64 đài địa phương và 3 đài Trung ương) với đủ các loại hình: truyền hình analog, truyền hình cáp, truyền hình kĩ thuật số, truyền hình internet… Cùng với sự ra đời của Đài Truyền hình Quốc phòng, hiện nay chúng ta có tổng số 68 đài truyền hình. Điều đó cho thấy nhu cầu xem truyền hình của công chúng Việt là rất cao.

Trong vài năm gần đây, thị trường truyền hình trong nước có nhiều dấu hiệu khởi sắc khi có nhiều dịch vụ truyền hình ra đời, ứng dụng nhiều công nghệ truyền hình tiên tiến. Chính vì vậy, để cạnh tranh trong một thị trường truyền hình bùng nổ như hiện nay đang đặt ra nhiều vấn đề với hệ thống các kênh truyền hình tại Việt Nam, trong đó có vấn đề xây dựng khung chương trình phát sóng của các kênh truyền hình. Khung chương trình phát sóng được coi là một trong những yếu tố vô cùng quan trọng, có khả năng tác động lớn tới việc xây dựng nội dung cũng như hiệu quả, thành công của kênh truyền hình đó. Song việc xây dựng một khung chương trình sao cho hợp lý với đối tượng của kênh truyền hình đó đôi khi vẫn chưa được chú trọng hay xem xét một cách nghiêm túc.

Nếu coi hình ảnh phát sóng trên kênh là một ngôi nhà, các chương trình truyền hình là những viên gạch thì việc xây dựng một khung chương trình giống như tìm ra một bản vẽ thích hợp cho kênh. Nếu muốn nhà đẹp, thu hút, bán được giá thì ngoài sự cuốn hút về hình thức, các kênh truyền hình cần phải tìm ra một khung nhà vững chãi và hợp lý. Có thể nói trong lĩnh vực truyền hình thì việc lên khung chương trình được coi là nghệ thuật sáng tạo cuối cùng trong toàn khâu, quyết định tới toàn bộ các yếu tố cấu thành nên kênh truyền hình đó, như quá trình sản xuất chương trình, thu hút quảng cáo, xác định chiến lược phát triển.

Truyền hình giải trí của Việt Nam hướng đến từng đối tượng công chúng với nhiều nội dung và khung phát sóng khác nhau để đáp ứng thị hiếu người xem. Thời điểm, tần suất, mức độ thông tin sẽ quyết định đối tượng công chúng của kênh truyền hình đó phải thay đổi hành vi, thói quen và thời gian của mình để theo dõi nội dung. Bên cạnh đó, nhà sản xuất cũng xây dựng thời gian hoạt động, tiến trình sản xuất chương trình kịp sao cho phù hợp với nội dung và khung phát sóng của các kênh truyền hình giải trí trên Đài truyền hình Việt Nam.

Bên cạnh đó, truyền hình giải trí Việt Nam hiện nay cũng có nhiều điểm khác nhau trong khung chương trình phát sóng, nội dung phát sóng, tần suất phát sóng. Sự khác nhau này trước hết bắt nguồn từ vai trò, chức năng của từng kênh là khác nhau. Bên cạnh đó, các nhóm công chúng của mục tiêu của từng kênh cũng có sự riêng biệt nên việc thay đổi các múi giờ cho từng chương trình khác nhau cũng được tiến hành, tùy thuộc vào mức độ chú trọng đầu tư cho khung chương trình của các kênh.

Để hiểu rõ về đặc điểm truyền hình giả trí Việt Nam, tác giả quyết định chọn đề tài “Đặc điểm truyền hình giải trí Việt Nam” để tiến hành nghiên cứu.

2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

2.1. Mục tiêu nghiên cứu

Nghiên cứu những lý luận và thực tiễn về đặc điểm truyền hình giải trí Việt Nam để đánh giá các điểm mạnh yếu trong truyền hình giải trí của Việt Nam và đưa ra các giải pháp.

2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

Phân tích đánh giá đặc điểm các kênh truyền hình giải trí Việt Nam.
Đánh giá nội dung, khung phát sóng, thời lượng, chất lượng của các kênh truyền hình giải trí của Đài truyền hình Việt Nam.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu

Các kênh truyền hình giải trí trên hệ thống chương trình phát sóng truyền hình ở Việt Nam hiện nay.

3.2. Phạm vi nghiên cứ

Những vấn đề lý luận và thực tiễn xung quanh vấn đề truyền hình giải trí trong giai đoạn 2013 – 2018.

4. Phương pháp nghiên cứu

4.1. Phương pháp luận

Phương pháp luận còn dựa trên các tài liệu tham khảo có liên quan tới hệ thống lý thuyết về báo chí, truyền hình, kinh tế thị trường như:
Lý thuyết truyền thông
Lý thuyết về nhu cầu
Lý thuyết về tâm lý tiếp nhận của công chúng
Lý thuyết cạnh tranh
Lý thuyết và phương pháp đo lường về chỉ số hài lòng khách hàng
Lý thuyết marketing sản phẩm

4.2. Phương pháp nghiên cứu công cụ

Phương pháp phân tích tài liệu, văn bản tiếng Việt và tiếng Anh: xem xét, phân tích, tổng hợp thông tin, từ đó rút ra những thông tin cần thiết phục vụ cho mục đích nghiên cứu của đề tài. Trên cơ sở nghiên cứu, phân tích tài liệu, tác giả kế thừa những kết quả nghiên cứu đã có, sử dụng nó để so sánh, minh họa cho các kết quả khảo sát của mình, từ đó khẳng định những đóng góp mới của luận văn.
Phương pháp phân tích nội dung: phân tích nội dung các khung chương trình của các kênh truyền hình, những câu trả lời thu được qua việc khảo sát ý kiến hay phỏng vấn sâu. Từ kết quả phân tích nội dung, tác giả sẽ mô tả được đặc trưng, đặc điểm của các hoạt động, thông điệp, có được những dẫn chứng cụ thể, những số liệu mang tính định lượng.
Phương pháp thống kê: Dùng để thống kê tài liệu, con số, sự kiện, dữ liệu… có được trong quá trình khảo sát.
Phương pháp phân tích, tổng hợp: Được dùng để phân tích, đánh giá và tổng hợp những kết quả nghiên cứu nhằm đưa ra những luận cứ, luận điểm khái quát.

5. Bố cục luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục chữ viết tắt, danh mục bảng biểu, tài liệu tham khảo, phụ lục, luận văn gồm có 3 chương.

CHƯƠNG 1.  TỔNG QUAN CHUNG VỀ KÊNH TRUYỀN HÌNH CỦA ĐÀI TRUYỀN HÌNH VIỆT NAM

1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Đài truyền hình Việt Nam  

1.1.1. Lịch sử hình thành phát triển

1.1.1.1. Quá trình phát triển

Đài truyền hình Việt Nam được thành lập vào ngày 7 tháng 9 năm 1970. Là một tổ chức thông tin, truyền thông hàng đầu ở Việt Nam, trực thuộc chính phủ, Đài THVN luôn giữ vai trò tích cực trên mặt trận tư tưởng văn hoá quốc gia, tuyên truyền thông tin tới mọi tầng lớp nhân dân cả nước và kiều bào tại nước ngoài, cung cấp các chương trình khoa học giáo dục và giải trí. VTV – là tên viết tắt của Đài truyền hình Việt Nam, là đài truyền hình quốc gia của nước Cộng Hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Hơn 40 năm qua, mọi người dân Việt Nam đều biết VTV là Đài truyền hình Trung ương, đài truyền hình quốc gia, là kênh truyền hình đầu tiên ở Việt Nam, phủ sóng toàn quốc, duy nhất tại Việt Nam. Có thể nói rằng: thương hiệu VTV đã tồn tại từ lâu, và không được xây dựng một cách có ý thức. Đối chiếu với phần lý luận về thương hiệu ở trên, thì thương hiệu VTV là hình thức khẳng định chất lượng các sản phẩm truyền hình của VTV, còn nhớ trận lũ lịch sử ở miền Trung năm 1999 đã có rất nhiều người xem truyền hình rơi nước mắt khi nhìn thấy cảnh một cụ già cầm gói mì ăn liền đang giơ tay còn lại xin gói nữa. Sau đó đã dấy lên một phong trào quyên góp rộng lớn trong cả nước ủng hộ miền Trung. Còn nhớ những hình ảnh sống động của phóng sự sau vở kịch “Người lang thang không cô đơn” được phát trên truyền hình đã dấy lên phong trào “Đền ơn, đáp nghĩa”. Hệ quả ấy có từ nhiều nguyên nhân, nhưng trực tiếp là truyền hình.
Cũng từ năm 1995, Đài truyền hình Việt Nam bắt đầu triển khai “quy hoạch phát triển ngành truyền hình Việt Nam đến năm 2000 và các năm tiếp theo”, đã được Chính phủ phê duyệt tại quyết định số 484/TTg ngày 22/8/1995. Một số dự án như: “đưa truyền hình về vùng núi cao, hải đảo” hay dự án “phủ sóng cho vùng lõm”… đã được thông qua. Đặc biệt, hai dự án “phủ sóng chương trình truyền hình quốc gia” và “phủ sóng chương trình VTV3” được triển khai đã đưa sóng truyền hình VTV1 và VTV3 đến các trung tâm dân cư và đô thị; các vùng công nghiệp và đồng bằng với số dân tập trung cao.
Qua hơn 5 năm thực hiện (1995-2000), cả nước đã hình thành một hệ thống các trạm phát lại truyền hình quốc gia trên khắp cả nước gồm hơn 600 trạm có công suất 500W đế 20KW, ngoài ra còn hàng trăm điểm thu TVRO (tín hiệu truyền hình trực tiếp từ vệ tinh) đặt tại các vùng lõm phục vụ đồng bào miền núi. Nếu như năm 1995, khi bắt đầu thực hiện quy hoạch, mới có 58,8% số dân trong cả nước có thể xem được chương trình truyền hình quốc gia thì đến đầu năm 2000, tỷ lệ đó đã đạt 78,7%. Hiện nay, cả nước đã có hơn 80% người dân theo dõi được sóng truyền hình Việt Nam với khoảng trên 9 triệu chiếc máy thu hình.
Do được sự quan tâm, đầu tư của Đảng và Nhà nước, cùng nỗ lực của đội ngũ cán bộ, công nhân viên, phóng viên, biên tập viên, phát thanh viên, Đài truyền hình Việt Nam ngày càng phát triển về nội dung chương trình và thiết bị kỹ thuật

1.1.1.2. Thông tin chung Đài truyền hình Việt Nam

– Ra đời năm 1970, VTV là đài truyền hình trực thuộc chính phủ Việt Nam.

– Phủ sóng 100% lãnh thổ và phủ sóng vệ tinh hầu hết khu vực trên thế giới.

– 6 kênh quảng bá toàn quốc, 5 kênh quảng bá khu vực, hàng trăm kênh truyền hình trả tiền.

– Hơn 120.000 giờ phát sóng các kênh quảng bá, hơn 15.000 giờ phát sóng vệ tinh mỗi năm.

– 5 trung tâm khu vực và 8 cơ quan thường trú THVN tại nước ngoài.

– Hơn 4.000 nhân sự.

– Duy trì và phát triển quan hệ với gần 30 đài truyền hình và hơn 10 tổ chức truyền hình quốc tế.

– Ngoài trụ sở chính tại số 43 đường Nguyễn Chí Thanh, Hà Nội. Đài Truyền hình Việt Nam còn có 5 trung tâm truyền hình khu vực, gồm: Trung tâm Truyền hình Việt Nam tại Huế là VTV Huế, Trung tâm Truyền hình Việt Nam tại Đà Nẵng VTV Đà Nẵng, Trung tâm Truyền hình Việt Nam tại Phú Yên VTV Phú Yên, Trung tâm Truyền hình Việt Nam tại thành phố Hồ Chí Minh VTV9 và Trung tâm Truyền hình Việt Nam tại Cần Thơ VTV Cần Thơ.

ĐỂ BIẾT THÊM THÔNG TIN TOÀN BỘ BÀI VIẾT XIN QUÝ KHÁC LIÊN HỆ

Hotline, ZALO : 0916 559 538

Mail: chuyenvietlvthacsi@gmail.com

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *