MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NÂNG CAO GIÁ TRỊ GIA TĂNG HÀNG HOÁ NÔNG SẢN XUẤT KHẨU…………………………………………………………………………………………………. 1
- Giá trị gia tăng và nâng cao giá trị gia tăng của hàng hóa………………………….. 1
- Giá trị hàng hoá…………………………………………………………………………………. 1
- Giá Trị Gia Tăng (VA)………………………………………………………………………… 3
1.1.2.1- Giá trị gia tăng nội sinh (Endogennous Added)…………………………….. 3
1.1.2.2- Giá trị gia tăng ngoại sinh (Exogenuos Added Value)……………………. 4
- Nâng cao giá trị gia tăng ( ÄVA )………………………………………………………… 5
1.1.4. Giá trị gia tăng và chi phí cơ hội trong chuỗi giá trị…………………………………. 6
1.1.5 Giá trị gia tăng hàng hoá nông sản xuất khẩu………………………………………….. 7
- Căn cứ xác định giá trị gia tăng hàng hoá nông sản xuất khẩu……………………. 8
- Xác định giá trị gia tăng (VA) nội sinh………………………………………………….. 8
- Căn cứ xác định giá trị gia tăng hàng hóa nông sản khâu sản xuất……. 8
- Căn cứ xác định giá trị gia tăng hàng hóa nông sản khâu chế biến. 9
- Xác định giá trị gia tăng (VA) nội sinh………………………………………………….. 8
1.2.2 Xác định giá trị gia tăng ngoại sinh (căn cứ xác định giá trị gia tăng
hàng hóa nông sản khâu xuất khẩu)……………………………………………………… 10
- Những nhân tố ảnh hưởng đến việc nâng cao giá trị gia tăng hàng hoá nông sản xuất khẩu 11
- Nhân tố làm tăng giá trị gia tăng nội sinh…………………………………………….. 11
1.3.1.1 Tăng doanh thu sản xuất nông sản xuất khẩu………………………………. 11
1.3.1.2. Giảm chi phí trung gian…………………………………………………………… 12
- Những yếu tố ảnh hưởng đến việc nâng cao giá trị gia tăng ngoại sinh…….. 13
1.3.2.1- Chất lượng sản phẩm……………………………………………………………… 13
1.3.2.2- Nhân tố thời gian xuất hiện trên thị trường quốc tế…………………….. 14
1.3.2.3- Nhân tố không gian cung cấp hàng hoá nông sản……………………….. 14
1.3.2.4- Nhân tố chất lượng dịch vụ, phục vụ………………………………………… 14
1.3.2.5- Yếu tố chất lượng thương hiệu…………………………………………………. 15
- Kinh nghiệm của một số nước trong việc nâng cao giá trị hàng hoá nông sản xuất khẩu 15
- Kinh nghiệm Brazil trong việc nâng cao giá trị gia tăng hàng hóa cà phê
xuất khẩu………………………………………………………………………………………………………. 16
- Các giải pháp trong quá trình sản xuất, chế biến………………………….. 16
- Kinh nghiệm từ Thái Lan trong việc nâng cao giá trị gia tăng hàng hóa cao
su xuất khẩu…………………………………………………………………………………………………… 17
Kết luận chương 1………………………………………………………………………………………….. 20
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG GIÁ TRỊ GIA TĂNG MỘT SỐ HÀNG NÔNG SẢN CHỦ LỰC XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM TRONG ĐIỀU KIỆN GIA NHẬP WTO………… 21
- Đặc điểm hàng nông sản chủ lực của việt nam……………………………………………. 21
2.4.1 Đối với mặt hàng lúa gạo…………………………………………………………………… 32
2.4.4 Nhận xét…………………………………………………………………………………………. 37
- Thực trạng việc nâng cao giá trị gia tăng trong sản xuất, chế biến và xuất khẩu hàng nông sản chủ lực…………………………………………………………………………………………………. 37
- Thực trạng về giá trị gia tăng trong hoạt động chế biến hàng nông sản chủ
lực…………………………………………………………………………………………………………. 42
2.5.2.2. Đối với mặt hàng cà phê…………………………………………………………. 43
- Đối với mặt hàng cao su…………………………………………………………… 44
- Những nhân tố tác động đến giá trị gia tăng nội sinh và ngoại sinh của hàng hóa nông sản xuất khẩu trong điều kiện gia nhập WTO……………………………………………………… 48
- Các nhân tố tác động đến giá trị gia tăng nội sinh………………………………….. 48
- Tác động theo hướng có lợi………………………………………………………. 48
- Tác động theo hướng bất lợi……………………………………………………… 48
- Các nhân tố tác động đến giá trị gia tăng ngoại sinh………………………………. 49
- Tác động theo hướng có lợi………………………………………………………. 49
- Tác động theo hướng bất lợi……………………………………………………… 49
- Các nhân tố tác động đến giá trị gia tăng nội sinh………………………………….. 48
- Những nhân tố tác động đến giá trị gia tăng nội sinh và ngoại sinh của hàng hóa nông sản xuất khẩu trong điều kiện gia nhập WTO……………………………………………………… 48
Kết luận chương 2………………………………………………………………………………………….. 50
CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO GIÁ TRỊ GIA TĂNG CHO HÀNG HOÁ NÔNG SẢN XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2015………………………… 52
3.2.1.1 Giải pháp nâng cao giá trị gia tăng của lúa gạo…………………………….. 53
3.2.2.2 Giải pháp về đất trồng lúa, cà phê, cao su…………………………………… 62
- Giải pháp về thị trường……………………………………………………………. 63
- Về thị trường trong nước…………………………………………………………. 63
- Về thị trường ngoài nước…………………………………………………………. 65
- Giải pháp về phát triển hệ thống cảng biển ở Đồng Bằng Sông Cửu Long 74
Kết luận chương 3………………………………………………………………………………………….. 77
KẾT LUẬN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
AGROINFO: trung tâm thông tin nông nghiệp phát triển nông thôn. EU (European Union): liên minh Châu Âu.
GAP (Good Agriculture Practices): thực hành nông nghiệp tốt. GDP (Gross Domestic Product): tổng sản phẩm nội địa.
GO (Gross Output): tổng giá trị sản xuất.
IC (Intermediate Consumption): chi phí trung gian.
IPM (Intergrated Pest Managerment): quản lý dịch hại tổng hợp.
ISO (International Organization for Standardization): tổ chức quốc tế về tiêu chuẩn hóa.
P (Price): giá bán.
Q (Quantity): sản lượng tiêu thụ.
SPS (Sanitary and Phytosanitary Measures): các biện pháp vệ sinh và kiểm dịch động thực vật.
TR (Total Revenue): tổng thu nhập. TL: Thái Lan.
USD: đô la Mỹ.
VA (Value Added): giá trị gia tăng. VN: Việt Nam.
WTO (Worrld Trade Organnization): tổ chức thương mại thế giới.
Bảng 2.1: Sản lượng hàng nông sản chủ yếu xuất khẩu của Việt nam……………………. 21
Bảng 2.2: Năng suất lúa phân theo vùng giai đoạn 2000 – 2008…………………………… 24
Bảng 2.3: Sản lượng lúa phân theo vùng giai đoạn 2000-2008…………………………….. 25
Bảng 2.4 Diện tích, năng suất, sản lượng cà phê Việt nam, 2000-2008………………… 26
Bảng 2.5: Diện tích và sản lượng cao su giai đoạn 2000-2008……………………………… 28
Bảng 2.6: Khối lượng và kim ngạch xuất khẩu lúa gạo 2000-2008……………………….. 33
Bảng 2.7: Tình hình xuất khẩu cà phê của nước ta…………………………………………….. 34
Bảng 2.8: Hiệu quả chế biến và xuất khẩu gạo tháng 04/2009 và 8/2009………………. 45
Biểu 2.1: Sản lượng hàng nông sản chủ yếu xuất khẩu của Việt nam…………………….. 22
Biểu 2.2: Tỷ trọng diện tích lúa phân theo vùng giai đoạn 2000-2008…………………… 23
Biểu 2.3: Năng suất lúa phân theo vùng giai đoạn 2000 – 2008……………………………. 24
Biểu 2.4: Sản lượng lúa phân theo vùng giai đoạn 2000-2008……………………………… 25
Biểu 2.5: Diện tích cà phê Việt Nam, 2000-2008……………………………………………….. 26
Biểu 2.6: Năng suất cà phê Việt Nam, 2000-2008……………………………………………… 27
Biểu 2.7: Sản lượng cà phê Việt Nam, 2000-2008……………………………………………… 27
Biểu 2.8: Diện tích và sản lượng cao su giai đoạn 2000-2008………………………………. 28
Biểu 2.9: Khối lượng và kim ngạch xuất khẩu lúa gạo 2000-2008………………………… 33
Biểu 2.10: Tình hình xuất khẩu cà phê của nước ta……………………………………………. 34
Biểu 2.11: Khối lượng và kim ngạch xuất khẩu cao su 2000-2008……………………….. 36
Biểu 2.12: Cơ cấu xuất khẩu sản phẩm cao su Việt Nam 2008 (%)………………………. 36
- 1. Ý nghĩa chọn đề tài
PHẦN MỞ ĐẦU
Trong quá trình đổi mới, hội nhập kinh tế, hàng nông sản Việt Nam đã có mặt trên nhiều nước và đã góp phần thu ngoại tệ để phát triển đất nước.
Và gần hai thập kỷ đổi mới vừa qua, nông nghiệp Việt Nam đã có những bước tiến mạnh mẽ và đạt được nhiều thành tựu lớn. Sản xuất phát triển tương đối toàn diện và ổn định với tốc độ tăng trưởng bình quân 4,3% năm. Nền nông nghiệp nước ta đã và đang chuyển mình từ sản xuất nhỏ theo phương thức truyền thống sang sản xuất kinh doanh hàng hoá theo cơ chế thị trường, làm thay đổi tính chất và các mối quan hệ cơ bản trong nông nghiệp, từ đó tạo ra động lực thúc đẩy tăng trưởng và phát triển ở ngành kinh tế này.
Trong lĩnh vực xuất khẩu của Việt Nam, xuất khẩu nông sản đã đạt được những thành tựu nhất định. Tỷ trọng xuất khẩu các sản phẩm nông sản trong tổng giá trị xuất khẩu của cả nước 5 năm qua luôn chiếm 20 -25%. Đến nay nông nghiệp Việt Nam đã tạo ra được một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực ngày càng có vị trí trên thị trường quốc tế như gạo, cà phê, chè, hạt tiêu, điều, cao su, …Tuy nhiên, giá trị gia tăng hàng hoá nông sản xuất khẩu chủ lực nói trên của nước ta còn thấp, việc nâng cao giá trị gia tăng các mặt hàng nông sản xuất khẩu chính là một yêu cầu cấp thiết khi nước ta từng bước tham gia sâu vào quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.
Với mong muốn góp một phần nhỏ vào sự phát triển của đất nước nói chung và ngành nông nghiệp nói riêng, tác giả quyết định chọn đề tài để làm luận văn tốt nghịêp: “CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO GIÁ TRỊ GIA TĂNG MỘT SỐ MẶT HÀNG NÔNG SẢN CHỦ LỰC XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM TRONG ĐIỀU KIỆN GIA NHẬP WTO”
- Mục tiêu nghiên cứu đề tài:
- Làm rõ thực trạng sản xuất, chế biến, xuất khẩu với giá trị gia tăng các mặt hàng nông sản chủ lực xuất khẩu.
- Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao giá trị gia tăng của hàng hoá nông sản chủ lực xuất khẩu.
- Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng:
- Giá trị gia tăng của một số hàng hoá nông sản chủ lực xuất khẩu.
3.2. Phạm vi nghiên cứu:
Với giới hạn về thời gian và kinh phí thực hiện đề tài, tác giả xin giới hạn phạm vi nghiên cứu như sau:
+ Nghiên cứu giá trị gia tăng một số mặt hàng nông sản chủ lực xuất khẩu của cả nước, cụ thể: gạo, cà phê và cao su.
+ Các giải pháp nâng cao giá trị gia tăng một số mặt hàng chủ lực xuất khẩu của Việt Nam, cụ thể đối với các mặt hàng lúa gạo, cà phê và cao su.
+ Tập trung nghiên cứu giai đoạn 2000 – 2008, đặc biệt chú trọng 2007 và 2008 (từ khi gia nhập WTO)
4. Phương pháp nghiên cứu luận văn
Luận văn sử dụng phương pháp phân tích ngành sản phẩm và các phương pháp thống kê, phương pháp phân tích kinh doanh, phương pháp thu thập, tập hợp thông tin…để phân tích giá trị gia tăng của các nông sản xuất khẩu chủ yếu. Chú trọng sử dụng phương pháp phân tích ngành hàng, một phương pháp có hiệu quả và sử dụng trực tiếp phân tích quá trình hình thành giá trị gia tăng, các nhân tố ảnh hưởng đến giá trị gia tăng của toàn ngành, của từng khâu sản xuất và từng tác nhân tham gia sản xuất kinh doanh nông sản. Từ đó, đánh giá đúng thực trạng giá trị gia tăng, tìm ra những vấn đề cần tập trung giải quyết để nâng cao giá trị gia tăng của một số nông sản xuất khẩu chủ lực.
Do điều kiện khách quan, tác giả xin chú trọng phương pháp phân tích ngành sản phẩm, cùng với các phương pháp thống kê, phân tích kinh doanh, thu thập, tập hợp thông tin để phân tích giá trị gia tăng của lúa gạo, cà phê và cao su, mà không thực hiện khảo sát chuyên sâu.
- Tính mới của đề tài nghiên cứu.
Tác giả đã tìm hiểu và nghiên cứu một số đề tài liên quan đến nông sản Việt Nam, với các nghiên cứu chính sau đây:
- Ths.Nguyễn Văn Sáng (2007), Nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng nông sản Việt Nam trong điều kiện hội nhập quốc tế, đề tài khoa học cấp cơ sở, trường Đại học Kinh tế Tp.HCM.
- Nhóm ngành khoa học xã hội 1 (2004), Các giải pháp tài chính thúc đẩy xuất khẩu nông sản Việt Nam, công trình dự thi giải thưởng sinh viên nghiên cứu khoa học (2004), trường Đại học Kinh tế TP.HCM.
- Nhóm ngành khoa học tài chính doanh nghiệp (2003), Một số giải pháp giảm thiểu rủi ro cho hoạt động xuất khẩu nông sản Việt nam trong điều kiện hội nhập, công trình dự thi giải thưởng nghiên cứu khoa học sinh viên “nhà kinh tế trẻ 2003”, trường Đại học Kinh tế TP.HCM.
- Nguyễn Thị Minh Châu (2007), Giải pháp đổi mới chính sách trợ cấp xuất khẩu nông sản Việt Nam cho phù hợp với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, luận văn thạc sỹ kinh tế- Trường Đại học kinh tế Tp.HCM.
Ý tưởng chính của các nghiên cứu này chủ yếu tập trung vào việc nghiên cứu khả năng cạnh tranh của nông sản nói chung, hoặc các giải pháp để nâng cao khả năng cạnh tranh trong xuất khẩu nông sản như: giải pháp tài chính, trợ cấp. Nhưng chưa nghiên cứu về nông sản xuất khẩu chủ lực và giá trị gia tăng của nông sản xuất khẩu chủ lực. Đề tài có những điểm nới như sau:
- Phản ánh tình hình sản xuất, chế biến, xuất khẩu với thực trạng giá trị gia tăng của 3 mặt hàng chủ lực: lúa gạo, cà phê và cao su.
- Nghiên cứu kinh nghiệm về nâng cao giá trị gia tăng của các quốc gia dẫn
đầu thế giới về xuất khẩu lúa gạo, cà phê và cao su để rút ra bài học cho Việt Nam.
– Dựa trên kinh nghiệm các nước và trên cơ sở phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến giá trị gia tăng để đề xuất một số giải pháp ở tầm vi mô và vĩ mô một cách đồng bộ, mang tính khả thi nhằm nâng cao giá trị gia tăng hàng hoá nông sản xuất khẩu chủ lực trong điều kiện gia nhập WTO.
- Kết cấu đề tài nghiên cứu.
Ngoài phần mở đầu, kết luận và phụ lục, đề tài được kết cấu thành 3 chương
sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về nâng cao giá trị gia tăng hàng hoá
nông sản xuất khẩu.
Chương 2: Thực trạng giá trị gia tăng một số hàng nông sản chủ lực xuất khẩu của Việt Nam trong điều kiện gia nhập WTO.
Chương 3: Các giải pháp nhằm nâng cao giá trị gia tăng cho hàng hóa nông sản xuất khẩu của Việt Nam đến năm 2015.
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NÂNG CAO GIÁ TRỊ GIA TĂNG HÀNG HOÁ NÔNG SẢN
XUẤT KHẨU
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NÂNG CAO GIÁ TRỊ GIA TĂNG HÀNG HOÁ NÔNG SẢN XUẤT KHẨU
- 1.1 GIÁ TRỊ GIA TĂNG VÀ NÂNG CAO GIÁ TRỊ GIA TĂNG CỦA HÀNG HÓA.
- 1.1.1 Giá trị hàng hoá
Hàng hoá thường mang trong mình 2 thuộc tính là giá trị sử dụng và giá trị. Theo quan đểm của Marx, giá trị sử dụng được quan niệm là công dụng của hàng hoá được cấu tạo nên bởi công dụng, tính năng tác dụng của nó với con người và xã hội. Giá trị hàng hoá, là lao động tạo xã hội của người sản xuất hàng hoá kết tinh trong hàng hoá. Giá trị hàng hoá được tạo nên bởi: giá trị lao động vật hoá (c), giá trị lao động sống (v) và giá trị thặng dư (m).
Tuy vậy, giá trị là phạm trù trừu tượng, Marx đã cho rằng, biểu hiện bề ngoài của giá trị hàng hoá là giá trị trao đổi và được thực hiện thông qua giá cả của nó trên thị trường. Giá cả lên xuống xung quanh giá trị, phản ánh quy luật giá trị trong sản xuất và trao đổi hàng hoá. Nhiều nhà kinh tế học thuộc các trường phái khác nhau cũng đã đưa ra những quan điểm về giá trị hàng hoá: Theo trường phái kinh tế học cổ điển, đại diện là A. Smith và D. Ricardo đã cho rằng: Sự tồn tại của giá trị sử dụng là điều kiện tiên quyết cho hàng hoá có giá trị trao đổi. Một hàng hoá phải có sự thoả dụng hay hữu ích để nó được sản xuất hay trao đổi. Theo họ, giá trị trao đổi của hàng hoá được ấn định bằng chi phí sản xuất ra hàng hoá đó như: tiền công, lợi nhuận, tiền thuê v. v… và nó hình thành nên “giá cả tự nhiên” của hàng hoá, còn giá cả thực tế của hàng hoá sẽ được biến động theo quan hệ cung – cầu trong ngắn hạn. Như vậy, rõ ràng giá trị là thuộc tính bên trong của hàng hoá sản phẩm và nó biểu hiện rõ ra bên ngoài bằng giá cả, được hình thành bởi 2 yếu tố là chi phí cấu thành nên nó và sự chấp nhận của thị trường. Theo trường phái tân cổ điển (Marshall) quan tâm nhiều hơn đến giá cả của hàng hoá, cơ sở để thực hiện giá trị trao đổi. Theo họ thì giá cả hàng hoá được ấn định bởi độ thoả dụng biên – đó chính là nguồn và nguyên nhân của giá trị trao đổi. Họ cũng cho rằng giá thị trường được quyết định bởi sự tác động qua lại của cung – cầu và cả hai đều được phát sinh từ nguyên tắc độ thoả dụng. Lý thuyết này trở thành thuyết phân bổ nguồn lực khan hiếm trong quá trình
thực hiện sản xuất sản phẩm hàng hoá nhằm đảm bảo hiệu quả cao nhất. Các nhà kinh tế học hiện đại đã phát triển tư duy này bằng cách thay thế động cơ kép cho việc tối đa hoá độ thỏa dụng của người tiêu dùng (cầu) và tối đa hoá lợi nhuận đối với nhà sản xuất (cung) bằng nguyên tắc thỏa dụng.
Hiện nay, việc hạch toán, thống kê hoạt động sản xuất kinh doanh trong phạm vi quốc gia cũng như các địa phương, được thực hiện theo Hệ thống tài khoản quốc gia (SNA) do Liên hiệp quốc ban hành. Theo hệ thống này, giá trị hàng hoá được phản ánh bằng chỉ tiêu tổng giá trị sản xuất (GO). Tổng giá trị sản xuất được quan niệm là toàn bộ giá trị của những sản phẩm và dịch vụ do các cơ sở sản xuất thuộc tất cả các ngành kinh tế quốc dân đạt được trong một khoảng thời gian nhất định. Đó là kết quả trực tiếp, hữu ích của những cơ sở sản xuất ấy. Kết cấu, nội dung và phương pháp tính cụ thể chỉ tiêu này được quy định phù hợp với đặc điểm kinh tế – kỹ thuật sản xuất và hoạt động của mỗi ngành, nhưng nhìn tổng thể GO bao gồm: giá trị trung gian (thể hiện bằng chi phí trung gian – IC) và giá trị gia tăng (chi phí các yếu tố – VA)
GO (1 đơn vị hàng hoá) = IC + VA (cho 1 đơn vị hàng hoá) Một bộ phận cấu thành tổng giá trị sản xuất là chi phí trung gian, bao gồm những chi phí vật chất và dịch vụ cho sản xuất. Tuy nhiên, trong các khoản chi phí vật chất thì khấu hao tài sản cố định dùng trong hoạt động sản xuất không thuộc chi phí trung gian. Theo phương pháp luận hệ thống tài khoản quốc gia thì khấu hao tài sản cố định dùng trong hoạt động sản xuất là khoản thu nhập tài chính. Kết cấu phổ biến của chi phí trung gian bao gồm: (1) chi phí vật chất: nguyên vật liệu chính, phụ, bán thành phẩm, nhiên liệu, động lực, giá trị công cụ lao động và vật liệu rẻ tiền mau hỏng được phân bổ trong năm, quần áo dụng cụ bảo hộ lao động dùng trong thời gian làm việc, sữa chữa nhỏ nhà xưởng, máy móc thiết bị, các chi phí vật liệu khác; (2) chi phí dịch vụ bao gồm: cước phí vận tải, bưu điện, chi phí về tuyên truyền quảng cáo, phí dịch vụ trả cho ngân hàng, tín dụng, bảo hiểm, chi phí đạo tạo tập huấn nghiệp vụ chuyên gia, chi phí bảo vệ về vệ sinh môi trường, chi phí dịch vụ pháp lý, chi phòng cháy, chữa cháy, chi
ĐỂ BIẾT THÊM THÔNG TIN TOÀN BỘ BÀI VIẾT XIN QUÝ KHÁC LIÊN HỆ
Hotline, ZALO : 0916 559 538
Mail: chuyenvietlvthacsi@gmail.com