BÁO CHÍ VỚI VẤN ĐỀ GIÁO DỤC SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG HIỆN NAY

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU…………………………………………………………………………………….. 6

  1. Lý do chọn đề tài……………………………………………………………………….. 6
  2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài……………………………………… 9
  3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu………………………………………………. 15
  4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu……………………………………………….. 15
  5. Cơ sở lí luận và phương pháp nghiên cứu……………………………………. 17
  6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài…………………………………………. 18
  7. Bố cục luận văn……………………………………………………………………….. 18

CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ GIÁO DỤC SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG HIỆN NAY TRÊN BÁO CHÍ……………………………………………. 19

  1. Hệ thống khái niệm liên quan đến đề tài……………………………………. 19
    1. Báo chí………………………………………………………………………………. 19
    1. Sức khỏe và giáo dục sức khỏe……………………………………………….. 24
    1. Cộng đồng và giáo dục sức khỏe cộng đồng……………………………. 28
    1. Chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước về giáo dục sức khỏe cộng đồng…………………………………………………………………………………… 31
    1. Áp dụng lý thuyết đóng khung trong việc giải mã thông điệp về vấn đề giáo dục sức khỏe cộng đồng hiện nay…………………………………………………… 34
    1. Vai trò của báo chí trong việc giáo dục sức khỏe cộng đồng…………. 36
    1. Tiêu chí về thông tin giáo dục sức khỏe cộng đồng trên báo chí……. 39

Tiểu kết chương 1………………………………………………………………………… 42

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THÔNG TIN GIÁO DỤC SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG TRÊN CÁC BÁO ĐƯỢC CHỌN KHẢO SÁT…………………… 43

Tiểu kết chương 2………………………………………………………………………… 88

CHƯƠNG 3: NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA VÀ GIẢI PHÁP, KHUYẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THÔNG TIN GIÁO DỤC SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG TRÊN BÁO CHÍ THỜI GIAN TỚI……………………….. 89

……………………………………………………………………………………………………….. 106

cộng đồng…………………………………………………………………………………. 110

Tiểu kết chương 3………………………………………………………………………. 120

KẾT LUẬN……………………………………………………………………………… 121

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………………… 123

PHỤ LỤC………………………………………………………………………………… 129

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

ĐHQGHN  Đại học Quốc gia Hà Nội KT-XH                   Kinh tế – Xã hội

Nxb            Nhà Xuất bản

PGS. TS     Phó Giáo sư, Tiến sĩ VH-XH     Văn hóa – Xã hội

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1. Số lượng tác phẩm thông tin giáo dục sức khỏe cộng đồng hiện nay trên các báo được chọn khảo sát…………………………………………………… 47

Bảng 2.2. Những nội dung thông tin giáo dục sức khỏe cộng đồng hiện nay trên các báo được chọn khảo sát…………………………………………………………… 49

Bảng 2.3. Các thể loại được sử dụng để thông tin về vấn đề giáo dục sức khỏe cộng đồng hiện nay trên các báo được chọn khảo sát………………….. 72

Bảng 2.4. Ý kiến của công chúng về nguồn tiếp nhận thông tin kiến thức chăm sóc sức khỏe nhân dân trên báo chí…………………………………… 78

Bảng 2.5. Những nội dung thông tin về giáo dục sức khỏe mà công chúng quan tâm………………………………………………………………………………. 79

Bảng 2.6. Đánh giá của công chúng về chất lượng nội dung thông tin về giáo dục sức khỏe trên báo chí……………………………………………………………. 82

Bảng 2.7. Đánh giá của công chúng về chất lượng hình thức thông tin về giáo dục sức khỏe trên báo chí……………………………………………………………. 83

MỞ ĐẦU

1.     Lý do chọn đề tài

Thế giới và Việt Nam đã từng chứng kiến và bị ảnh hưởng, tác động bởi các dịch bệnh lớn, mới, phức tạp nguy hiểm như: SARS (2003), Mers (2018); H1N1; H5N1. Đặc biệt, đầu năm 2020 cả thế giới phải đối mặt với đại dịch COVID – 19, đã làm tổn hại đến tình hình sức khỏe, tính mạng và mọi mặt của đời sống, kinh tế xã hội sâu rộng, và lan khắp các quốc gia trên thế giới.

Trong tình hình phát triển kinh tế xã hội như hiện nay, những thông tin thời sự, chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội… luôn được cập nhập liên tục trên các phương tiện truyền thông đại chúng như truyền hình, phát thanh, báo in, báo điện tử. Khi đời sống được nâng cao, vấn đề sức khỏe càng được coi trọng, bởi lẽ cha ông ta đã có câu “có sức khỏe là có tất cả”. Chính vì vậy, mỗi người dân luôn nêu cao tinh thần chăm sóc sức khỏe, không chỉ cho mình mà còn cho những người thân yêu nữa. Bởi vì muốn có một cơ thể tốt thì mọi người phải chủ động trang bị cho mình những kiến thức cơ bản về phòng chống bệnh tật, rèn luyện sức khỏe, thực hành dinh dưỡng hợp lí, luyện tập thể dục thể thao phù hợp, an toàn lao động và khám bệnh định kỳ để phòng chống bệnh và chữa bệnh.

Đảng và Nhà nước coi công tác chăm sóc sức khỏe cộng đồng là một trong những “Quốc sách hàng đầu”. Điều này không chỉ thừa nhận ở chủ trương, chính sách Đảng, Nhà nước mà nó còn được biểu hiện cụ thể qua thái độ quan tâm sâu sắc của xã hội cũng như thực tiễn sôi động những năm gần đây, khi mà người dân ngày càng quan tâm đến sức khỏe của chính mình. Việc nâng cao nhận thức giúp người dân hiểu đúng đắn về sức khỏe, cung cấp những tri thức khoa học về chăm sóc, bảo vệ sức khỏe, cách phòng chữa bệnh

để đạt được chỉ số sức khỏe ở mức cần có luôn là vấn đề nóng bỏng nhất hiện nay khi mà môi trường đất, nước, không khí đều bị ô nhiễm, các đại dịch lớn, những căn bệnh nguy hiểm… của nhân loại vẫn đang đe dọa sức khỏe và kinh tế, chúng ta vẫn chưa được giải quyết triệt để được. Và việc đối mặt với những thách thức này đòi hỏi phải có sự quyết tâm về chính trị và sự hiểu biết về chuyên môn. Vì vậy, vấn đề truyền thông về vấn đề giáo dục sức khỏe cộng đồng trên báo chí có vai trò rất quan trọng trong công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân nói chung và công tác y tế nói riêng.

Mục đích của truyền thông về vấn đề giáo dục sức khỏe cộng đồng là đưa ra những cảnh báo, những thông điệp quan trọng về giáo dục sức khỏe cộng đồng có ảnh hưởng đối với cuộc sống và tương lai của mỗi người đến với bạn đọc. Từ đó, giúp người dân có những thay đổi về hành vi, thái độ và tự mình biết cách chăm sóc, dự phòng bệnh tật, nâng cao thể trạng sức khỏe của bản thân cũng như người thân trong gia đình.

Trong những năm qua báo chí được coi là một trong những kênh truyền tải, phổ biến những thông tin về sức khỏe nói riêng và về vấn đề y tế nói chung. Đối với các tờ báo, tòa soạn báo vấn đề y tế luôn được chú trọng đăng tải như: tuyên truyền các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về lĩnh vực y tế; Chiến lược phát triển ngành y dược, các văn bản, Đề án do Chính phủ phê duyệt; các thông tin khoa học của các chuyên gia có ý nghĩa đối với công tác khám, chữa bệnh của nhân dân; hay những văn bản chỉ đạo của ngành y tế nhằm truyền tải những thông tin y tế một cách nhanh nhất, chính xác nhất đối với nhân dân. Qua báo chí, bạn đọc thu lượm được nhiều thông tin, chính sách của Đảng, Nhà nước và của ngành y tế.

Báo chí cũng luôn cập nhập, đăng tải những tiến bộ khoa học kỹ thuật trong lĩnh vực y tế trong nước cũng như thế giới. Bạn đọc có thể dễ dàng tìm

thấy những thông tin y học bổ ích như: Ghép tạng từ người cho chết não, Ghép Tế bào gốc cho bệnh nhân mắc bệnh về máu và cơ quan tạo máu; Nong mạch vành bằng y học can thiệp, điều trị lao bằng phương pháp DOST… Tại Việt Nam và điều chế thuốc cho bệnh nhân HIV/AIDS trên thế giới… Những thông tin này đã giúp độc giả rất nhiều trong việc chăm sóc và bảo vệ sức khỏe bản thân, gia đình, cộng đồng.

Đối với những vấn đề gắn bó mật thiết đối với cuộc sống hàng ngày của người dân như vấn đề tăng giá thuốc, bán thuốc giả như VN Pharma, tăng giá máy xét nghiệm, thiết bị y tế, đặc biệt là tăng giá khẩu trang y tế trong đợt dịch COVID – 19 vừa qua. Có thể nói báo chí cũng là yếu tố chính làm bình ổn giá thuốc trên thị trường và vạch trần sự gian lận của công ty VN Pharma. Các bài báo, các tác phẩm truyền hình, phát thanh đã đưa thông tin, phân tích nguyên nhân và đề ra giải pháp cho việc bình ổn giá, giúp khán thính giả biết được sự thật. Báo chí đã phát huy vai trò tạo dư luận xã hội, hướng dẫn dư luận xã hội, thúc đẩy xã hội phát triển theo hướng dân chủ công bằng văn minh.

Ngoài những vấn đề bất cập cần giải quyết, báo chí cũng đã đăng tải những gương người tốt việc tốt, những gương điển hình tiên tiến trong ngành y tế. Hình ảnh người Viện trưởng của một Viện đầu ngành trong lĩnh vực Huyết học – Truyền máu lúc nhà nước cho về nghỉ chế độ được cả cán bộ, nhân viên và người bệnh tiếc nuối tri ân và xã hội tôn vinh. Nâng cao ý thức dự phòng… là những trọng tâm của ngành y tế trong giai đoạn hiện nay. Nhờ tác động báo chí, đạo đức cán bộ y tế cũng đã được nâng lên vì báo chí vừa nêu gương người tốt trong thực hiện y đức, vừa phê phán những cá nhân thiếu y đức, góp phần giáo dục cho cán bộ y tế.

Như vậy, báo chí với chức năng và thế mạnh của mình đã góp phần không nhỏ vào sự nghiệp chăn sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân trong tình

hình như Nghị quyết số 46 của Bộ Chính trị. Tuy nhiên, về tần suất, chất lượng của các tác phẩm báo chí về vấn đề giáo dục sức khỏe cộng đồng ở trên báo chí hiện nay đang đứng trước những đòi hỏi khá phong phú của đông đảo độc giả về nội dung và hình thức. Việc khảo sát và tìm ra cách thức, định hướng thông tin về vấn đề giáo dục sức khỏe cộng đồng đạt hiệu quả cao nhất có ý nghĩa đối với xã hội và hoạt động tác nghiệp của nhà báo.

Với tất cả những lí do trên, chúng tôi quyết định lựa chọn vấn đề “Báo chí với vấn đề giáo dục sức khỏe cộng đồng hiện nay” để làm đề tài luận văn thạc sĩ, chuyên ngành Báo chí học của mình nhằm đánh giá tổng quan thực trạng báo chí với vấn đề giáo dục sức khỏe cộng đồng hiện nay, từ đó đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả chất lượng thông tin về vấn đề giáo dục sức khỏe cộng đồng hiện nay trên báo chí.

ĐỂ BIẾT THÊM THÔNG TIN TOÀN BỘ BÀI VIẾT XIN QUÝ KHÁC LIÊN HỆ

Hotline, ZALO : 0916 559 538

Mail: chuyenvietlvthacsi@gmail.com

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *