XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN THÔNG TIN CHUYÊN ĐỀ TRÊN BÁO IN VIỆT NAM HIỆN NAY

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO               HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HCM

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN

XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN THÔNG TIN CHUYÊN ĐỀ TRÊN BÁO IN VIỆT NAM HIỆN NAY

(Khảosát chuyên san Hồ sơ sự kiện, Tạp chí Xây dựng Đảng, báo Lao động cuối tuần, báo An ninh thế giới cuối tháng trong 3 năm 2012 – 2014)

Chuyên ngành: Báo chí học

LUẬN ÁN TIẾN SĨ BÁO CHÍ HỌC

MỞĐẦU

Đề tài “Xuhướngpháttriển thông tinchuyênđề trên báoinViệtNamhiệnnay”(KhảosátChuyênsanHồsựkiện,TạpchíXâydựngĐảng,BáoLaođộng cuối tuần, Báo An ninh thế giới giữa tháng – cuối tháng, trong 3 năm, 2012-2014) được thực hiện vì những lý do chính sau đây:

Thứnhất,sự bùng nổ của truyền thông trong thời gian qua đã và đang tạo ra môi trường giúp báo chí có những bước phát triển mạnh mẽ, với những khác biệt rõ ràng so với trước đây, cả về nội dung và hình thức chuyển tải thông tin. Với sự trợ giúp của những thành tựu khoa học kỹ thuật, TTĐC dần chiếm lĩnh, chi phối được quá trình tiếp nhận thông tin của cộng đồng. Việc chuyển tải thông tin không còn là một chiều nữa, đặc biệt khi truyền thông xã hội giúp công chúng không chỉ có nhiều cơ hội lựa chọn thông tin, mà còn khiến họ chính là những người chuyển tải thông tin. Thậm chí, họ còn là những người đưa thông tin trực tiếp, nhanh chóng tại nơi sự kiện diễn ra, ở mọi lúc, mọi nơi bằng các thiết bị thông tin cầm tay có kết nối Internet… Trong “biển thông tin” đa dạng, nhiều chiều ấy, không phải công chúng nào cũng đủ điều kiện để lựa chọn và tiếp nhận thông tin chính xác, khách quan, cần thiết. Vấn đề đặt ra là các CQBC sẽ có những đường hướng, sách lược phát triển như thế nào để phù hợp với điều kiện thực tiễn? Mỗi loại hình báo chí sẽ có sự biến đổi như thế nào để không chỉ tồn tại, mà còn cùng phát triển, phát huy hết khả năng của mỗi loại hình trong hệ thống BCTT thời đại toàn cầu hóa. Đó là câu hỏi đặt ra cần có lời giải đáp một cách thỏa đáng.

Thứ hai, thực tế những năm qua cho thấy, sự phát triển mạnh mẽ của báo mạng điện tử và truyền hình khiến báo in gặp nhiều khó khăn. Số lượng phát hành các tờ báo hàng đầu trên thế giới sụt giảm đáng kể. Nhiều tờ báo thị trường phải giảm kỳ, thậm chí tự đình bản, do không thể cân đối được nguồn tài chính để duy trì hoạt động. Nhưng, loại hình báo in không thể “chết”, bởi

nó vẫn có những giá trị với những đối tượng, mục đích, phân khúc bạn đọc khác nhau. Vấn đề đặt ra là báo in sẽ phải thay đổi như thế nào về nội dung thông tin và hình thức trình bày để duy trì được bạn đọc và nguồn thu? Đây là câu hỏi đặt ra cần có lời giải đáp cả về mặt lý luận và thực tiễn.

Thứ ba, TTCĐ, dưới nhiều hình thức khác nhau, đã được thế giới thực hiện từ lâu, với lợi thế về sự phân tích, bình luận, lý giải chuyên sâu, thể hiện tầm khái quát vấn đề. Việc tổ chức TTCĐ nhằm nêu bật, chỉ rõ bản chất của vấn đề, sự kiện với những thông tin đa chiều, khách quan, sự phân tích, bình luận, kiến giải thông tin giàu hàm lượng trí tuệ, khoa học, tạo sức thuyết phục cao cho công chúng. Việc làm rõ sự cần thiết của XHPT TTCĐ cùng những yêu cầu cụ thể về nội dung, hình thức cho phù hợp với mỗi mô thức thông tin khác nhau… là những câu hỏi đặt ra cần có sự nghiên cứu và giải đáp.

Thứ tư, hiện nay còn rất ít công trình nghiên cứu hệ thống về TTCĐ trên báo in. Một số tác giả các công trình nghiên cứu đề cập đến vấn đề tổ chức TTCĐ trên báo chí, nhưng còn ở dạng riêng lẻ, tính khái quát chưa cao. Việc nghiên cứu một cách có hệ thống về TTCĐ trên báo chí nói chung, trên báo in nói riêng, vì thế là có ý nghĩa.

Thứ năm, thực tiễn hoạt động báo chí ở Việt Nam thời gian qua cho thấy, đã xuất hiện những hình thức lợi dụng tính chất của việc tổ chức các chuyên đề nhằm mục đích “ép” các đơn vị đăng quảng cáo trá hình, làm ảnh hưởng không nhỏ tới diện mạo nền báo chí nước nhà.

Thứ sáu, trong quá trình tìm hiểu, tham gia giảng dạy ở các trung tâm đào tạo báo chí khác nhau, nghiên cứu sinh nhận thấy TTCĐ dù đã được đưa vào chương trình giảng dạy, nhưng chưa được thực sự coi trọng như những nội dung chính, trọng tâm. Thực tế, việc tổ chức TTCĐ không đơn giản chỉ là những kỹ năng đơn thuần, mà rất cần thiết được tổ chức một cách bài bản, từ lý thuyết đến thực tiễn, cho phù hợp với các mô thức TTCĐ khác nhau.

Sáu lý do chính kể trên cho thấy sự cấp thiết, cả về lý luận và thực tiễn của việc thực hiện đề tài “Xu hướng phát triển thông tin chuyên đề trên báo in Việt Nam hiện nay” (Khảo sát Chuyên san Hồ sơ sự kiện, Tạp chí Xây dựng Đảng, Báo Lao động cuối tuần, Báo An ninh thế giới giữa tháng – cuối tháng, trong 3 năm, 2012-2014).

  1. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

1.1.  Mục đích nghiên cứu

Việc nghiên cứu đề tài nhằm xác định XHPT TTCĐ trên BIVN, thông qua việc hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn về TTCĐ, phân tích việc tổ chức TTCĐ trên các báo, tạp chí thuộc diện khảo sát, làm rõ bản chất và xu hướng vận động của TTCĐ, những vấn đề đặt ra đối với XHPT TTCĐ trên BIVN cũng như dự báo XHPT TTCĐ hiện nay, đề xuất một số giải pháp, khuyến nghị nhằm phát triển, nâng cao chất lượng TTCĐ trên báo in.

1.2.  Nhiệm vụ nghiên cứu

  • Thứ nhất, hệ thống hóa những vấn đề lý luận liên quan đến vấn đề nghiên cứu; xây dựng, hình thành khung lý thuyết về TTCĐ trên báo in hiện nay. Cụ thể: Làm rõ các khái niệm cơ bản liên quan đến đề tài, như: xu hướng, XHPT, thông tin, chuyên đề, TTCĐ, báo in; nêu bật vai trò của TTCĐ; những đặc điểm của TTCĐ báo in, như: Thông tin bám sát, đi cùng sự kiện thời sự; thông tin khái quát, toàn cảnh, đa chiều; thông tin có chiều sâu, chi tiết; thông tin sự kiện, vấn đề có hệ thống, tác động xã hội mạnh mẽ; thông tin có giá trị học thuật, lưu trữ, tham khảo; thông tin thuộc thể loại chính luận báo chí; thông tin được tổ chức khoa học; thông tin được tổ chức hiện đại, nhiều “cửa sổ”. Trên cơ sở đó, nghiên cứu sinh có cơ sở phân loại TTCĐ, dựa vào loại hình báo chí, đối tượng thông tin, lĩnh vực phản ánh, quy mô tổ chức thông tin… và chỉ ra những loại TTCĐ phổ biến. Đồng thời, nghiên cứu sinh đưa ra những yêu cầu đối với việc tổ chức TTCĐ báo in về mặt nội dung và hình thức.
  • Thứ hai, khảo sát, đánh giá thực trạng sản phẩm TTCĐ trên báo in hiện nay qua một số tờ báo, tạp chí trong diện khảo sát; làm rõ đặc điểm, vai trò của sản phẩm TTCĐ cũng như những yếu tố tác động đến sản phẩm TTCĐ báo in hiện nay. Cụ thể, thông qua khảo sát TTCĐ trên Chuyên san Hồ sơ sự kiện (Tạp chí Cộng sản), Tạp chí Xây dựng Đảng, Báo Lao động cuối tuần và Chuyên đề An ninh thế giới giữa tháng – cuối tháng (Báo Công an nhân dân), nghiên cứu sinh chỉ rõ các loại TTCĐ, đánh giá thực trạng nội dung, hình thức TTCĐ trên các báo, tạp chí thuộc diện khảo sát phù hợp với khung lý thuyết đã xây dựng ở phần trước đó.
  • Thứ ba, nghiên cứu sinh nêu ra những yếu tố tác động đến XHPT TTCĐ ở Việt Nam hiện nay; chỉ rõ những vấn đề đặt ra đối với việc tổ chức TTCĐ trên BIVN. Đồng thời, nghiên cứu sinh đưa ra khái quát tình hình thực tiễn, bài học kinh nghiệm tổ chức TTCĐ trên thế giới thông qua nghiên cứu một số trường hợp cụ thể, phù hợp với đề tài của luận án.
  • Thứ tư, đề xuất những giải pháp, khuyến nghị nhằm nâng cao chất lượng TTCĐ trên BIVN, đặc biệt là các báo, tạp chí thuộc diện khảo sát. Từ kết quả nghiên cứu, khảo sát, đánh giá thực trạng sản phẩm TTCĐ trên BIVN hiện nay, nghiên cứu sinh dự báo XHPT TTCĐ trên BIVN cùng một số XHPT TTCĐ về nội dung, hình thức. Đồng thời, đề xuất một số giải pháp và khuyến nghị nhằm phát triển TTCĐ trên BIVN trong thời gian tới.

2.  Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án

2.1.  Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận án là việc tổ chức TTCĐ trên BIVN hiện nay về mặt nội dung, hình thức, cách thức tổ chức thực hiện. Từ đó, có cơ sở đưa ra một số dự báo về XHPT TTCĐ báo in trong tương lai.

2.2.  Đối tượng khảo sát và phạm vi nghiên cứu

  • Đốitượngkhảosát:Luận án khảo sát TTCĐ trên các ấn phẩm báo in cụ thể là:Chuyên san Hồ sơ sự kiện (Tạp chí Cộng sản), Tạp chí Xây dựng

Đảng,BáoLaođộngcuốituần,BáoAnninhthếgiớigiữa tháng – cuối tháng. Đây là các ấn phẩm báo in tiêu biểu về việc tổ chức TTCĐ theo quy mô tổ chức thông tin là: trang chuyên đề, nhóm bài chuyên đề và số chuyên đề mà nghiên cứu sinh tập trung nghiên cứu. Đồng thời, từ các đối tượng khảo sát, nghiên cứu điển hình này, cùng những nghiên cứu về lý luận trên thế giới, trong nước mà nghiên cứu sinh kế thừa, phát triển, xây dựng mới, sẽ là cơ sở để các CQBC có thể nghiên cứu, áp dụng vào thực tiễn tổ chức các dạng TTCĐ khác nhau, tùy thuộc vào mục đích, thời điểm tiến hành, cũng như việc tổ chức các mô hình thông tin chuyên đề khác nhau, như thông tin sự kiện, vấn đề, chỉ dẫn, giải trí, lý luận…

  • Phạmvi nghiên cứu:Luận án đánh giá thực trạng tổ chức TTCĐ, tác động, hiệu quả của nó trên các ấn phẩm báo in thuộc diện khảo sát, thời gian khảo sát,trong 3 năm, 2012-2014.

3.  Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu

3.1.  Câu hỏi nghiên cứu

  • Báo chí sẽ có những biến đổi mạnh mẽ trong thời gian tới, bởi tác động của các thành tựu khoa học kỹ thuật có liên quan đến BCTT ?
  • Các loại hình báo chí sẽ có nhiều biến đổi, tiếp tục cạnh tranh gay gắt trong thời gian tới ?
  • Báo in Việt Nam tiếp tục gặp nhiều bất lợi trong quá trình cạnh tranh ở thời đại số, và buộc phải tìm nhiều giải pháp phù hợp để tồn tại cùng các loại hình báo chí khác?
  • Việc phát triển TTCĐ sẽ là một trong những thế mạnh, là sự lựa chọn của báo in khi không còn thế mạnh về việc đưa tin so với các loại hình báo chí khác, bởi tính định kỳ, quy trình xuất bản?

3.2.  Giả thuyết nghiên cứu

Đề tài “Xu hướngphát triển thông tin chuyên đềtrênbáoinViệtNamhiệnnay”(KhảosátChuyênsanHồsựkiện,TạpchíXâydựngĐảng,Báo

Laođộng cuối tuần, Báo An ninh thế giới giữa tháng – cuối tháng, trong 3 năm, 2012-2014) được thực hiện nhằm kiểm chứng giả thuyết cho rằng báo in sẽ tiếp tục phải đương đầu với nhiều thách thức trong tương lai và XHPT TTCĐ là một trong những sự lựa chọn quan trọng của BIVN hiện đại, nhằm thích ứng với sự vận động, biến đổi của xã hội nói chung, báo chí nói riêng, để tiếp tục phát triển, cùng tồn tại với các loại hình báo chí mới.

4.  Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

4.1.  Cơ sở lý luận

Luận án dựa trên cơ sở nhận thức luận những vấn đề lý luận về triết học, chính trị học, báo chí học (chức năng và đặc thù loại hình báo in, kinh tế báo chí truyền thông, công chúng báo chí truyền thông hiện đại, tâm lý học báo chí, đặc thù và tâm lý tiếp nhận sản phẩm báo in…),các khoa học liên quan như: kinh tế học, xã hội học, logic học, toán học… kết hợp phân tích lý luận và thực tiễn nhằm làm rõ nội dung, nhiệm vụ của đề tài.

4.2.                 Phương pháp nghiên cứu

Tác giả luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu công cụ chính sau đây để thực hiện đề tài:

  • Phươngphápnghiêncứu tài liệu: Phương pháp này được tiến hành thông qua việc sưu tầm, tuyển chọn, nghiên cứu các tài liệu, như: sách, báo, quan điểm, đường lối của Đảng, Nhà nước về báo chí, văn bản pháp luật liên quan đến đề tài, giúp nghiên cứu sinh hiểu, hệ thống hóa luận điểm, so sánh, minh họa cùng các kết qua khảo sát của mình, từ đó đưa ra quan điểm của cá nhân để khẳng định khung lý thuyết của vấn đề nghiên cứu.
  • Phươngphápkhảosát:Phương pháp này được tiến hành thông qua việckhảo sát, thống kê, tổng hợp, phân tích, so sánh, chứng minh… các thông số thu được, nhằm có được kết quả khảo sát thực tiễn, cả định tính và định lượng nhằm sử dụng để chứng minh giả thuyết đã đặt ra. Việc khảo sát được nghiên cứu sinh tiến hành chặt chẽ, kỹ lưỡng, bảo đảm sự khoa khọc, tính chính xác, đáng tin cậy.
  • Phươngphápnghiêncứubảnghỏi(an-két): Phương pháp này được tiến hành thông qua việc lập bảng hỏi, phiếu điều tra nhằm thu nhận các ý kiến, đánh giá của công chúng về đối tượng nghiên cứu của đề tài. Phương pháp này chỉ tiến hành riêng cho chuyên san Hồ sơ sự kiện, kết quả cũng chỉ phù hợp với rất ít nội dung có liên quan đến thực trạng việc tổ chức TTCĐ trên chuyên san Hồ sơ sự kiện.

– Phương pháp phỏng vấn sâu (phương pháp chuyên gia): Phương pháp này được tiến hành thông qua việc phỏng vấn sâu những nhà khoa học, các chuyên gia, nhà báo có liên quan đến đối tượng nghiên cứu của luận án, nhằm có cái nhìn về thực trạng tổ chức TTCĐ trên BIVN, chỉ ra những thế mạnh, hạn chế của nó đồng thời đưa ra những dự báo khách quan về XHPT TTCĐ trên BIVN trong tương lai.

– Phương pháp tọa đàm, thảo luận nhóm: Để có được kết quả khách quan, tác giả luận án tiến hành tọa đàm, thảo luận nhóm giữa một số nhà báo, sinh viên báo chí tại tòa soạn, trường đại học… về các vấn đề chính liên quan đến TTCĐ trên BIVN. Đặc biệt, buổi tọa đàm tại chuyênsanHồsơ sự kiệnTạp chí Cộng sản thu hút đông đảo biên tập viên, cộng tác viên thường xuyên của Hồsơ sự kiện, những người am hiểu nghiệp vụ báo chí, đặc biệt là báo in và trực tiếp thực hiện các chuyên đề nên có những nhận xét xác đáng về các vấn đề liên quan như: thực trạng việc tổ chức TTCĐ, những ưu điểm, hạn chế, giải pháp nâng cao chất lượng TTCĐ trong thời gian tới.

– Phương pháp dự báo: Nghiên cứu sinh sử dụng các phương pháp dự báo định đính và dự báo định lượng. Với phương pháp dự báo định tính, nghiên cứu sinhphân tích định tính dựa vào suy đoán, cảm nhận về thực tiễn cũng như dự báo XHPT TTCĐ dựa trên kinh nghiệm nghiên cứu và thực tiễn của cá nhân. Với phương pháp dự báo định lượng, nghiên cứu sinh dựa vàoviệc phân tích khoa học về các dữ liệu thống kê đã thu thập được, dựa trên cơ sở lý thuyết khung đã được xây dựng, làm cơ sở để dự báo XHPTTTCĐ trong tương lai… Với phương pháp dự báo, nghiên cứu sinh sử dụng 3

phương pháp phổ biến hiện nay là: (1). Phương pháp ngoại suy; (2). Phương pháp chuyên gia và (3). Phương pháp mô hình hóa.

– Phương pháp nghiên cứu đồng đại – lịch đại: Nghiên cứu sinh dựa vào đặc tính so sánh theo chiều cạnh thời gian – không gian của việc tổ chức, phát triển TTCĐ trên báo in để tiến hành nghiên cứu. Đó là việc thu thập và phân tích thông tin theo thời gian (nghiên cứu lịch đại), trong một thời điểm, hay một khoảng thời gian ngắn (nghiên cứu đồng đại). Từ những sự phát triển, biến đổi của việc tổ chức TTCĐ trên báo in trong khoảng thời gian ngắn, cũng như việc phân tích, đánh giá thực trạng tổ chức TTCĐ tại thời điểm hiện tại, nghiên cứu sinh có cơ sở đưa ra những nhận xét về quá trình phát triển, cũng như dự báo XHPT TTCĐ trong thời gian tới.

5.  Đóng góp mới của đề tài

Kết quả nghiên cứu đề tài của luận án góp phần:

  • Làm rõ và mới hơn về nhận thức, cách tiếp cận, đánh giá về vai trò của thông tin chuyên đề trên báo in nước ta trong điều kiện và yêu cầu mới; Luận án cũng góp phần làm phong phú, sinh động hơn về lý luận và thực tiễn của báo in trong bối cảnh cạnh tranh và khó khăn của báo in hiện nay, với các kết quả nghiên cứu định tính và định lượng đáng tin cậy.
  • Kết quả khảo sát, phân tích, đánh giá về thông tin chuyên đề trên báo in Việt Nam thông qua việc khảo sát các ấn phẩm tiêu biểu cho loại hình thông tin chuyên đề theo quy mô tổ chức thông tin, là: Báo Lao động cuối tuần, Chuyên đề An ninh thế giới giữa tháng – cuối tháng (trang chuyên đề); Tạp chí Xây dựng Đảng (nhóm bài chuyên đề) và Chuyên san Hồ sơ sự kiện (số chuyên đề), cùng việc nghiên cứu lý thuyết khẳng định rõ thế mạnh, hạn chế của thông tin chuyên đề trên báo in.
  • Trên cơ sở phân tích các cấp độ của thông tin chuyên đề theo quy mô tổ chức thông tin, với việc phân tích chuyên sâu, đáp ứng hiểu biết sâu sắc về vấn đề, sự kiện nào đó; luận án khẳng định đây là lợi thế của báo in trong việc

phát huy thế mạnh của mình trong cuộc cạnh tranh gay gắt với các loại hình báo chí khác, và truyền thông xã hội trong tương lai.

  • Trên cơ sở nghiên cứu, hệ thống hóa lý thuyết về thông tin chuyên đề trên báo in, khảo sát, đánh giá thông tin chuyên đề trên báo in Việt Nam, luận án là sự tổng hợp làn đầu tiên trong nghiên cứu về tính chất, hiệu quả của phương thức thông tin chuyên đề ở Việt Nam.
  • Luận án là cơ sở có tính thuyết phục để khẳng định rằng báo in sẽ tiếp tục gặp nhiều khó khăn, thách thức trong tương lai và buộc phải tìm những “thị trường ngách” để tồn tại, thông qua việc duy trì, phát huy những thế mạnh chuyên sâu, đa chiều, phản biện của mình.
  • Những kết quả nghiên cứu mới của luận án là cơ sở lý luận cho việc định hướng hoạt động báo chí trong thực tiễn. Đây là tài liệu tham khảo hữu ích cho các nhà nghiên cứu, nhà quản lý, nhà báo, giảng viên và sinh viên báo chí về thông tin chuyên đề trên báo in, cũng như các loại hình báo chí khác.

6.  Ý nghĩa lý luận và giá trị thực tiễn của đề tài

Đề tài XuhướngpháttriểnthôngtinchuyênđềtrênbáoinViệtNamhiệnnay”(KhảosátChuyênsanHồsựkiện,TạpchíXâydựngĐảng,BáoLaođộng cuối tuần, Báo An ninh thế giới giữa tháng – cuối tháng, trong 3 năm, 2012-2014) là một đề tài có những ý nghĩa cụ thể sau:

+Ýnghĩaluận:

  • Đề tài ban đầu xây dựng được cơ sở lý luận, khung lý thuyết về TTCĐ, với những đóng góp mới khi xác định rõ vai trò của TTCĐ, đặc điểm của chúng, cơ sở phân loại và các yêu cầu liên quan đến việc tổ chức TTCĐ, cũng như dự báo XHPT TTCĐ báo in trong tương lai. Những điểm này khá mới, hầu hết các tài liệu báo chí học chưa bàn nhiều, bàn sâu về vấn đề này.
  • Luận án góp phần làm rõ và mới hơn về nhận thức, cách tiếp cận, đánh giá về vai trò của TTCĐ trên báo in nước ta trong điều kiện và yêu cầu mới;
  • Luận án góp phần làm phong phú, sinh động hơn về lý luận và thực tiễn của báo in trong bối cảnh cạnh tranh và khó khăn của báo in hiện nay.

+Ýnghĩathựctiễn:

  • Là tài liệu để lãnh đạo các cơ quan báo chí, trong đó có báo in, tham khảo, đưa ra những quyết sách đúng, phù hợp với xu hướng phát triển của TTCĐ trên báo in và các loại hình báo chí khác.
  • Là tài liệu tham khảo cho hoạt động nghiên cứu về các vấn đề liên quan đến TTCĐ trên báo chí nói chung, trên báo in nói riêng; làm tài liệu tham khảo cho các cơ sở đào tạo báo chí, cho cán bộ, giảng viên, người học ngành báo chí.
  • Có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho các nhà báo viết chuyên đề, những biên tập viên, những ai quan tâm tới chủ đề này.
  • Có thể làm tài liệu tham khảo để các cơ sở đào tạo báo chí giảng dạy môn các chuyên đề báo chí, hoặc báo chí chuyên biệt, báo chí dữ liệu…
  • Đóng góp số liệu, thông tin cho hệ thống thư viện, phòng lưu trữ, nhà văn hoá, cũng như cho báo chí khu vực và thế giới…

7.  Kết cấu của đề tài

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, đề tài gồm 5 chương,18tiết, 191 trang, 15hình minh họa. Cụ thể:

Chương 1: Tổng quan vấn đề nghiên cứu

Chương 2: Thông tin chuyên đề trên báo chí – những vấn đề lý luận cơ

bản

Chương 3: Thực trạng thông tin chuyên đề trên báo in Việt Nam Chương 4: Những vấn đề đặt ra đối với việc tổ chức thông tin chuyên

đề báo in

Chương 5: Dự báo xu hướng phát triển thông tin chuyên đềở Việt Nam và một số giải pháp, khuyến nghị

Chương 1

TỔNGQUANVẤNĐỀNGHIÊNCỨU

  1. Kháiquátvềvấnđềnghiêncứu

Thời đại bùng nổ truyền thông, với sự hỗ trợ tích cực của các thành tựu về khoa học công nghệ, đặc biệt là thiết bị di động thông minh và mạng Internet giúp báo chí phát triển mạnh mẽ, với những khác biệt rõ ràng so với trước đây, cả về nội dung lẫn hình thức chuyển tải thông tin. Công chúng không chỉ có nhiều cơ hội lựa chọn thông tin, mà họ còn là những người chuyển tải thông tin, hình ảnh đầu tiên tại nơi sự kiện diễn ra bằng các thiết bị di độngthông minh có kết nối Internet… Nói như tác giả Mitchell Stephens, trong cuốn “Hơncả tin tức – tương lai của báo chí”, đó là:

“MạngInternetkhiếnai cũng có thể ra một “tờ báo” của riêng mình. Khi luôn có cơ hội rằng điều ta “đăng lên mạng” có thể tiếp cận được một lượng khán giả cực kỳ lớn, khi điều ta chọn để chia sẻ trên mạng có thể quan trọng hơn những chuyện riêng tư tầm phào, viễn cảnh về tự do báo chí dường như một lần nữa được mở rộng, vượt khỏi giới hạn của những nhà xuất bản giàu có. Tất nhiên, mạng Internet cũng thêm vào vô số thứ cho “những ồn ào vô tận trên đời”. Vì vậy, tìm được “điểm nhấn quan trọng cũng không hề đơn giản” [99, tr.283].

Mạng xã hội sẽ còn thay đổi mạnh mẽ, với nhiều tính năng mới. Báo chí cũng sẽ phải chuyển mình theo sự vận động chung của xã hội, của cuộc cách mạng khoa học-công nghệ, để đáp ứng đúng, trúng, kịp thời nhu cầu, thị hiếu của bạn đọc. Vào đầu tháng 5-2015, thông báo từ Facebook cho biết – trang MXH có số người sử dụng lớn nhất thế giới, với hơn 1,44 tỷ người dùng

– sẽ trực tiếp cung cấp nội dung từ báo chí một cách rộng rãi. Thay vì phải bấm vào liên kết để đến trang tin gốc, người sử dụng Facebook có thể đọc trực tiếp nội dung từ các CQBC ngay trên MXH này. Facebook sẽ áp dụng tính năng Instant Articles nhằm tăng tốc độ tải nội dung từ những luồng báo

chí mà họ hợp tác. Bước đầu, MXH này “bắt tay” với BuzzFeed, The New York Times, National Geographic và một số nhà xuất bản khác để lưu trữ tin tức, video trực tiếp trên Facebook từ tháng 5-2015. Ở thời điểm “bắt tay” giữa MXH và báo chí, có những phản ứng trái chiều khác nhau khi một số CQBC, nhà xuất bản tỏ ra hào hứng thì không ít cơ quan thuộc lĩnh vực này lại lo ngại mất đi tính chủ động trong việc cung cấp thông tin đến người đọc. Nhưng thống kê cho thấy, hiện nay trung bình có khoảng 60% lưu lượng truy cập các báo, trang tin điện tử đến từ người dùng Facebook.

Trong khi đó, kết quả khảo sát của Trung tâm nghiên cứu Pow vào năm 2014 cho thấy, 48% số người được hỏi nói rằng họ đọc tin tức về chính trị và xã hội từ MXH… Vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau về vấn đề này, đặc biệt là vấn đề chia sẻ lợi nhuận từ nguồn quảng cáo trên Facebook đối với những thông tin mà báo chí, các nhà xuất bản cung cấp… Tuy nhiên, “sự bắt tay” giữa MXH này và các CQBC sẽ tác động không nhỏ đến sự phát triển của báo chí trong tương lai. Vào tháng 3-2016, Facebook cho ra đời tính năng truyền hình trực tiếp (live) từ Facebook cá nhân cho tất cả người dùng, khiến mỗi chủ tài khoản của MXH này đều có thể làm truyền hình trực tiếp. Điều này tác động mạnh đến các loại hình báo chí, và cần có những sự đổi thay về luật pháp, sự hành nghề của cơ quan quản lý báo chí và các CQBC, nhà báo.

Vấn đề đáng chú ý khác, sự phát triển mạnh mẽ của báo mạng điện tử, truyền hình khiến báo in đã, đang và sẽ còn bị chao đảo dữ dội. Số lượng phát hành các tờ báo hàng đầu đều sụt giảm, thậm chí giảm tới gần 50% so với thời hoàng kim. Nhiều tờ báo phải giảm kỳ, thậm chí đình bản, do không thể tự cân đối được tài chính để duy trì sự hoạt động. Mới đây nhất, ngày 26-3-2016, TheIndependent– một trong những tờ báo uy tín nhất ở Anh – đã ra mắt ấn phẩm cuối cùng để ngừng xuất bản báo giấy, chỉ còn tập trung vào phát triển phiên bản điện tử, bởi trực tuyến sẽ là xu hướng của tương lai. Tại Việt Nam, kể từ ngày 1-4-2016, tờ Thểthao24hthông báo tạm ngừng xuất bản trong 3 tháng để cơ cấu lại hoạt động…

Trong những sự chuyển hướng, thích ứng đầy khó khăn của báo in, việc tổ chức TTCĐ theo các hình thức khác nhau, nhằm phục vụ các đối tượng bạn đọc riêng biệt, đặc biệt là việc tổ chức TTCĐ theo quy mô về nội dung thông tin chuyên sâu về một chủ đề, đề tài nào đó, với những lợi thế về sự phân tích, bình luận, lý giải một cách đa chiều, khái quát, giàu hàm lượng trí tuệ, mang định hướng vấn đề được sử dụng, coi đó là thế mạnh của mình, giúp bạn đọc thấy được những thông tin bản chất, tổng quan về các vấn đề được đề cập, chuyển tải. Có thể khẳng định rằng, đây là điều có ý nghĩa quan trọng đối với việc tiếp nhận thông tin của những nhóm công chúng khác nhau.

Qua tìm hiểu của nghiên cứu sinh, việc tổ chức TTCĐ được tiến hành từ lâu, nhưng vai trò, vị trí, thế mạnh của dạng thức thông tin này gần như là sự mặc định, nên không có những nghiên cứu chuyên sâu, riêng biệt, hệ thống. Vì vậy, trong quá trình sưu tầm, nghiên cứu tài liệu phục vụ luận án, nghiên cứu sinh gặp nhiều khó khăn bởi trên thế giới chưa có nhiều công trình khoa học bàn sâu, hệ thống về TTCĐ báo in theo quy mô tổ chức thông tin, mà chỉ đề cập từng khía cạnh, lĩnh vực của TTCĐ cũng như tầm quan trọng của nó. Trong khi đó, các nghiên cứu ở trong nước còn rất ít, riêng lẻ, mặc dù việc tổ chức chuyên đề được thực hiện từ lâu. Một số tác giả công trình luận văn, một số nhà báo có những nghiên cứu, đề cập đến TTCĐ báo in, nhưng còn ở dạng cá biệt, riêng lẻ, chứ chưa mang tính khái quát, hệ thống. Do đó, việc nghiên cứu một cách có hệ thống, chuyên sâu về TTCĐ báo in theo quy mô tổ chức thông tin là có ý nghĩa, mang tính lý luận và thực tiễn cao.

ĐỂ BIẾT THÊM THÔNG TIN TOÀN BỘ BÀI VIẾT XIN QUÝ KHÁC LIÊN HỆ

Hotline, ZALO : 0916 559 538

Mail: chuyenvietlvthacsi@gmail.com

Web : https://chuyenvietluanvan.com/

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *